Sáng thế ký – Chương 1
(Dịch từ quyển The
Preacher's Outline & Sermon Bible, thuộc Leadership Ministries Worldwide
PO Box 21310, Chattanooga, TN 37424-0310, USA).
Sáng thế ký 1:1-2: “1Ban đầu Đức Chúa Trời
dựng nên trời đất. 2Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt
vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”.
Bố cục:
SÁNG THẾ KÝ: PHẦN 1
SỰ DỰNG NÊN TRỜI VÀ ĐẤT (1:1 – 2:3)
Phần giới thiệu — Sự sáng
tạo (1:1-2):
Lời mở đầu trang trọng, rất ấn tượng, đẹp đẽ của Kinh thánh rất đáng kinh ngạc.
“Ban đầu Đức Chúa Trời
dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1)
Một người đọc và suy nghĩ – suy nghĩ cách chơn thật – về câu nói quan trọng nầy
sẽ thấy lôi cuốn ngay bởi lời công bố đáng kinh ngạc của nó. Tại sao chứ? Bởi
vì người ấy nhận ra các thắc mắc cơ bản về sự sáng tạo được gói ghém trong lời
phát biểu thiêng liêng đó. Có nhiều điều để nói, nhiều thứ phải suy gẫm đến,
nhiều điều phải học hỏi.
Kinh thánh công bố rằng Đức Chúa Trời đang có mặt ở đàng sau mọi sự. Vũ trụ
không hiện hữu đời đời cũng như nó cũng chẳng mới xảy ra đâu. Vũ trụ không bước
vào sự hiện hữu là do cơ hội đâu. Một việc quan trọng không xuất hiện từ
chỗ không
không được. Chỗ không không chẳng tạo ra
được cũng chẳng làm dấy lên một điều gì quan trọng được. Có một Đấng Tạo Hóa – một Thân Vị Tối Cao, một Đấng
Khôn Ngoan và Mạnh Sức Tối Cao – Ngài đã dựng nên vũ trụ, và Đấng Tạo Hóa đã
ban ý nghĩa và mục đích cho vũ trụ.
Þ Kinh thánh không luận về sự hiện hữu của Đức
Chúa Trời; Kinh thánh công bố sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
Þ Kinh thánh không luận rằng các từng trời và
đất có một Đấng Tạo Hóa; Kinh thánh công bố rằng Đức Chúa Trời đã dựng
nên các từng trời và đất.
Hãy chú ý một sự kiện quan trọng nhất: hai câu đầu tiên của Kinh thánh trả lời
cho các thắc mắc cơ bản về sự sáng tạo. Chúng trả lời cho những thắc mắc mà con
người đưa ra về nguồn cội của họ và về gốc rễ của vũ trụ.
Khi nào thì vũ trụ được dựng nên: “Ban đầu” (câu 1).
Ai đã dựng nên vũ trụ: “Đức Chúa Trời dựng nên” (câu 1).
Điều chi được dựng nên: “trời đất”, nghĩa là, vũ trụ (câu 1).
Đất được dựng nên như thế nào:
Vô hình và trống không (Sáng thế ký 1:2).
Mờ tối (Sáng thế ký 1:2).
Có nước bao phủ (Sáng thế ký 1:2).
Do hoạt động của Đức Thánh Linh (Sáng thế ký 1:2).
Bố cục khác (1:1-2): Nếu một
người vịn vào Gap Theory (Thuyết Lỗ Hỗng) giữa Sáng thế ký 1:1 và
Sáng thế ký 1:2, thế thì người ấy ưa thích bố cục Kinh thánh sau đây. (Xem
NC #4, Gap Theory – Sáng thế ký 1:2).
Khi nào thì vũ trụ được dựng nên: “Ban đầu” (câu 1).
Ai đã dựng nên vũ trụ: “Đức Chúa Trời dựng nên” (câu 1).
Điều chi được dựng nên: “trời đất”, nghĩa là, vũ trụ (câu 1).
Điều chi đã xảy ra cho sự sáng tạo nguyên thủy: sự phán xét và sự hủy
diệt (Sáng thế ký 1:2).
Đất trở nên trống không và hư hoại
Đất bị bao phủ bởi nước và sự tối tăm
Thần của Đức Chúa Trời bắt đầu vận hành trên mặt nước.
NGHIÊN CỨU #1 (1:1-2:3) Sự
Sáng Tạo – Con Người, các nhu cần của con người: trang trọng, rất ấn tượng, đẹp
đẽ — đây là lời lẽ đầu tiên mà Đức Chúa Trời muốn nói với con người; đây là lời
mở đầu của Kinh thánh.
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1)
Đây là việc đầu tiên mà Đức Chúa Trời tỏ ra với con người, việc thứ nhứt Đức
Chúa Trời muốn con người phải nhìn biết: chỗ mà con người và thế giới của con
người đã xuất phát. Đức Chúa Trời muốn con người phải nhìn biết nguồn gốc của
vũ trụ và nguồn gốc của sự sống ở trên đất. Mà tại sao chứ? Lý do tại sao, là
vì Đức Chúa Trời muốn con người phải nhìn biết nguồn gốc của muôn vật trước khi
biết bất cứ điều chi khác? Vì cớ bản chất của con người. Bản chất của con người
có ba nhu cần cơ bản mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thỏa mãn được, và Đức
Chúa Trời muốn làm thỏa mãn các nhu cần nầy.
1. Có nhu cần dành cho sự sống, nhu cần phải thắng hơn sự chết. Theo tự nhiên,
con người chỉ sống ít năm và rồi con người chết đi. Sự sống của con người giống
như hơi nước hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Sự sống của con người giống như
chiếc lá mau trổ ra vào mùa xuân của năm, rồi lại rụng xuống đất khi có gió thu
thổi về và trở lại với bụi của đất. Đức Chúa Trời muốn làm thỏa mãn nhu cần của
con người về sự sống; Đức Chúa Trời muốn chinh phục sự chết cho con người.
Nhưng muốn làm điều nầy, con người phải nhìn biết rằng con người và thế gian
đều đã đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời, nghĩa là con người thuộc về Đức Chúa
Trời — mọi sự người hiện đang có đều thuộc về sự thờ phượng và sự phục vụ cho
Đức Chúa Trời. Đây là lý do thứ nhứt con người phải nhìn biết nguồn cội của
mình, nghĩa là người đã đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời.
2. Có nhu cần của con người phải cải thiện đời sống của mình ở trên đất, nhu
cần phải thắng hơn các điều ác có tính cách gây tàn phá trong thế gian, trong
tấm lòng của con người và trong xã hội.
Bởi bản chất thế gian hay hư nát, và sự hư nát nầy gây ra đủ loại điều ác và sự
tàn phá như lốc xoáy, bão táp, động đất, đói kém, tình trạng vô gia cư, nghèo
khổ, và một loạt các thảm họa thiên nhiên khác cùng các chứng bịnh xã hội. Thêm
nữa, con người tìm thấy chính tấm lòng của mình và thậm chí tấm lòng của các
dân đầy dẫy với điều ác, điều ác ...
· tham lam
· thành kiến
· ích kỷ
· tư dục
· giết người
· chiến tranh
· cay đắng
· say sưa
· phi luân
· kiêu ngạo
· thù ghét
· tấn công
· nói dối
· lừa đảo
· trộm cắp
Nói cách đơn giãn, những sự tàn phá của điều ác đang quét qua đất. Nhu cần kêu
gào trong tấm lòng của con người là sự giải cứu, giải cứu ra khỏi điều ác điên
tiết đang nô dịch hóa tấm lòng của con người, xã hội và những cộng đồng trên
thế gian. Đức Chúa Trời muốn làm thỏa mãn nhu cần của con người muốn cải thiện
đời sống của mình trên đất. Đức Chúa Trời muốn chinh phục điều ác đang gây tàn
phá trong tấm lòng của con người và trong thế gian nầy. Nhưng muốn làm như thế,
con người phải nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang hiện hữu và Đức Chúa Trời sẽ
giải cứu con người ra khỏi thế giới hay hư nát nầy. Con người phải công nhận
Đức Chúa Trời và đem đời sống mình — mọi sự con người hiện đang có — mà phục
theo Đức Chúa Trời, hầu cho Đức Chúa Trời có thể giải cứu người. Đây là lý do
thứ hai cho thấy tại sao con người phải nhìn biết nguồn gốc của mình, rằng con
người đã đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời.
3. Có nhu cần làm thỏa mãn sự khao khát của con người muốn hiểu biết, làm thỏa
mãn căn cơ của người muốn biết làm thế nào để kéo dài những năm sống của mình
và để cải thiện đời sống của mình ở trên đất. Theo tự nhiên, con người là một
tạo vật có tánh tò mò. Con người muốn hiểu biết; vì lẽ đó, người hay đưa ra
những thắc mắc. Và khi người đưa ra những thắc mắc, người tìm kiếm và tìm kiếm
những giải đáp. Đây là cách con người tiến bộ, thể nào người phát triển kỷ
thuật và khoa học của mình, thể nào người kéo dài năm sống của mình và cải
thiện đời sống của mình ở trên đất. Đây là lý do con người luôn luôn tìm kiếm
gốc gác của mình. Con người muốn biết mình và vũ trụ ra từ đâu!?! Người muốn
biết nguồn gốc thế giới của mình và bản thân sự sống. Vì vậy, con người thắc
mắc:
Þ Có phải vũ trụ luôn luôn tồn tại hay có phải
vũ trụ có một khởi đầu? Liệu vũ trụ có tồn tại mãi, cho đến đời đời không?
Þ Sự sống có luôn tồn tại hay có phải nó có một
khởi đầu? Liệu sự sống cứ tồn tại mãi, cho đến đời đời chăng?
Số phận của con người nương vào sự hiểu biết giải đáp cho các thắc mắc nầy. Nếu
vũ trụ không tồn tại đời đời, thế thì một ngày kia nó sẽ suy tàn và sự sống sẽ
đình chỉ không tồn tại nữa. Con người sẽ không tồn tại nữa giống như một loài ở
trong vũ trụ vậy. Nhưng thậm chí nếu vũ trụ cứ tiếp tục mãi, con người phải đưa
ra thắc mắc thứ nhì: liệu sự sống của con người có tiếp tục tồn tại trong vũ
trụ không? Để học biết giải đáp cho các thắc mắc nầy, con người biết rằng mình
phải tìm cho ra chỗ mà mình xuất thân. Vì lẽ đó, con người tìm kiếm nguồn cội,
gốc rễ của mình, vì lý do tồn tại. Con người phải tìm cho ra...
· Có phải vũ trụ, nghĩa là, năng lượng và vật
chất cơ bản của vũ trụ, là đời đời chăng? Nếu không, điều gì đã làm dấy lên vũ
trụ và điều chi giữ cho nó cứ hoạt động chứ? Điều chi làm dấy lên sự sống của
con người và điều chi giữ cho nó cứ tiếp diễn chứ?
· Nếu vũ trụ không tồn tại đời đời, thế thì
điều chi là năng lượng cả thể đã đem vũ trụ và sự sống vào hiện thực chứ?
Con người cảm nhận như vầy: nếu có người có thể khám phá năng lượng và sức mạnh
cơ bản, sức mạnh thô đang nằm ở cốt lõi của vũ trụ và của sự sống, thế thì con
người có thể khai thác năng lượng và sức mạnh đó. Nếu con người có thể khai
thác năng lượng và sức mạnh thô của vũ trụ, thế thì con người có thể kéo dài
tuổi thọ của mình và cải thiện sự sống của mình trên đất.
Mục tiêu là đây: con người là một tạo vật có tánh tò mò. Con người muốn biết
mình xuất thân từ đâu, tại sao mình có mặt ở đây, và mình sẽ đi đâu. Và Đức
Chúa Trời muốn làm thỏa mãn nhu cần của con người, sự khao khát của con người
về tri thức và mục đích. Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời đã phán với con người, ban cho
con người Lời của Đức Chúa Trời, là Kinh thánh. Đức Chúa Trời đã tỏ ra lẽ thật
quan trọng cả thể cho con người, và lẽ thật thứ nhứt mà con người cần phải biết
rõ là nguồn cội của muôn vật. Con người cần phải biết rõ cả hai: con người và
vũ trụ đều xuất phát từ bàn tay của chính mình Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, có hai việc khủng khiếp thường xảy ra với con người và với kỷ thuật
khoa học của con người.
