Tro Thanh Nguon Phuoc
  • Featured

    Khoa Học và Niềm Tin? Bạn đang thắc mắc???

  • Featured

    Dưỡng Linh cho Tâm Linh bạn.

  • Articles

    Thư Viện

  • Articles

    Tìm Hiểu Niềm Tin

  • Trở Thành Nguồn Phước. Lời Kinh Thánh: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. (Sáng thế ký 12:1-3)
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Thắc Mắc. Hiển thị tất cả bài đăng
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Thắc Mắc. Hiển thị tất cả bài đăng

    Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019




    Nếu Có TRỜI, Tại Sao Điều Ác Và Sự Đau Khổ Tồn Tại?

    Trả lời:
    Mọi người trên thế giới đều trải qua sự đau khổ. Điều này không thể phủ nhận. Cho dù đó là sự mất mát một người thân yêu, một kinh nghiệm đau đớn, hoặc một trận chiến với nỗi đau tình cảm hay thể chất nghiêm trọng. Không ai được miễn trừ những trải nghiệm của sự đau khổ. Nó đến gõ vào mỗi cửa nhà của chúng ta.
    Nhưng tại sao Đức Chúa Trời đầy quyền năng và tốt lành lại cho phép các đau khổ và điều ác xảy ra?
    Chủ nghĩa vô thần lập luận rằng nếu có một Đức Chúa Trời tốt lành đầy quyền năng, thì điều ác và sự đau khổ trên thế giới không thể tồn tại. Nhưng một bài kiểm tra thích hợp cho câu hỏi này sẽ làm rõ hơn quan điểm đúng đắn của Cơ đốc giáo.

    Người vô thần lập luận rằng nếu TRỜI đầy quyền năng và tốt lành, thì Ngài phải loại bỏ sự đau khổ và điều ác ra khỏi thế giới. Bởi vì điều ác đang lan tỏa trên thế giới, do đó Đức Chúa Trời không tồn tại. Điều này nghe có vẻ thuyết phục ngay từ đầu, nhưng với một chút suy nghĩ chúng ta sẽ thấy toàn bộ lập luận này đều sụp đổ.
    Chúng ta sẽ xem xét lập luận của người vô thần theo trình tự sau:


    Nếu TRỜI quyền năng, khi ấy Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, khi ấy Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác không bị đánh bại.
    Vì vậy không hề có một Đức Chúa Trời quyền năng hay tốt lành.
    Tuy nhiên, có một lỗ hổng nghiêm trọng trong lập luận trên, chúng ta viết lại lập luận này theo một cách chính xác hơn như sau:


    Nếu TRỜI quyền năng, Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác chưa bị đánh bại.
    Vì vậy, kết luận là không hề có một Đức Chúa Trời quyền năng hay tốt lành.
    Bất kỳ người tỉnh táo nào cũng có thể thấy, kết luận trên đây không hợp lý bởi vì nó giả định rằng điều ác sẽ không bị đánh bại. Nó bỏ qua thực tế rằng Đức Chúa Trời có thể chưa hoàn thành hành động đánh bại điều ác. Trong thực tế, nếu có một Đức Chúa Trời toàn năng và tốt lành, thì chúng ta biết rằng một ngày nào đó điều ác sẽ bị đánh bại. Theo lô-gic dưới đây:


    Nếu TRỜI quyền năng, Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác chưa bị đánh bại.
    Tuy nhiên, điều ác sẽ bị đánh bại vào một ngày nào đó.
    Làm sao chúng ta có thể biết rằng một ngày nào đó điều ác (và những chuyện đau khổ) sẽ bị đẩy lùi? Bởi vì, Đức Chúa Trời quyền năng và tốt lành muốn làm điều đó. Và chắc chắn Ngài sẽ làm. Lời hứa của chính Ngài bảo đảm cho việc ấy.

    Hơn nữa, có một vấn đề nghiêm trọng khác với lập luận của người vô thần. Làm thế nào họ biết đó là điều ác trừ phi họ biết đâu là những điều thực sự tốt? Nói cách khác, làm sao họ biết có bất công trên thế giới trừ phi họ biết đâu là những tiêu chuẩn đúng? Nhưng nếu có một luật đạo đức tối thượng chuẩn mực, thì phải có một nhà lập pháp đạo đức tối thượng.
    Một lần nữa, lập luận của những người vô thần trở thành gậy ông đập lưng ông. Trong nỗ lực để loại bỏ Đức Chúa Trời, họ vô tình đã giả định trước là có một Đức Chúa Trời.
    ÁP DỤNG
    Chúa Giê-su