1. Con người có khuynh hướng quên rằng mình có thể kéo dài sự sống chỉ trong
một số năm tháng nhất định mà thôi. Thực vậy, con người có thể sống lâu hơn nhờ
vào sự mạnh khỏe, thuốc men, và khoa học. Nhưng con người không có khả năng
sống đời đời cho được, không phải bởi các nổ lực riêng của mình, không phải nhờ
vào kỷ thuật khoa học của con người. Vì vậy, mọi nổ lực của con người để kéo
dài sự sống của mình và để khám phá ra vật chất và năng lượng cơ bản của sự
sống vật lý sẽ luôn luôn thiếu mất đi. Có một khám phá duy nhứt có thể kéo dài
sự sống một cách miên viễn và đời đời. Đó là sự khám phá cả thể về Đức Chúa
Jêsus Christ, Con của Đức Chúa Trời. Con người phải khám phá Đấng Christ và tin
cậy Đấng Christ cứu mình khỏi chết. Con người phải tin cậy Đấng Christ ban cho
mình sự sống đời đời (đối chiếu Giăng 3:16-18; 5:24; 10:10).
2. Con người có thể cải thiện đời sống của mình và làm cho mình thấy an nhàn
với những sự việc được phát triển nhờ vào khoa học kỷ thuật. Nhưng những thứ
vật chất không làm vui thỏa cũng không làm phu phỉ linh hồn của con người, hoàn
toàn không, mà cũng không trọn vẹn nữa. Những thứ vật chất không thể tẩy xóa...
· tham lam
· ích kỷ
· say sưa
· giết người
· tư dục
· tích trữ
· thù ghét
· trống vắng
· thiên kiến
· kiêu ngạo
· cay đắng
· cô độc
· phi luân
· ma túy
· chiến tranh
· vô mục đích
Những thứ vật chất của đời nầy không thể tẩy xóa cả đạo quân gian ác đang dấy
lên và nô dịch hóa tấm lòng của con người. Những thứ vật chất không thể cải
thiện được sự sống của con người, không phải là vấn đề thực của đời sống con
người. Thế thì, điều chi có thể? Đấng Christ và tình yêu thương. Khi con người
bằng lòng tin cậy Đấng Christ và sống như Đấng Christ dạy phải sống, nghĩa là,
phải yêu thương, khi ấy sự sống con người và các mối quan hệ giữa vòng con
người sẽ cải thiện đáng kể.
Mục tiêu là đây: Đức Chúa Trời làm thỏa mãn nhu cần của con người nhìn biết về
nguồn cội của vũ trụ và của sự sống con người. Trong Kinh thánh — với chính lời
lẽ đầu tiên — Đức Chúa Trời nói ngay cho con người biết con người và vũ trụ đã
xuất phát từ đâu. Đức Chúa Trời tuyên bố rằng Ngài là sự khôn ngoan cơ bản và
là năng lượng và sức mạnh thô ở đàng sau sự hiện hữu của muôn vật. Chính mình
Đức Chúa Trời là Đấng Khôn Ngoan và Sức Mạnh Tối Thượng đã dựng nên muôn vật.
Ngài là Lý Trí và Năng Lượng Tối Thượng, là Thân Vị và Quyền Phép Tối Thượng, là
Chủ Tể và Oai Nghi Tối Thượng, Ngài đã dựng nên muốn vật.
Đây là lý do Kinh thánh bắt đầu với chính mình Đức Chúa Trời, bắt đầu với Đức
Chúa Trời đang dựng nên các từng trời và đất. Con người phải nhìn biết Đức Chúa
Trời, nhìn biết Ngài theo cách riêng. Một mình Đức Chúa Trời đã dựng nên con
người và vũ trụ. Vì lẽ đó, một mình Đức Chúa Trời có thể làm thỏa mãn các nhu
cần cơ bản của con người...
· Một mình Đức Chúa Trời có thể giải cứu con
người khỏi chết.
· Một mình Đức Chúa Trời có thể giải cứu con
người khỏi những điều ác ghê khiếp và gây tàn phá trong thế gian.
· Một mình Đức Chúa Trời có thể cải thiện đời
sống của con người và thế gian trên cơ sở thường trực.
· Một mình Đức Chúa Trời có thể tỏ ra những gì
đã hiện hữu trước khi có vũ trụ và con người, vì chỉ có một mình Đức Chúa Trời
có mặt đó.
Không một người nào có thể quay trở lại trước khi có vật chất và năng lượng đầu
tiên, trước khi nguyên tử đầu tiên bước vào hiện thực. Chỉ có Đức Chúa Trời có
mặt ở đó mà thôi. Vì vậy, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể biết được điều chi
hiện hữu ở đàng sau biên niên sử của cõi đời đời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có
thể tỏ ra lẽ thật, chính xác thể nào vũ trụ và con người đã bước vào hiện thực.
1. “Ban đầu” (1:1) – Sự sáng tạo: Khi nào thì vũ trụ
mới bước vào sự hiện hữu? Vũ trụ bắt đầu lần đầu tiên vào lúc nào? Vật chất được hình thành lần
đầu tiên, và năng lượng được kích hoạt lần đầu tiên vào lúc nào? Các từng trời
và đất được dựng nên vào lúc nào? Kinh thánh cho chúng ta biết, và Kinh thánh
cho chúng ta biết theo phương thức đơn sơ nhất, theo một phương thức mà các dân
tộc đều có thể hiều được. Các từng trời và đất được dựng nên lúc “ban đầu” (bereshith). Có
một khởi đầu cho vũ trụ. Thế gian cũng như sự sống của con người đều không kéo
dài cho đến đời đời được. Vũ trụ không luôn luôn tồn tại. Cụm từ “ban đầu” có ý nói từng có
một thời điểm mà muôn vật đã khởi sự lần đầu tiên, khi vũ trụ khởi sự lần đầu tiên. Ý tưởng cho thấy đây là phần bắt đầu tuyệt đối của muôn vật,
phần bắt đầu tuyệt đối của thời gian. Học giả lỗi lạc H.C. Leopold nói rằng ý
tưởng ấy muốn nói: “phần bắt đầu tuyệt đối của muôn vật được dựng nên” (Genesis, Vol.
1. Grand Rapids, MI; Baker Book House, 1942, p.39). Hãy chú ý hai sự kiện quan
trọng:
1. Vũ trụ đã có một khởi đầu. Đã có một thời điểm khi thế gian chưa tồn tại, và
rồi thình lình – từ chỗ không không – thế gian đã bắt đầu. Muôn vật trong thế
gian đã có một khởi đầu. Đã có một khởi đầu cho muôn vật …
· vây quanh con người.
· để con người vận dụng, xử lý và chiếm hữu
· để lập nên sự sống của con người.
· thuộc cõi vật chất
· lập nên vật chất của thế gian
· tạo ra vật chất và năng lượng
Như đã trình bày, muôn vật đã có một khởi đầu. Đã có một thời điểm khi chẳng có
chi hết, chẳng có các từng trời và chẳng có đất, chẳng có vật chất và không có
năng lượng vật chất, không có nguyên tử, điện tử, proton, hay neutron, chẳng có
hydrogen hay bất kỳ một thể khí nào khác. Chẳng có chi hết trong thế giới thuộc
thể và vật chất hay chiều kích nào của sự sống cả. Thế rồi, thật thình
lình, từ
chỗ không không, vũ trụ bắt đầu được hình thành. Tiến trình thời gian đã bắt
đầu. Đã có một khởi đầu. Vũ trụ – những thứ vật chất và thuộc thể – đã bắt đầu.
Thế giới vật lý và chiều kích sự sống đã bật mở ra. Vào lúc nào chứ? “Ban đầu” – nơi phần bắt đầu
tuyệt đối của sự sáng tạo.
“Lại có phán: Hỡi
Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công
việc của tay Chúa” (Hêbơrơ 1:10).
“Ban đầu Đức Chúa Trời
dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1).
2. Không một điều gì nói tới cách đây bao lâu vũ trụ được dựng nên. Không một
niên đại nào được đưa ra để quyết định tuổi tác của các từng trời và đất. Thậm
chí chẳng có một gợi ý nào được đưa ra về tuổi tác nữa.
Tư tưởng 1: Con người phải
chú ý đến phân đoạn Kinh thánh nầy. Con người phải biết mình ra từ đâu và lý do
tại sao mình có mặt ở đây. Con người không bao giờ hoàn thành được mục đích của
mình trên đất, trừ phi con người biết ai đã đặt mình ở đây và lý do tại sao
mình bị đặt ở đây.
Phân đoạn nầy cũng đứng như một lời cảnh báo cụ thể cho con người. Một khi con
người có khởi đầu, con người cũng có một kết thúc; vì lẽ đó, con người phải sửa
soạn đối diện với Thân Vị đã ban cho mình một khởi đầu. Con người phải ăn năn
và sửa soạn để đối diện với Đấng Tạo Hóa của mình.
“Trong buổi còn thơ ấu
hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước
khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng” (Truyền đạo
12:1).
“rằng: Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!” (Mathiơ 3:2).
“Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi” (Công
Vụ các Sứ Đồ 3:19).
“Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng
ngươi đó họa may được tha cho” (Công Vụ các Sứ Đồ 8:22).
“Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các
người trong mọi nơi đều phải ăn năn” (Công Vụ các Sứ Đồ 17:30).
Tư tưởng 2: Đức Chúa Jêsus
Christ, Con của Đức Chúa Trời, là đầu và là rốt của muôn vật. Chính
vì Ngài mà con người phải ăn năn và xây lại.
“Ban đầu có Ngôi Lời
[Đức Chúa Jêsus Christ], Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa
Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1-2).
“Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, Và Còn Đến, là Đấng Toàn năng,
phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga” (Khải huyền 1:8).
“Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Lao-đi-xê rằng: Nầy là lời phán
của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc
sáng thế của Đức Chúa Trời” (Khải huyền 3:14).
“Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu
tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng
không” (Khải huyền 21:6).
“Ta
là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt” (Khải huyền
22:13).
“Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu
sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu
hàng” (Côlôse 1:18).
Tư
tưởng 3: Đây là một lẽ thật phổ quát: có một khởi
đầu; kết quả, sẽ có một kết thúc. Điều chi có bắt đầu, có một kết thúc. Thế
gian và mọi sự trong thế gian sẽ qua đi. Những thứ vật chất và thuộc thể trong
thế gian thay đổi hình thái của chúng, qua đi, hư hỏng, phân rã, rồi mất đi.
Thậm chí chính con người cũng thay đổi, già đi, và qua mất đi. Người ngã chết.
Có một kết thúc cho mọi điều từng khởi sự, kể cả con người.
“Ban
đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1).
“Ta sẽ khởi sự và làm cho hoàn thành” (I Samuên 3:12).
“Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào
khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ
buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu
của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý” (Êsai 46:9-10).
“Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng
trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có;
Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời
đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, Các năm của Chúa không hề cùng”
(Hêbơrơ 1:10-12).
“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hêbơrơ
9:27).
“Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng
vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình
trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả. Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên
thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi
trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà
tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo lời hứa của Chúa,
chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở” (II Phierơ 3:10-13).
2. Sự
Sáng Tạo – Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa: Ai đã dựng nên vũ
trụ? Đức Chúa Trời. Điều nầy đã được trình bày rất rõ ràng. Như đã nhắc tới ở
trên, con người là một tạo vật có tánh tò mò. Con người muốn biết; vì lẽ đó,
con người đưa ra những thắc mắc, tìm kiếm luôn những câu trả lời. Khi con người
nhìn vào thế gian và bản thân mình, con người lấy làm lạ không biết mình và thế
gian đã ra từ đâu!?! Đâu là nguồn gốc của con người và của thế gian? Hãy chú ý
ba điểm quan trọng được bao phủ bởi cụm từ rất đơn sơ song lắm quan trọng nầy:
“Ban
đầu Đức Chúa Trời dựng nên …” (Sáng thế ký 1:1).
Thứ
nhứt, danh xưng Hybálai nói tới Đức Chúa Trời là Elohim. (Xem
NC #2 – Sáng thế ký 1:1 để thảo luận).
Thứ hai, Đức Chúa Trời đã có mặt ở đó ban đầu. “Ban
đầu” đã có Thân Vị Tối Thượng – Sự Hiện Diện Tối Thượng,
Linh Tối Thượng, Đấng Khôn Ngoan Tối Thượng, Sức Mạnh Tối Thượng – Ngài có sự
khôn ngoan và quyền phép để dựng nên vũ trụ. Đấng ấy chính là Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã hiện hữu trước lúc ban đầu ấy; Ngài có trước ban đầu. Đức Chúa
Trời khởi sự buổi ban đầu. Mọi sự nối theo sau đều thích ứng với Ngài. Điều nầy
nói tới ba việc quan trọng:
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Toàn Năng,
Đức Chúa Trời của mọi sức mạnh và quyền phép. Ngài là Đấng Oai Nghi và là Chủ
Tối Cao của vũ trụ. Ngài đã hiện hữu trước mọi điều chi khác; vì lẽ đó, mọi sự
mắc nợ Đức Chúa Trời vì sự hiện hữu của mình. Sự nầy bao gồm cả con người. Con
người mắc nợ sự sống của Ngài – mọi sự con người hiện và đang có – sự vâng
phục, sự thờ phượng và sự phục vụ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là tự hữu và đời đời.
Đức Chúa Trời đã hiện hữu. Đức Chúa Trời đã hiện hữu trước khi có mọi điều chi
khác. Không một điều gì tạo ra Đức Chúa Trời; không một thứ chi ban sự sống cho
Đức Chúa Trời. Ngược lại, Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ, mọi thứ vật chất,
các nguyên tử, mọi năng lượng, và sức mạnh ở bên trong vũ trụ. Đức Chúa Trời đã
dựng nên mọi sự sống bao gồm cả sự sống của con người; vì lẽ đó, con người mắc
nợ sự sống của mình – mọi sự con người hiện và đang có – sự vâng phục, sự thờ
phượng và sự phục vụ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời hoàn toàn tự túc.
Đức Chúa Trời sỡ hữu mọi sự Ngài có cần ở bên trong Ngài, trong chính linh hồn
và nhân cách của Ngài. Ngài rất trọn vẹn – trọn vẹn theo một ý nghĩa tuyệt đối
– ở bên trong Ngài. Nhưng con người không tự túc được; vì lẽ đó, con người phải
phó sự sống mình – mọi sự người hiện và đang có – cho Đức Chúa Trời. Con người
phải vâng phục, thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời trong sự nương cậy hoàn
toàn, tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của mình.
Thứ ba, sự thực cho thấy Đức Chúa Trời đã có mặt ở đó “ban
đầu” – Ngài đã có mặt ở đó trước khi vũ trụ bước vào
hiện hữu – bác bỏ, khước từ, và phá hủy sáu niềm tin của con người.
Sự hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ thuyết vô thần (atheism), hình
thái phê phán (skepticism) hay thuyết
bất khả tri (agnosticism). Thuyết vô thần là niềm tin cho rằng không
có Đức Chúa Trời, không có Thần Linh. Hình thái phê phán hay thuyết bất khả tri
là niềm tin cho rằng một người không thể nhìn biết có một Đức Chúa Trời hay
không!?! Thuyết vô thần và hình thái phê phán đã sai lầm. Kinh thánh, sự mặc
khải thành văn của Đức Chúa Trời, tuyên bố rất rõ ràng: “Ban
đầu Đức Chúa Trời” – Đức Chúa Trời đang hiện hữu. Ngài
là Đấng Tể Trị Oai Nghi của vũ trụ, Đấng Khôn Ngoan và Đấng Mạnh Sức Tối Thượng
của vũ trụ.
“Kẻ
ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã
làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành” (Thi thiên 14:1).
“Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại,
phạm tội ác gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành. Đức Chúa Trời từ trên trời
ngó xuống con loài người, Đặng xem thử có ai thông sáng, Tìm kiếm Đức Chúa Trời
chăng. Chúng nó thay thảy đều lui lại, cùng nhau trở nên ô uế; Chẳng có ai làm
điều lành, Dầu một người cũng không” (Thi thiên 53:1-3).
“Nguyện chúng nó bị hổ thẹn và thất kinh đến đời đời; Nguyện chúng nó bị hổ
ngươi và hư mất; Hầu cho chúng nó biết rằng chỉ một mình Chúa, danh là Đức
Giê-hô-va, Là Đấng Chí cao trên khắp trái đất” (Thi thiên 83:17-18).
“Vì Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các từng trời, tức là Đức Chúa Trời đã
tạo thành đất và làm ra nó, đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là
trống không, bèn đã làm nên để dân ở, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, không
có Đấng nào khác! Ta chẳng hề nói cách kín giấu, chẳng nói trong nơi của đất
tối tăm. Ta chẳng từng phán cùng dòng dõi Gia-cốp rằng: Các ngươi tìm ta là vô
ích. Ta, là Đức Giê-hô-va, phán sự công bình, truyền điều chân thật” (Êsai
45:18-19).
Sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ thuyết phiếm thần
(pantheism). Thuyết phiếm thần tin nơi Đức Chúa Trời,
nhưng không phải một cá nhân Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chẳng khác gì hơn sức
mạnh và năng lượng của vũ trụ , sức mạnh cơ bản và năng lượng của muôn vật. Nói
theo cách khác, thuyết phiếm thần cho rằng Đức Chúa Trời không phải là một thân
vị, mà là Đức Chúa Trời ở bên trong mọi sự, trong mọi sự như sức mạnh và năng
lượng cung ứng sự sống và sự tồn tại cho muôn vật. Thí dụ, hãy xem cây kia đi.
Sức mạnh và năng lượng khiến cho cây ra sống động và lớn lên được gán cho Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời chẳng khác gì hơn năng lượng và sức mạnh khách quan
cung ứng sự sống cho cây rồi khiến nó lớn lên.
Kinh thánh chối bỏ mạnh mẽ niềm tin nầy. Kinh thánh tuyên bố rõ ràng rằng Đức
Chúa Trời là một thân vị,
Thân Vị Tối Thượng và là Chúa Oai Nghi của vũ trụ, và Đức Chúa Trời ấy đã tồn
tại trước vũ trụ. Đức Chúa Trời đã tồn tại trước các lực lượng và năng lượng
của vũ trụ từng hiện hữu hay đã hoạt động. Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời thì cao hơn
và trổi hơn mọi vật chất và mọi năng lượng. Đức Chúa Trời hiện
hữu trước khi có vũ trụ và tối thượng hơn vũ trụ.
Và Đức Chúa Trời ao ước có mối quan hệ riêng tư với con người.
“Hết
thảy các dân mà Chúa đã dựng nên Sẽ đến thờ lạy trước mặt Chúa, Và tôn vinh
danh Chúa. Vì Chúa là rất lớn, làm những sự lạ lùng. Chỉ một mình Chúa là Đức
Chúa Trời mà thôi. Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy chỉ dạy cho tôi biết đường lối
Ngài, Thì tôi sẽ đi theo sự chân thật của Ngài; Xin khiến tôi một lòng kính sợ
danh Ngài. Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, Tôn
vinh danh Chúa đến mãi mãi. Vì sự nhân từ Chúa đối cùng tôi rất lớn, Và Chúa đã
giải cứu linh hồn tôi khỏi âm phủ sâu hơn hết” (Thi thiên 86:9-13).
“Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu
cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa
Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta
là Đức Giê-hô-va, ngoài ta không có cứu chúa nào khác. Ay chính ta là Đấng đã
rao truyền, đã giải cứu, và đã chỉ bảo, chẳng có thần nào lạ giữa các ngươi.
Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đều là người làm chứng, và ta là Đức Chúa Trời!
Thật, từ khi có ngày ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay
ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?” (Êsai 43:10-13).
“Đức Giê-hô-va, là Vua và Đấng Cứu chuộc của Y-sơ-ra-ên, là Đức Giê-hô-va vạn
quân, phán như vầy: Ta là đầu tiên và cuối cùng; ngoài ta không có Đức Chúa
Trời nào khác. Ai là kẻ kêu gọi như ta, rao bảo và phán truyền điều đó từ khi
ta đã lập dân tộc xưa nầy? thì hãy rao truyền sự mai sau và điều chi sẽ xảy
đến! Chớ kinh hãi và cũng đừng bối rối. Từ thuở đó ta há chẳng từng rao ra cho
các ngươi biết sao? Các ngươi làm chứng cho ta. Ngoài ta có Đức Chúa Trời nào
khác không? Thật, chẳng có Vầng Đá nào khác; ta không biết đến!” (Êsai 44:6-8).
Sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ và hủy diệt thuyết
đa thần. Thuyết đa thần là niềm tin cho rằng có
nhiều thần linh. Nhưng Kinh thánh nói rất rõ ràng: “Ban
đầu Đức Chúa Trời …”. Có Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa
Trời thôi – một Thần, chớ không phải nhiều thần. Giêhôva Đức Chúa Trời là Đức
Chúa Trời duy nhứt. Ngài và chỉ một mình Ngài là Đấng Oai Nghi Tối Thượng của
vũ trụ. Thuyết đa thần là một niềm tin giả dối của con người, được hình thành
do trí tưởng tượng của chính con người và là ý tưởng của con người về Đức Chúa
Trời.
“Trước
mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ
làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc
trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng
hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời
kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời”
(Xuất Êdíptô ký 20:3-5).
“Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa
Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 4:35).
“Vì vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ôi! Ngài là rất lớn, chẳng có ai giống như
Ngài, và chẳng có Đức Chúa Trời nào khác hơn Ngài, như lỗ tai chúng tôi đã
nghe” (II Samuên 7:22).
“Vậy, về sự ăn của cúng tế các thần tượng, chúng ta biết thần tượng trong thế
gian thật là hư không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác.
Thật người ta xưng có các thần khác, hoặc ở trên trời, hoặc ở dưới đất, (bởi đó
họ thờ nhiều thần nhiều chúa), về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà
thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại
chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có,
và chúng ta cũng vậy” (I Côrinhtô 8:4-6).
“Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời
và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình
Ngài làm giá chuộc mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ” (I Timôthê
2:5-6).
“chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người,
giữa mọi người và ở trong mọi người” (Êphêsô 4:6).
Sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ và hủy
diệt chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật là niềm tin cho rằng vũ
trụ là mọi sự hiện đang có đây; thế gian và những việc thuộc thế gian hết thảy
đều đang hiện hữu. Năng lượng cơ bản và sức mạnh vật chất, bất luận là gì, đều
là năng lượng và sức mạnh tối cao. Chủ nghĩa duy vật nói chẳng có thần linh,
chớ không phải một cá nhân Đức Chúa Trời. Việc quan trọng nhất và tối cao nhất
trong vũ trụ chính là năng lượng và sức mạnh cơ bản tạo ra đủ thứ vật chất hiện
đang tồn tại và đang hoạt động. Vì lẽ đó, vũ trụ và các thế lực của nó hết thảy
đều đang có ở đó. Ngoài vũ trụ nầy, ngoài thế giới vật chất và vật lý, chẳng có
gì hết. Chẳng có thế giới nào khác, chẳng có thế giới thuộc linh, và chẳng có
thiên đàng hay địa ngục. Chỉ có thế giới nầy, chỉ có thể giới vật chất và vật
lý.
Kinh thánh công bố bằng một cụm từ: “Không! Một ngàn lần
không!” “Ban đầu Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đã hiện hữu trước khi có vũ
trụ vật lý và vật chất nầy. Có nhiều thứ cho cuộc sống hơn là chỉ có thế giới
nầy và chủ nghĩa vật chất của nó. Có Đức Chúa Trời, và con người phải chịu
trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời. Niềm tin của chủ nghĩa duy vật là sai.
“Các
ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ
trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi
chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà
lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mathiơ 6:19-21).
“Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì
Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6:33).
“Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì
người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?” (Mathiơ 16:26).
“Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?”
(Luca 9:25).
“Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa
Trời thì còn lại đời đời” (I Giăng 2:17).
“Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi
miệng ta. Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song
ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ”
(Khải huyền 3:16-17).
Sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ và hủy
diệt chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn là niềm tin cho rằng
chính con người là hữu thể tối hậu của vũ trụ. Chẳng có Đức Chúa Trời nào hết,
không một hữu thế tối cao nào cai trị trên con người và vũ trụ. Con người là
quyền bính của chính mình và quyết định số phận của chính mình, và con người có
quyền lý luận để kiểm soát và cai trị trên chính mình và thiên nhiên. Chủ nghĩa
nhân văn tuyên bố rằng chính con người là hữu thể tối cao của chính mình.
Kinh thánh nhấn mạnh: “Ban đầu Đức Chúa Trời”.
Đức Chúa Trời đã hiện hữu trước khi con người xuất hiện trên bối cảnh. Vì lẽ
đó, Đức Chúa Trời có trước, trên, và trổi hơn con người. Đức Chúa Trời thì siêu
việt hơn con người. Kinh thánh công bố mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Oai
Nghi Tối Thượng của vũ trụ, chớ không phải con người. Chủ nghĩa nhân văn là sai
lầm, sai lầm chết chóc.
“Trước
mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ
làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc
trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng
hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời
kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời,
và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta” (Xuất
Êdíptô ký 20:3-6).
“Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một
không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời
ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 6:4-5).
“Các ngươi không biết sao? Vậy thì các ngươi không nghe sao? Người ta há chưa
dạy cho các ngươi từ lúc ban đầu? Các ngươi há chẳng hiểu từ khi dựng nền đất?
Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy, các dân cư trên đất như cào cào vậy.
Chính Ngài là Đấng giương các từng trời ra như cái màn, và giương ra như trại
để ở. Chính Ngài là Đấng làm tiêu diệt các quan trưởng và làm cho các quan xét
trên đất ra hư không. Họ mới trồng, mới gieo, cây mới châm rễ trong đất, hơi
Đức Giê-hô-va thổi qua, thì khô héo; nầy, gió lốc đùa hết đi như rơm rác. Đấng
Thánh phán rằng: Vậy thì các ngươi sánh ta cùng ai? Ai sẽ bằng ta? Hãy ngước
mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật nầy? Ay là Đấng khiến các cơ binh ra
theo số nó, và đặt tên hết thảy; chẳng một vật nào thiếu, vì sức mạnh Ngài lớn
lắm, và quyền năng Ngài rất cao” (Êsai 40:21-26).
“Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời
nào khác nữa. Dầu ngươi không biết ta, ta sẽ thắt lưng ngươi, hầu cho từ phía
mặt trời mọc đến phía mặt trời lặn họ được biết rằng không có Đức Chúa Trời nào
khác ngoài ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có đấng nào khác. Ấy chính ta là Đấng
gây nên sự sáng và dựng nên sự tối tăm, làm ra sự bình an và dựng nên sự tai
vạ; chính ta, là Đức Giê-hô-va, là mọi sự đó” (Êsai 45:5-7).
“Vậy hãy truyền rao; hãy bảo chúng nó đến gần, và nghị luận cùng nhau! Từ đời
xưa ai đã rao ra sự nầy? ai đã tỏ ra từ lúc thượng cổ? Há chẳng phải ta, là Đức
Giê-hô-va, sao? Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! chẳng có Đức Chúa
Trời nào khác là công bình và là Cứu Chúa ngoài ta. Hỡi các ngươi hết thảy ở các
nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có
Chúa nào khác. Ta đã chỉ mình mà thề, lời công bình ra từ miệng ta sẽ chẳng hề
trở lại: mọi đầu gối sẽ quì trước mặt ta, mọi lưỡi sẽ chỉ ta ma thề. Người ta
sẽ luận về ta rằng: sự công bình và sức mạnh chỉ ở trong Đức Giê-hô-va, người
ta sẽ đến cùng Ngài. Mọi kẻ giận Ngài sẽ bị hổ thẹn” (Êsai 45:21-24).
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nầy là điều đầu nhất: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa,
Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết
trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Nầy là điều thứ hai:
Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó”
(Mác 12:29-31).
Sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời bác bỏ và hủy
diệt chủ nghĩa thế tục. Chủ nghĩa thế tục thì tương đương với
chủ nghĩa nhân văn. Đấy chỉ là danh xưng khác đột lốt trong cùng niềm tin giống
như chủ nghĩa nhân văn. Đây là niềm tin cho rằng thế giới nầy và những thứ
thuộc thế giới nầy là mọi sự đang có. Con người không phải là một hữu thể thuộc
linh, và con người không chịu trách nhiệm đối với một Đức Chúa Trời chí cao. Vì
lẽ đó, con người cần phải tập trung vào đời nầy và chỉ đời nầy mà thôi. Con
người cần phải làm cho mình được thoải mái và hạnh phúc khi có thể, và con
người thâu lấy nhiều thứ trong đời nầy cho mình khi có thể. Con người cần
phải ăn, uống, vui vẻ vì ngày mai người sẽ chết.
Nhưng một lần nữa, Kinh thánh bác bỏ chủ nghĩa thế tục. “Ban
đầu Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đang hiện hữu; Đức Chúa Trời
luôn luôn hiện hữu, Ngài đang hiện hữu lúc bây giờ, và Ngài sẽ luôn luôn hiện
hữu. Vì lẽ đó, con người phải chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời. Con
người phải sống cho Đức Chúa Trời, chớ không phải cho đời nầy, cho của cải và
cho mọi khoái lạc của nó.
“Vì
ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt Chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là
Đức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy” (Xuất Êdíptô ký
3414).
“Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo
lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình
trên các ngươi như lưới bủa” (Luca 21:34).
“Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng
nó, đừng đá động đến đồ ô uế, Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các
ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy” (II
Côrinhtô 6:17-18).
“Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở
đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước
của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa
chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ” (Tít 2:12-13).
“Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù
nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người
ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy” (Giacơ 4:4).
“Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian,
thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian,
như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều
chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra” (I Giăng 2:15-16).
NGHIÊN
CỨU #2
(1:1) Đức Chúa Trời (Elohim): Elohim là danh xưng phổ quát hay chung nhất nói
tới Đức Chúa Trời trong tiếng Hybálai. Danh nầy có ý nói tới Đức Chúa Trời Toàn
Năng, Đức Chúa Trời của mọi sức mạnh và năng lực. Danh nầy có ý nói tới Đấng
Mạnh Sức và Năng Lực, Đấng Toàn Năng, là Đấng với quyền phép và sự khôn ngoan
tối thượng, là Đấng luôn luôn hiện hữu, là Đấng Thành Tín, Ngài là Đấng đáng
được tôn sùng và kính sợ (xem chú thích – Sáng thế ký 1:3). Quyền phép của
(Elohim) Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo là nắn đúc sự tôn sùng và kính sợ vào
tấm lòng của con người. Từ ngữ được sử dụng khoảng 2.570 lần trong Kinh thánh.
Từ ngữ “Elohim” là một danh từ số nhiều chỉ ra Ba Ngôi Đức Chúa Trời. (Xem chú
thích 4, mục 1d – Sáng thế ký 1:2 để thảo luận về ba Thân Vị dính dáng vào sự
sáng tạo. Cũng xem chú thích 2 – Sáng thế ký 2:4; chú thích 1 – Sáng thế ký 2:7
để thảo luận về Đức Giêhôva hay Yahweh là một danh xưng chỉ về Đức Chúa Trời.
Đối chiếu Sáng thế ký 14:18; Sáng thế ký 15:2; Sáng thế ký 17:1; Sáng thế ký
21:23; Sáng thế ký 22:14: Xuất Êdíptô ký 3:14-15; Xuất Êdíptô ký 4:10-11; I
Samuên 1:3).
Tư tưởng 1: Chính danh xưng của Đức Chúa Trời, Elohim, cho chúng ta biết ba
điều:
Đức Chúa Trời (Elohim) là Đấng với quyền phép dựng nên vũ trụ.
Đức Chúa Trời (Elohim) là Đấng mà chúng ta nương cậy nơi Ngài giải cứu chúng
ta. Ngài luôn luôn hiện hữu, luôn luôn thành tín, Và Ngài có quyền phép và năng
lực để cứu giúp chúng ta luôn luôn.
Đức Chúa Trời (Elohim) là Đấng Toàn năng, Đấng Oai Nghi Tối Thượng của vũ trụ;
vì lẽ ấy, chúng ta cần phải thờ lạy và phục vụ Ngài với mọi sự tôn sùng và kính
sợ.
3. Sự
sáng tạo – Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa (1:1). Điều chi đã
được dựng nên? Đức Chúa Trời đã dựng nên các từng trời và đất, nghĩa là, vũ
trụ. Khi khoa học sử dụng kính thiên văn khỗng lồ của nó cùng những công cụ
khác để quét là đo vũ trụ trên cao và đất bên dưới, con người nhìn thấy nhiều
sự kiện đáng kinh ngạc nhất.
Þ Trái
đất chỉ có 8.000 dặm đường kính và chỉ có 25.000 dặm
chu vi. Trái đất chẳng khác gì hạt cát trên bãi biển khi so với vũ trụ.
Þ
Trái đất của chúng ta nằm trong thái dương hệ, một hệ thống có chín hành tinh
khác bao quanh mặt trời (10 hành tinh kể cả trái đất). Hành tinh lớn nhất trong
thái dương hệ của chúng ta là Mộc tinh. Mộc tinh lớn hơn kích cở của địa cầu
khoảng 1.300 lần.
Þ
Mặt trời của chúng ta có đường kính khoảng 864.000 dặm. Mặt trời có thể chứa
1.300.000 địa cầu. Và, nếu chúng ta có thể tính được khoảng cách, thì mặt trời
ở cách địa cầu khoảng 93.000.000 dặm. Nhưng đây mới chỉ là phần khởi đầu mà
thôi.
Þ
Thái dương hệ của chúng ta là một hệ thống trong hàng triệu hệ thống tạo nên
thứ mà khoa học gọi là dãy ngân hà. Có hàng triệu triệu hệ thống thái dương
giống như chín hành tinh của chúng ta đang xoay quanh mặt trời – hàng triệu
triệu thái dương hệ dựng nên dãy ngân hà của chúng ta. Và dãy ngân hà của chúng
ta có hàng tỉ tỉ ngôi sao trải trên khắp bầu trời, hơn 200 tỉ. Những sự kiện
như vậy làm dao động trí tưởng tượng của chúng ta. Chỉ nghĩ đến điều nầy thôi:
có một ngôi sao thật lớn, một ngôi sao có tên là Betelguese, có đường kính 215
triệu dặm. Sao lớn quá vậy? Mặt trời có thể ngồi giữa tâm ngôi sao và trái đất
bay vòng quanh mặt trời trong quỹ đạo của nó mà chẳng chạm đến hai bên rìa của
ngôi sao khỗng lồ ấy. (William W. Orr. How We May Know That God Is. Wheaton, IL:Van
Kampen Press. No date given, p.29).
Þ Khi chúng ta ra ngoài vào ban đêm và nhìn lên
bầu trời, chúng ta thấy những gì chúng ta gọi là dãy Ngân hà. Dãy Ngân Hà là
tên của thiên hà của chúng ta, thiên hà các ngôi sao mà trái đất là một phần
trong đó. Khi chúng ta nhìn lên Dãy Ngân Hà trong một đêm đầy sao, những gì chúng ta trông thấy là ánh sáng
phản chiếu của hàng tỉ tỉ ngôi sao phản ảnh lãi qua bầu trời đêm, hàng tỉ tỉ
ngôi sao là một phần trong thiên hà của chúng ta. Nhưng hãy tưởng tượng điều
nầy xem: có hàng triệu thiên hà, hàng tỉ tỉ ngôi sao khôn tả xiết trên bầu
không gian rộng lớn kia.
Þ Nhưng như thế vẫn chưa hết đâu. Khoa học cho
chúng ta biết rằng có nhiều thiên hà đang di động với một vận tốc khó mà tin
được, một vận tốc nhiều triệu dặm một giờ. Chỉ hình dung thôi! Các ngôi sao
cùng những dãy thiên hà trong các từng trời đang cùng nhau di động, chúng di
chuyển hàng triệu dặm một giờ đồng hồ. Chúng ta đang sống trong cái được gọi
là vũ trụ trải rộng, một vũ trụ ngày càng
phát triển. Như đã trình bày, các từng trời, những dãy thiên hà của vũ trụ
chúng ta, đang trải rộng nhiều thêm – cùng nhau di chuyển ngày càng xa thật xa,
bay đi với vận tốc hàng triệu dặm một giờ. Sâu sắc, ấn tượng, tuyệt đẹp. Khi
chúng ta đứng lui lại rồi nhìn lên các ngôi sao trên trời và suy nghĩ về sự
rộng lớn bao la của nó, hết thảy chúng ta sẽ đứng trong sự kinh ngạc nơi sự
vinh hiển của các từng trời bên trên. Nhưng như thế vẫn chưa hết đâu.
Þ Khi chúng ta tập trung vào thế giới của địa
cầu nhỏ bé và vũ trụ, chúng ta đứng trong kinh ngạc nơi sự vinh hiển của thế giới
nhỏ bé ấy. Có thế giới nhỏ bé của con kiến bận rộn và thế giới vụn vặt của mọi
tạo vật nhỏ nhoi khác đang lôi cuốn chúng ta. Nhưng có nhiều thứ trong thế giới
nhỏ nhoi và vụn vặt mà mắt thường trông thấy được. Ví dụ, đâu là những hạt nhỏ
nhất của sự sống? Những hạt ấy gồm có gì? Điều gì làm cho mọi vật ra sống động
vậy? Đâu là các phần tử cơ bản và mảng xây dựng sự sống? Khoa học đã khám phá
ra nhiều thứ, đủ để nói cho chúng ta biết rằng vũ trụ và sự sống được dựng nên
từ những nguyên tử và điện tử, proton, neutron và nhiều thứ hạt sự sống khác
nữa – những thứ hạt nhỏ nhoi, trông thấy được bằng mắt thường và thậm chí vượt
quá sự hiểu biết của con người ngày hôm nay. Con người vẫn chưa khám phá hết
các yếu tố cơ bản và sức mạnh của vũ trụ.
Một ngày kia, nếu thế gian còn trụ đủ lâu, con người có thể khám phá ra yếu tố
cơ bản, vật liệu và năng lực thô của sự sống và sự tồn tại. Nếu ngày ấy đến,
con người sẽ đưa ra một khám phá đáng giật mình. Lời công bố của Kinh thánh rất
là thực: đàng sau mọi sự ấy chính là Đức Chúa Trời. Đây là lời công bố rõ ràng
của Kinh thánh:
“Ban đầu [chính lúc
ban đầu] Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1).
“Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài” (Côlôse 1:17).
Các từng trời và đất
đã ra từ đâu? Đâu là nguồn gốc của vũ trụ? Không một lời công bố nào là rõ rệt
được đưa ra cả. Không thể nói sao cho đơn giãn hơn thế nầy: Đức Chúa Trời đã
dựng nên vũ trụ. Các từng trời và đất hiển hiện vì Đức Chúa Trời đã đưa chúng
vào sự hiển hiện. Hãy chứ ý bốn sự kiện quan trọng:
1. Đức Chúa Trời đã có mặt ở đó khi các từng trời và đất được đựng nên. Trước
khi bất cứ việc gì được dựng nên, Đức Chúa Trời đã hiện hữu rồi. Sự hiện diện
và quyền phép của Ngài hiện hữu ở khắp mọi nơi, y như chúng hiện có trong lúc
bây giờ. Đức Chúa Trời luôn luôn hằng hữu, đời đời. Và Đức Chúa Trời hiện hằng
hữu bây giờ, và Ngài sẽ hằng hữu cho đến đời đời. Đức Chúa Trời cứ sống mãi cho
đến đời đời.
Tư tưởng 1: Khi áp dụng điều nầy
cho chúng ta, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện với
chúng ta. Ngài bao quanh chúng ta và muốn làm cho chúng ta nhận biết Ngài. Ngài
muốn chúng ta kinh nghiệm sự hiện diện và quyền phép của Ngài, để nhận biết
Ngài theo cách riêng. Vấn đề, ấy là có ít người kéo đến gần Ngài; vì vậy có ít
người tìm cách nhận biết Ngài.
“Ở đó ngươi sẽ tìm cầu
Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới
gặp” (Phục truyền luật lệ ký 4:29).
“Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở
gần!” (Êsai 55:6).
“Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” (Giêrêmi
29:13).
“Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất,
chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Ngài cũng chẳng dùng tay
người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống,
hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một
người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới
hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài
chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống,
động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta
cũng là dòng dõi của Ngài” (Công Vụ các Sứ Đồ 17:24-28).
2. Đức Chúa Trời đã
dựng nên vũ trụ từ chỗ không không (ex nihilo). (Xem NC #3 – Sáng thế ký 1:1 để thảo
luận)
3. Có một mục đích trong sự sáng tạo. Nhiều việc không xảy ra do cơ hội hay bừa
bãi đâu; vũ trụ không phải chỉ mới bước vào sự hiện hữu, không phải mới xuất
hiện đâu. Vũ trụ không những bắt đầu từ chỗ không không. Đức Chúa Trời đã có mặt ở đó. Sự thực nầy – Đức
Chúa Trời có mặt ở đó – có ý nói rằng Ngài đã suy nghĩ về vũ trụ. Ý tưởng về vũ
trụ đã có trong lý trí của Ngài, và Ngài mong muốn nó. Vì vậy, Ngài đã hoạch
định và cố ý hoạch định nó, rồi Ngài đưa nó vào hiện thực. Đức Chúa Trời đã có
mặt ở đó trước khi vụ trụ được dựng nên. Vũ trụ là lý trí và suy tưởng của
Ngài, sự khôn ngoan và quyền phép của Ngài đã dựng nên vũ trụ. Vi vậy, có mục
đích cho vũ trụ. Đức Chúa Trời có một mục đích rất đáng sợ, một lý do lớn lao,
vinh hiển cho việc dựng nên vũ trụ và sự sống. (Xem chú thích 4 – Sáng thế
ký 1:28; bố cục – Sáng thế ký 2:15-17 và các chú thích – Sáng thế ký 2:15-17 để
thảo luận).
Tư tưởng 1: Có nhiều thứ cho
cuộc sống hơn là thuộc thể và vật chất …
Þ nhiều thứ cho cuộc sống hơn là những thứ
thuộc đời nầy.
Þ nhiều thứ cho cuộc sống hơn là an nhàn và
khoái lạc
Þ nhiều thứ cho cuộc sống hơn là tiền bạc và
quyền lực
Þ nhiều thứ cho cuộc sống hơn là địa vị và uy
tín
Þ nhiều thứ cho cuộc sống hơn là sự công nhận
và tiếng tăm
Có Đức Chúa Trời và sự hiện diện của Ngài, Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài
cho cuộc sống. Cuộc sống thì đầy dẫy mục đích, ý nghĩa, và tầm quan trọng. Cuộc
sống không phải là trống rỗng, cô độc, và xa cách Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
đã dựng nên vũ trụ và ban cho con người sự sống hầu cho con người có thể được
phu phỉ, thỏa mãn và sống cho đến đời đời. Đức Chúa Trời đã ban cho con người
sự sống hầu cho con người có thể sống trong sự đầy dẫy những điều thuộc về Đức
Chúa Trời, tỉ như:
Þ yêu thương, vui mừng và bình an
Þ nhịn nhục, nhân từ, hiền lành
Þ trung tín, mềm mại, tiết độ (Galati 5:22-23).
Đức Chúa Trời đã ban cho con người sự sống hầu cho con người có thể tương giao,
thờ phượng, và phục vụ Đức Chúa Trời trong sự đầy dẫy sự sống miên viễn.
“Đức Giê-hô-va phán:
Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được
biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành
trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa” (Êsai 43:10).
“Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng
bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối
cùng của mình” (Giêrêmi 29:11).
“Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự
sống và được sự sống dư dật” (Giăng 10:10).
“Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi
cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi
nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời
trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 3:13-14).
Các từng trời và đất
tỏ ra một số việc về Đức Chúa Trời. Nhiều học giả gọi đây là mặc khải thiên nhiên. Nói rất đơn giãn,
khi chúng ta đứng lui lại rồi nhìn lên các từng trời và đất, chúng cho chúng ta
biết một việc quan trọng về Đức Chúa Trời là ai và Đức Chúa Trời giống với điều
gì!?! Người ta vốn mong đợi điều nầy; thực vậy, không thể mong đợi điều chi
khác nữa. Một khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, thế gian bị buộc phải con
tem của Đức Chúa Trời dán trên đó. Nghĩa là, thế gian buộc phải tỏ ra cho chúng
ta thấy một số việc về Đức Chúa Trời. Rôma 1:20 chép như sau:
“bởi những sự trọn
lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài,
thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc
của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rôma 1:20).
Hãy chú ý, câu nầy
trong sách Rôma rõ ràng đang trình bày những gì chúng ta biết được về Đức Chúa
Trời: “quyền
phép đời đời” và “bản tánh Ngài”, nghĩa là, thần tánh
của Ngài. Sự sáng tạo ràng rành tỏ ra Đức Chúa Trời. Cả vũ trụ, sự hiện diện và
bản chất của nó, đang công bố ra Đức Chúa Trời. Nhưng hãy chú ý một sự kiện
thường ít được chú ý đến; con người có thể nhìn vào thiên nhiên và thấy nhiều thứ hơn sự thực đơn giãn
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Con người có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn là một Hữu
Thể Tối Thượng ở đàng sau sự sáng tạo. Con người có thể nhìn thấy “những việc không thấy
được” của Đức Chúa
Trời. Ít nhất, điều nầy có ý nói tới hai việc:
Con người có thể nhìn thấy “quyền phép đời đời”, Đấng Khôn Ngoan và Sức Mạnh Tối Thượng (hay Năng Lực và
Quyền Phép) của Đức Chúa Trời. Con người có thể nhìn vào sự sáng tạo đất
và không gian bên ngoài, thực vật và thú đồng, người nam người nữ; con người có
thể nhìn xem và rõ ràng thấy:
Þ các bộ phận và cấu trúc của chúng
Þ đa dạng và xinh đẹp
Þ sự sắp xếp và trật tự
Þ mục đích và luật lệ
Khi con người nhìn vào những việc như thế rồi lý luận với một tinh thần trung
thực, con người nhìn thấy rõ ràng rằng thế gian đã được dựng nên bởi một Đấng
Tạo Hóa. Nhưng, như đã trình bày ở trên, con người nhìn thấy nhiều thứ hơn. Con
người nhìn thấy Đấng Tạo Hóa là một Đức Chúa Trời siêu việt …
Þ sống & hằng sống
Þ vinh hiển
Þ đẹp đẽ & hùng vĩ
Þ kín nhiệm (nhiều thứ không hiểu nổi; kín
nhiệm)
Þ khôn ngoan & tri thức
Þ mục đích & ý nghĩa
Þ thiết kế & trật tự (luật lệ)
Þ giá trị & xứng đáng (về đạo đức)
Þ năng lực & quyền phép (Sức Mạnh Tối
Thượng).
Con người có thể nhìn thấy “bản tánh Ngài”, nghĩa là, thần tánh của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhìn vào
thiên nhiên rồi lý luận với tinh thần trung thực, con người nhìn thấy rõ ràng Đấng
Tạo Hóa là một Đức Chúa Trời Ngài …
Þ quan tâm và tiếp trợ cho những điều Ngài đã
dựng nên
Þ ban sự sống và lấy làm vui về sự sống
Þ tái tạo, bổ sung, và cưu mang luôn muôn vật.
Þ xứng đáng được tôn thờ và vâng phục (Đức
Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo sự sống, có mục đích và hằng hữu. Ngài là Thân Vị
Tối Thượng của luật lệ và trật tự. Kết quả, Ngài đòi hỏi mọi thần dân của Ngài
phải phục sự và vâng theo Ngài).
Tư tưởng 1: Hãy chú ý điều Kinh
thánh nói: con người không chữa mình được (Rôma 1:20). Sự thực nầy gây dốc
đấy. Con người có từng chứng cớ có thể hình dung được trong sự sáng tạo hướng
dẫn người đến với Đức Chúa Trời; tuy nhiên, con người từ chối không hiểu biết
Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Vì lẽ đó, con người không chữa mình được. Con
người chẳng có một lời biện hộ, không có một câu trả lời, và chẳng có một lý cớ
nào có thể xưng công bình cho sự mình chối bỏ Đức Chúa Trời.
“dầu vậy, Ngài cứ làm
chứng luôn về mình, tức là giáng phước cho, làm mưa từ trời xuống, ban cho các
ngươi mùa màng nhiều hoa quả, đồ ăn dư dật, và lòng đầy vui mừng” (Công Vụ các
Sứ Đồ 14:17).
“bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời
và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta
xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rôma 1:20).
“Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời,
đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hêbơrơ
11:3).
“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần
Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ
tìm kiếm Ngài” (Hêbơrơ 11:6).
“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công
việc tay Ngài làm” (Thi thiên 19:1).
“Các từng trời truyền ra sự công bình Ngài, Muôn dân đã thấy sự vinh hiển Ngài”
(Thi thiên 97:6)
Tư tưởng 2: Đức Chúa Trời là
Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Đấng Khôn Ngoan và Mạnh Sức Tối Thượng của muôn vật
ấy. Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời là Chủ Tể của muôn vật. Ngài có đủ mọi quyền hạn
đối với thế gian. Điều nầy bao gồm cả con người. Đức Chúa Trời là Chủ Tể hợp
pháp sự sống của con người; Ngài xứng đáng với mọi quyền bính và mọi sự trong
cuộc sống của con người. Con người mắc nợ sự sống của Ngài, mọi sự mà con người
hiện đang có đối với Đức Chúa Trời.
“Vậy, hỡi anh em, tôi
lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ
sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”
(Rôma 12:1).
“Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự
trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải
thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy,
hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (I Côrinhtô 6:19-20).
Tư tưởng 3: Đức Chúa Trời có
sự khôn sáng và sức mạnh tối thượng. Vì lẽ đó, Ngài có sự khôn sáng và quyền
phép để giúp chúng ta trải qua bất kỳ thử thách nào, bất luận chúng có gay gắt
và kinh khiếp dường nào.
“Tôi ngước mắt lên
trên núi: Sự tiếp trợ tôi đến từ đâu? Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va, Là
Đấng đã dựng nên trời và đất” (Thi thiên 121:1-2).
“Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ
bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng
đỡ ngươi” (Êsai 41:10).
“Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán
rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu. Như vậy, chúng ta được lấy
lòng tin chắc mà nói rằng: Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời
làm chi tôi được?” (Hêbơrơ 13:5-6).
Tư tưởng 4: Khi chúng ta nhìn
vào vẻ đẹp của bầu trời bên trên hay đất bên dưới, chúng ta sẽ có thói quen…
Þ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã làm mọi sự ấy; Ngài
đã dựng nên vũ trụ với mọi nét đẹp đẽ và hùng vĩ của nó.
Þ ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời vì mọi công
việc của Ngài trong vũ trụ.
Þ cầu xin Đức Chúa Trời sẽ vùa giúp chúng ta
làm tròn mục đích của chúng ta trong vai trò tạo vật của Ngài, tôn thờ và phục
vụ Ngài hàng ngày cách trung tín.
NGHIÊN CỨU #3:
(1:1) Sự Sáng tạo: có hai từ Hybálai được sử dụng nói tới sự sáng tạo trong
Sáng thế ký 1:1, bara và asah. Cách sử dụng từ như thế nầy thường ủng hộ cuộc
thảo luận về sự sáng tạo vào thời kỳ tiền-lịch sử (Xem Nghiên Cứu #4, Lý thuyết
nói tới lỗ hỗng – Sáng thế ký 1:2).
Từ ngữ “dựng nên” (bara) được sử dụng ba lần ở Sáng thế ký 1. Sự dựng nên trời
và đất (Sáng thế ký 1:1); dựng nên đại dương và các loài chim hay bay (Sáng thế
ký 1:21); và dựng nên con người (Sáng thế ký 1:27). Hai sự kiện quan trọng cần
phải lưu ý về từ ngữ bara.
Chữ bara chỉ được sử dụng cho Đức Chúa Trời, chỉ khi chính mình Đức Chúa Trời
đứng sáng tạo.
Chữ bara chỉ được sử dụng khi Đức Chúa Trời sáng tạo ra một việc gì mới mẻ, chỉ
khi Ngài sáng tạo ra điều chi lần đầu tiên, dựng nên thứ chi từ chỗ không
không. Nghĩa là, chẳng có vật chất nào hiện hữu. Sáng thế ký 1:1 dạy rõ ràng
rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian từ chỗ không không (ex nihilo). Chỉ có
Đức Chúa Trời mới hiện hữu trước khi có địa cầu. Không một thứ vật chất nào
hiệu hữu cùng với Đức Chúa Trời. Một mình Đức Chúa Trời là đời đời. Ngài và chỉ
một mình Ngài là Đấng Oai Nghi Tối Thượng của vũ trụ.
Từ ngữ “dựng nên” (asah) thì khác biệt hoàn toàn. Từ nầy có ý nói đến tạo
thành, nắn đúc, hình thành nhiều thứ từ chỗ không có một thứ vật chất nào hiện
hữu. Hai dẫn chứng đáng phải để ý:
Khẳng định rằng thế gian là phức tạp như thế gian của chúng ta nổi bật lên từ
chỗ hỗn độn bởi cơ hội vốn nhạy cảm như xưng nhận bi kịch của Shakespear đã
được sáng tác bởi bầy khỉ sắp chữ trong một tiệm in” (Merrill C. Tenney. Living
Quotations for Christians, ed. By Sherwood Eliot Wirt and Kersten Beckstrom.
New York, NY: Harper & Row, Publishers, 1974, p.46).
“Xác suất về sự sống
bắt nguồn từ chỗ tình cờ có thể sánh với xác suất quyển tự điển đầy đủ kết quả
từ một vụ nổ của một tiệm in" (Edwin Conklin. Living Qutations for
Christians, ed. By Sherwood Eliot Wirt and Kersten Beckstrom. New York, NY:
Harper & Row, Publishers, 1974, p.45).
4. Sự sáng tạo – Đức Chúa
Trời, Đấng Tạo Hóa – Lý thuyết đất vô hình (unshaped earth theory): Đất được dựng nên như thế nào?
Hãy chú ý mục tiêu giờ đây tập trung vào quả đất. Địa cầu là mối quan tâm chính
của con người, vì địa cầu là ngôi nhà chính của con người, và con người chịu
trách nhiệm về việc chăm sóc và coi chừng địa cầu, và bắt phục nó (Sáng thế ký
1:28). Vì lẽ đó, giờ đây Kinh thánh chú trọng vào quả đất, nơi ở chính của con
người, là nơi mà con người phải chịu trách nhiệm. Đây là câu Kinh thánh gây
tranh cãi cao độ. Có hai lập trường và cách giải thích cơ bản về câu nầy, nhưng
mỗi người phải quyết định cho chính mình mình theo lập trường nào. Có những bàn
luận mạnh mẽ cho cả hai cách giải thích. (Làm ơn chú ý: bố cục bên cạnh Sáng
thế ký 1:2 theo cách giải thích của bản dịch KJV, vì đây là câu gốc
được tóm tắt lại bởi The Preacher’s Outline and Sermon Bible. Bản
KJV dịch Sáng thế ký 1:2 theo The Unshaped or Undeveloped Earth Theory. Bố
cục cho The Divine Judgement or Gap Theory được cung ứng ở Nghiên cứu #4 – Sáng
thế ký 1:2).
1. Có lập trường Địa Cầu Chưa Hình Thành và Chưa Phát Triển (The Unshaped or
Undeveloped Earth). Lập trường nầy cho rằng địa cầu đã được dựng nên theo các giai
đoạn mà Sáng thế ký 1 chép.
Þ Câu 1 mở ra giai đoạn thứ nhứt của sự sáng
tạo: Đức Chúa Trời đã dựng nên địa cầu cùng lúc với các từng trời. Ngài đã sử
dụng quyền phép tối thượng của Ngài để treo cả địa cầu cùng các thiên thể khác
trong khoảng không gian cùng một thời điểm.
Þ Câu 2 mô tả đất trông giống với điều gì ở
giai đoạn 1 sự sáng tạo, nó giống với điều gì trước khi 7 ngày sáng tạo diễn
ra, trước khi Đức Chúa Trời dựng nên sự sáng, rau cỏ, thú đồng và con người.
Có bốn điểm cần phải chú ý về lập trường nầy:
a. Đất là “vô hình và trống không” (tohu va bohu, Sáng thế ký 1:2). Điều nầy có ý nói rằng
địa cầu thì giống như bao hành tinh khác được rãi ra khắp không gian …
Þ vô hình và trống không
Þ trơ trọi
Þ hoang vu và không có cây cối chi hết
Þ chưa phát triển và chưa xong xuôi chi cả
Þ không kết quả và không sản sinh gì được
“Tôi xem đất: nầy, là
vô hình và trống không; xem các từng trời: thì không có sự sáng” (Giêrêmi 4:23)
Điều nầy cũng có ý nói rằng địa cầu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của
thể khí, một sự pha trộn các thể khí cùng những yếu tố rắn dựng nên các hành
tinh, ngôi sao trong không gian. Khoa học cho chúng ta biết rằng có các thiên
thể trên bầu trời hiện đang được hình thành lúc bây giờ, mỗi thiên thể đang ở
trong thể khí hay trong sự phát triển rắn lên lần. Như đã trình bày, điều nầy
có thể được cho là “vô hình và trống không”. Địa cầu đã trải qua các giai đoạn hình thành của sự phát
triển, cả giai đoạn ở thể khí và thể rắn. Nếu thực vậy, điều nầy có ý nói rằng
Đức Chúa Trời đã dựng nên nguyên tử cùng các yếu tố cơ bản khác của vũ trụ rồi
để cho chúng hình thành qua các luật lệ tự nhiên mà Ngài đã đề ra để vận hành.
Chúng ta có thể nói sâu xa hơn, đây là phương thức các ngôi sao và các thế giới
được hình thành trong các khu vực xa xôi trong bầu không gian hiện nay. Chỉ suy
nghĩ đến vẻ đẹp mà Đức Chúa Trời duy trì trên cơ sở mỗi ngày thôi – vẻ đẹp của
công tác sáng tạo của Ngài – vẻ đẹp của việc hình thành các ngôi sao làm sự
sáng phản ảnh màu sắc chiếc cầu vồng bằng các yếu tố cùng thế khí đa dạng. Nếu
đây là những gì đã xảy ra, thế thì mọi câu nói ở đây trong Sáng thế ký 1 đều đã
diễn ra trải qua một thời gian rất dài.
Làm thế nào một tấm mền tăm tối có thể che phủ đất khi các thiên thể trên
trời (mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao) đã được dựng nên rồi ở
Sáng thế ký 1:1? Kinh thánh cho chúng ta biết: vì một lớp sương dày – những đám
mây và sương dày đặc – đã che phủ đất (Sáng thế ký 2:4-6, đối chiếu Sáng
thế ký 2:6).
b. Đất được quấn trong cái mền tăm tối (Sáng thế ký 1:2). Cả đất, chớ
không phải một phần trong đó, bị sự tối tăm bao phủ. Ý ở đây là …
· tối tăm tuyệt đối và hoàn toàn
· tối tăm trọn vẹn
· tối tăm dày đặc
· tối đen như mực
c. Đất bị nước bao phủ (Sáng thế ký 1:2). Đã có một thời điểm trong các
thế đại thuộc quá khứ khi cả đất bị nước bao phủ. Hãy chú ý cụm từ “mặt vực”: đây là phần mô tả
đơn giãn về “nước” được nhắc tới trong câu kế. H.C. Leupold, nhà thần học và
nhà văn lỗi lạc thuộc hệ phái Luther, ông nói rằng từ ngữ Hybálai nói tới “vực” phác họa đất như
đang bị bao phủ với “nước nguyên sinh đang sủi bọt, dữ dội” (Exposition of
Genesis). Bề mặt của địa cầu không phải là bộ mặt bình an và phẳng lặng đâu. Bề
mặt của quả đất bị nước bao phủ, nó nổi ba đào khắp nơi với những làn sóng
khỗng lồ to lớn, đó đây ba đào những “nước sủi bọt, giận dữ”. Hãy nhớ rằng địa cầu cũng bị quấn trong tấm mền tối tăm.
Hình ảnh cho thấy rằng một lớp sương dày đặc và mây mù đang treo trên những làn
sóng khỗng lồ, to lớn và những “nước sủi bọt, giận dữ” – mọi sự đang diễn ra dưới bóng che phủ của sự tối tăm như
mực kia. (Đúng là một sự khủng khiếp, tuy nhiên rất mê hoặc, đất đã bị đặt
vào thời khắc lịch sự đó).
d. Đất được dựng nên bởi Thần của Đức Chúa Trời, nghĩa là, Đức Thánh Linh.
“Vả, đất là vô hình và
trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt
nước” (Sáng
thế ký 1:2).
Từ ngữ “vận hành” có ý nói tới
việc “chuyển
động từ từ, một sự lỡn vỡn có tính bảo hộ” … Sự “lỡn vỡn” nầy không phải là một hành động đơn giãn và tức thời đâu. Thay
vì thế, nó mô tả một tiến trình liên tục (H.C. Leupold. Exposition of
Genesis, Vol.1.p.48, 51). Hình ảnh cho thấy rằng Thần của Đức Chúa Trời
đang lỡn vỡn trên đất, chăm sóc nó và bảo hộ nó, cho tới chừng Ngài sẵn sàng
hành động vì ích cho nó. Nhưng hình ảnh cũng cho thấy rằng Thần của Đức Chúa
Trời đã sẵn sàng mở ra giai đoạn thứ hai của sự sáng tạo. Ngài đang lỡn vỡn,
sẵn sàng vận hành, nắn đúc, hình thành và khiến cho đất sanh sản và kết quả.
Ngài đã sẵn sàng vận hành và dựng nên sự sống để sống ở trên đất.
Hãy chú ý, Thần của Đức Chúa Trời rất năng động trong sự sáng tạo cũng như Đức
Chúa Cha. Điều nầy đã được công bố trên khắp cả Kinh thánh. Thực vậy, Kinh
thánh công bố rằng tất vả ba thân vị của Đức Chúa Trời đểu năng động dấn thân
vào công cuộc sáng tạo.
· Đức Chúa Cha đã dấn thân vào công cuộc sống
tạo
“Ban đầu Đức Chúa Trời
dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1).
· Đức Thánh Linh đã dấn thân vào công cuộc sống
tạo
“Vả, đất là vô hình và
trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt
nước” (Sáng thế ký
1:2).
“Các từng trời được
làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà
có” (Thi
thiên 33:6).
“Chúa sai Thần Chúa
ra, chúng nó được dựng nên; Chúa làm cho mặt đất ra mới” (Thi thiên 104:30).
“Thần Chúa điểm trang
các từng trời; Tay Chúa đấm lũng rắn thoảng qua lẹ” (Gióp 26:13).
· Đức Chúa Con, là Đức Chúa Jêsus Christ, đã
dấn thân vào công cuộc sống tạo
“Ban đầu có Ngôi Lời,
Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở
cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà
không bởi Ngài” (Giăng 1:1-3).
“về phần chúng ta, chỉ
có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và
chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ,
muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy” (I Côrinhtô 8:6)
“Vì muôn vật đã được
dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không
thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền,
đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả” (Côlôse 1:16)
“Con là sự chói sáng
của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền
phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu
Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao” (Hêbơrơ 1:3).
Tư tưởng 1: Đức Chúa Trời đã
sáng tạo theo như Ngài mong muốn. Ngài bắt đầu tiến trình sáng tạo rồi vận hành
từng bước một, rõ ràng tỏ ra rằng với Ngài mọi sự đều khả thi. Ngài lặp đi lặp
lại hành động sáng tạo, vận hành từ giai đoạn đầu tiên của sự sáng tạo từ chỗ
đất vô hình qua sáu ngày của sự sáng tạo. Bằng cách lặp đi lặp lại quyền phép
sáng tạo của Ngài, Đức Chúa Trời gõ vào lý trí của con người hai lẽ thật quan
trọng:
1) Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời (Elohim. Xem chú thích 6, Nghiên Cứu #2
– Sáng thế ký 1:1 để thảo luận)
2) Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên. Một mình Ngài có quyền phép để sáng
tạo; vì lẽ đó, Ngài xứng đáng với mọi sự khen ngợi, và Ngài đáng được tôn cao
hơn hết thảy.
“Khi ấy những người
Lê-vi, là Giê-sua, Cát-mi-ên, Ba-ni, Ha-sáp-nia, Sê-rê-bia, Hô-đia, Sê-ba-nia,
và Phê-ta-hia nói rằng: Hãy đứng dậy, ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các
ngươi, là Đấng hằng có đời đời kiếp kiếp! Đáng ngợi khen danh vinh hiển của
Ngài, vẫn trổi cao hơn các sự chúc tụng và các lời khen ngợi. Ôi chỉ một mình
Chúa là Đức Giê-hô-va có một không hai; Chúa đã dựng nên các từng trời, và trời
của các từng trời, cùng toàn cơ binh của nó, trái đất và các vật ở trên nó,
biển và muôn vật ở dưới nó Chúa bảo tồn những vật ấy, và cơ binh của các từng
trời đều thờ lạy Chúa” (Nêhêmi 9:5-6).
Tư tưởng 2: Đức Chúa Trời đã
dựng nên đất theo từng chặng một. Ngài có quyền phép để lấy đất vô hình và
trống không, nắn đúc rồi hình thành nó. Ngài có quyền phép để lấy đất không có
sự sống và không dân cư ở rồi dựng nên sự sống và đem dân đến ở đó. Vì thế, Đức
Chúa Trời là Chủ Tể Oai Nghi Tối Thượng của vũ trụ. Là Chủ Tể Tối Thượng, Đức
Chúa Trời tỏ ra ba lẽ thật kỳ diệu cho chúng ta thấy:
1) Đức Chúa Trời có quyền bắt lấy một người rồi khiến trở thành một tạo vật mới
từ người ấy. Và Đức Chúa Trời có quyền lấy người mới đó, tạo vật mới đó, rồi
đưa người đi từng chặng một cho tới chừng nào người đạt tới đỉnh cao của sự cứu
chuộc và sự trọn lành – mọi sự lúc Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm.
“Vậy, nếu ai ở trong
Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự
đều trở nên mới” (II Côrinhtô 5:17).
“tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho
đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 1:6).
“Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có
quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó” (II Timôthê 1:12).
“là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi
gần hiện ra trong kỳ sau rốt!” (I Phierơ 1:5).
“Vả, nguyền Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước
mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được, là Đức Chúa Trời có
một, là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta, được sự
vinh hiển, tôn trọng, thế lực, quyền năng thuộc về Ngài từ trước vô cùng và
hiện nay cho đến đời đời! A-men” (Giuđe 24-25).
2) Đức Chúa Trời cũng
có quyền phép lấy vũ trụ trong hiện tại, là thứ đã hư hoại, rồi hủy diệt nó, và
khiến thành trời mới đất mới.
“Song le, ngày của
Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi,
các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt
cháy cả. Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính
trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày
Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể
chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi
trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở. Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh
em trông đợi những sự đó, thì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở
bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được” (II Phierơ 3:10-14).
“Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến
đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem
mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ
mới cưới trang sức cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến,
nói rằng: nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với
chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ
lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than
khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. Đấng ngự
trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy
chép; vì những lời nầy đều trung tín và chân thật” (Khải huyền 21:1-5).
“Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc
đến nữa” (Êsai 65:17).
“Đức Giê-hô-va phán: Vì như trời mới đất mới mà ta hầu dựng, sẽ cứ còn trước
mặt ta thể nào, thì dòng giống và danh hiệu các ngươi cũng sẽ cứ còn thể ấy”
(Êsai 66:22).
“Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ
ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ
Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư
nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng
ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay” (Rôma
8:19-22).
3) Đức Chúa Trời có
quyền phép làm cho sống thứ vật chất chết, không có sự sống rồi ban sự sống cho
nó. Ngài có quyền phép “ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có
rồi” (Rôma
4:17).
“Còn anh em đã chết vì
lầm lỗi và tội ác mình” (Êphêsô 2:1).
“Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì
Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi
tội chúng ta” (Côlôse 2:13).
2. Có lập trường nói
tới sự phán xét thiêng liêng hay lỗ hỗng. (Xem Nghiên Cứu #4 – Sáng thế ký
1:2 để thảo luận).
(1:2) NGHIÊN CỨU
#4: Sự sáng tạo – Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa – Lý thuyết lỗ hỗng – Thuyết sự
phán xét thiêng liêng – Thuyết tái tạo – Thuyết hồi phục – Sự sa ngã của Satan: điều
kiện chính thứ nhì trong sự sáng tạo được biết ít nhất qua bốn danh xưng, nhưng
danh xưng được sử dụng nhiều nhất có lẽ là Lý Thuyết Lỗ Hỗng. Các danh xưng
khác bởi đó người ta biết đến lý thuyết là Thuyết Tái Tạo, Thuyết Phục Hồi, hay
Thuyết Phán Xét Thiêng Liêng. Mỗi một danh xưng nhấn mạnh luận điểm chính của
học thuyết.
Nói cách vắn tắt, thuyết Lỗ Hỗng cho rằng chữ “là” (Sáng thế ký 1:2) có
thể được dịch là “trở nên”. Đất được dựng nên hoàn hảo ở Sáng thế ký 1:1.
Nhưng trong Sáng thế ký 1:2, đất bị coi là vô hình và trống không. Vì thế giữa
Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế ký 1:2 có một khoảng thời gian trống rất lớn, một
số thế kỷ không biết được. Giữa hai câu, có một việc gì đó đã xảy ra – một việc
với những kết quả rất thê thảm. Điều chi chứ? Điều chi khiến cho địa cầu phải: ‘trở
nên vô hình và trống không”? Chuyện thường được kể rằng sự sa ngã của Satan đã
xảy ra vào thời điểm nầy, và sự loạn nghịch của hắn chống lại Đức Chúa Trời đã
khiến cho sự phán xét thật thảm hại giáng xuống địa cầu. (Xem Êsai 14:12;
đối chiếu Êxêchiên 28:12). Vì thế Sáng thế ký 1:1 mô tả một sự sáng tạo rất
hoàn hảo , và Sáng thế ký 1:2 mô tả những gì đã xảy ra cho địa cầu sau khi sự
phán xét quan trọng giáng xuống trên nó. Sáng thế ký 1:3 bắt đầu sự tái tạo địa
cầu bởi Thần của Đức Chúa Trời, Ngài đã lỡn vỡn trên mặt đất. Có vài cuộc bàn
bạc thường ủng hộ tình trạng nầy:
Từ ngữ “là” có thể được dịch “trở thành”. Vì lẽ đó, hai câu nầy
nên đọc là:
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất [trở nên] vô hình và trống
không [trống trải]” (Sáng thế ký 1:1-2).
Kinh thánh nói rõ rằng địa cầu được dựng nên “chẳng phải được dựng nên là trống
không [như một sự phung phí]”. Địa cầu phải phản ảnh chính sự hoàn hảo của bổn
tánh Đức Chúa Trời, sự vinh hiển và oai nghi hoàn hảo của Ngài. Sự bàn bạc hợp
lý nầy cũng nói thêm: một Đức Chúa Trời hoàn hảo và yêu thương không thể dựng
nên một vũ trụ bất toàn. Một Đức Chúa Trời hoàn hảo và yêu thương chỉ có thể
dựng nên một thế giới hoàn hảo
“Vì Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các từng trời, tức là Đức Chúa Trời đã
tạo thành đất và làm ra nó, đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là
trống không [trống trải, như một sự phung phí], bèn đã làm nên để dân ở, phán
như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác!” (Êsai 45:18).
Kinh thánh dạy rằng Satan (Lucifer) là thiên sứ được tôn cao nhất
trên trời, Đức Chúa Trời đã dựng nên hắn để cai trị trong vai trò tạo vật cao
cả nhất trong muôn vật được dựng nên. Nhưng Satan đã làm cùng một việc mà bao
người đã làm: hắn đã phạm tội và sa ngã. Hắn đã nổi loạn chống nghịch Đức Chúa
Trời. Vì lẽ đó, giống như con người bị trục xuất ra khỏi vườn Êđen, cũng vậy
Satan đã bị đuổi ra khỏi địa vị được tôn trọng trước mặt Đức Chúa Trời. Và
giống như con người cần phải đối mặt với sự phán xét đời đời của Đức Chúa Trời,
thì Satan cũng một thể ấy. Satan cần phải bị xét đoán với cõi đời đời trong địa
ngục – không bao lâu nữa, không bao lâu nữa, giống như hết thảy những ai chối
bỏ Đức Chúa Trời cần phải bị xét đoán.
Satan bị đuổi ra khỏi địa vị đáng tôn của mình trước mặt Đức Chúa Trời vào lúc
nào? Lý thuyết Lỗ Hỗng nói trong cõi quá khứ không tính được, đâu đó trong các
thời đại giữa Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế ký 1:2. Và sự sa ngã của Satan đã gây
ra một sự phán xét thê thảm giáng xuống đất. Hiển nhiên, một phần trong quyền
cai trị của hắn là địa cầu và vũ trụ vật chất. Vì lẽ đó, khi sự phán xét giáng
trên Satan, sự phán xét cũng sẽ giáng trên mọi sự hắn đang cai trị, bao gồm cả
địa cầu. Chính khi ấy địa cầu trở nên “vô hình và trống không [trống trải,
như một sự phung phí]” (Sáng thế ký 1:2).
“Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ
giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo
dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời.
Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám
mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào
nơi vực thẳm!” (Êsai 14:12-15).
“Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta như vầy: Hỡi con người, hãy làm một bài
ca thương về vua Ty-rơ và nói cùng người rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy:
Ngươi gồm đủ tất cả, đầy sự khôn ngoan, tốt đẹp trọn vẹn. Ngươi vốn ở trong
Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Ngươi đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu, là
ngọc mã não, ngọc vàng lợt, ngọc kim cương, ngọc thủy thương, ngọc sắc biếc,
ngọc bích, ngọc sắc chàm, ngọc sắc xanh, ngọc thông hành, cùng vàng nữa. Nghề
làm ra trống cơm ống sáo thuộc về ngươi; từ ngày ngươi mới được dựng nên đã sắm
sẵn rồi. Ngươi là một chê-ru-bin được xức dầu đang che phủ; ta đã lập ngươi lên
trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng
như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy
sự gian ác trong ngươi. Nhân ngươi buôn bán thạnh lợi, lòng ngươi đầy sự hung dữ,
và ngươi đã phạm tội; vậy ta đã xô ngươi như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức
Chúa Trời; hỡi chê-ru-bin che phủ kia, ta diệt ngươi giữa các hòn ngọc sáng như
lửa! Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho
ngươi làm hư khôn ngoan mình. Ta đã xô ngươi xuống đất, đặt ngươi trước mặt các
vua, cho họ xem thấy. Ngươi đã làm ô uế nơi thánh ngươi bởi tội ác ngươi nhiều
quá và bởi sự buôn bán ngươi không công bình; ta đã khiến lửa ra từ giữa ngươi;
nó đã thiêu nuốt ngươi, và ta đã làm cho ngươi trở nên tro trên đất, trước mặt
mọi kẻ xem thấy” (Êxêchiên 28:11-18).
Kinh thánh dạy rằng Satan đã cai trị ở trên đất: hắn đã tiếp cận để ảnh hưởng
thế gian và con người. Lịch sử, sự hủy diệt, sự tàn phá thiên nhiên và sự gian
ác của con người cho thấy rằng lãnh vực của Satan bao gồm cả địa cầu, ít nhất ở
một cấp độ nào đó. Đức Chúa Trời nhất định không dựng nên vũ trụ và rồi đặt
Satan cùng các thế lực gian ác của hắn nắm quyền lãnh đạo ở đó. Điều nầy tuyệt
đối mâu thuẫn với bổn tánh của Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, sự sa ngã và sự cai trị
của Satan trên đất đã diễn ra sau khi địa cầu và vũ trụ được dựng nên. Một lần
nữa, thời điểm duy nhứt cho điều nầy đã diễn ra giữa Sáng thế ký 1:1 và Sáng
thế ký 1:2. Đức Chúa Trời đã dựng nên các từng trời và đất rất hoàn hảo, và rồi
khi Satan sa ngã, địa cầu “trở nên vô hình và trống không” vì nó ở
dưới quyền thống trị của Satan. (Xem Nghiên Cứu #1, Satan – Khải huyền
12:9 để thảo luận).
+ Kinh thánh gọi Satan là chúa đời nầy.
“Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư
mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không
trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức
Chúa Trời” (II Côrinhtô 4:3-4).
+ Kinh thánh gọi Satan là vua chúa thế gian nầy.
“Hiện bây giờ, có sự phán xét thế gian nầy, và hiện nay vua chúa của thế gian
nầy phải bị xua đuổi” (Giăng 12:31).
“Ta sẽ chẳng nói chi với các ngươi nữa, vì vua chúa thế gian nầy hầu đến; người
chẳng có chi hết nơi ta” (Giăng 14:30).
“về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị đoán xét” (Giăng 16:11).
+ Kinh thánh gọi Satan là vua cầm quyền chốn không trung.
“đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua
cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn
nghịch” (Êphêsô 2:2).
+ Kinh thánh gọi Satan là vua chúa của thế gian mờ tối.
“Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền,
cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các
miền trên trời vậy” (Êphêsô 16:12).
+ Satan là vua của một nước.
“Nếu quỉ Sa-tan trừ quỉ Sa-tan, ấy là tự nó chia xé nhau; thì nước nó làm sao
còn được ư?” (Mathiơ 12:26).
“Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng
sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà
thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy” (Mathiơ 4:8-9).
+ Satan có cái nắm bắt của hắn trên cả thế gian
“Chúng ta biết mìnhthuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền
ma quỉ” (I Giăng 5:19).
Địa cầu tỏ ra một số dấu hiệu cho thấy rằng nó đã gánh chịu một số khổ nạn
trong thời kỳ tiền lịch sử. Hầu hết chúng ta đều đã nhìn thấy các hình ảnh hay
đọc thấy các loài thú sống trong thời kỳ tiền lịch sử được tìm thấy bị đông
lạnh với các chi thể hãy còn nguyên vẹn. Rõ ràng chúng đã gánh chịu một tai vạ
nào đó ngay lập tức giáng trên chúng, làm cho chúng đông lạnh lại bằng không
các chi thể của chúng sẽ bị hư hoại đi. Điều nầy chỉ ra một tai vạ bất ngờ và ngay
tức khắc đã giáng xuống mà thế giới động vật không lường biết được. Sự sa ngã
của Satan sẽ giải thích thảm họa đó.
Cụm từ: “vô hình và trống không” (tohu và bohu) được dùng chung với
nhau chỉ ở hai chỗ (Êsai 34:11; Giêrêmi 4:23). Trong cả hai trường
hợp, chúng chỉ ra một tình trạng mà sự phán xét của Đức Chúa Trời đã mang lại.
Vì lẽ đó, cần phải khẳng định rằng, chúng ta phải kết luận địa cầu đã trở
nên “vô hình và trống không” ở đây trong Sáng thế ký 1:2 vì cớ sự
phán xét của Đức Chúa Trời. Sự phán xét duy nhứt trong thời kỳ tiền lịch sử đã
được Kinh thánh tỏ ra là sự phán xét của Satan khi hắn sa ngã.
Lỗ hỗng, khoảng thời gian không xác định được giữa Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế
ký 1:2, có thể được dùng để giải thích những khám phá khoa học chỉ ra địa cầu
trong thời kỳ tiền lịch sử. Những khám phá các động vật và thực vật hóa thạch
thuộc thời kỳ tiền lịch sử, và nhiều thế kỷ có cần cho trầm tích khoáng sản
phát triển – mọi điều nầy có thể được giải thích như đã diễn ra trong các kỷ
nguyên giữa Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế ký 1:2.
Địa cầu phải được dựng nên hoàn hảo vì một Đức Chúa Trời hoàn hảo đang dựng nên
nó. Một Đức Chúa Trời hoàn hảo không bao giờ dựng nên bất cứ điều chi “vô
hình và trống không”.
Cấu trúc của câu chuyện sáng tạo biệt riêng Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế ký 1:2
ra khỏi các phần khác trong câu chuyện sáng tạo. Sáng thế ký 1:1-2 chỉ khác
biệt với Sáng thế ký 1:3-31, khác biệt quan trọng.
Sáng thế ký 1:3 là chỗ bảy ngày sáng tạo bắt đầu, chớ không phải các câu 1 và
2.
Sáng thế ký 1:3 là chỗ Kinh thánh bắt đầu công bố rằng “Đức Chúa Trời phán”, và
là chỗ sáu ngày sáng tạo bắt đầu. Và hãy chú ý mỗi ngày sáng tạo đều bắt đầu
với chính cụm từ: “Đức Chúa Trời phán” (Sáng thế ký 1:3, 6, 9, 14,
20, 24). Điều nầy phân biệt sự sáng tạo cụ thể vũ trụ đối với Sáng thế ký
1:1 và Sáng thế ký 1:2 – thật rõ rệt – theo lý thuyết Lỗ Hỗng.
Mỗi ngày sáng tạo cũng khác biệt bởi những gì được nói ra lúc kết thúc ban ngày
sáng tạo. Hãy chú ý cụm từ: “"Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là
ngày thứ nhất [thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu]" (Sáng thế ký 1:5, 8, 13, 19, 23, 31).
Chính cấu trúc của câu chuyện sáng tạo chỉ ra hai sự sáng tạo khác nhau về vũ
trụ. Sáng thế ký 1:1 và Sáng thế ký 1:2 được cho là bản tường trình về sự sáng
tạo nguyên thủy, và Sáng thế ký 1:3-23 cung ứng bản tường trình nói tới sự tái
tạo địa cầu sau khi sự phán xét tai vạ giáng xuống đất.
Kinh thánh phán rằng Đức Chúa Trời đã dặn dò con người phải: “Hãy sanh
sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” (Sáng thế ký 1:28). Hãy chú ý từ
ngữ: “làm cho đầy dẫy đất”. Làm cho đầy dẫy có nghĩa là làm cho đầy tràn
trở lại, định cư lại, chớ không phải định cư lần đầu tiên đâu.
Kinh thánh phán rằng khi các nền thế gian được đặt: “Trong khi ấy các sao
mai đồng hát hòa nhau, Và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng” (Gióp
38:7). Một địa cầu chưa phát triển và chưa có hình thù sẽ không phải là cái cớ
cho việc hát lên một bài ca, cũng không phải là cớ cho sự vui mừng trong sự tể
trị của Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan và quyền phép tối thượng của Ngài.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.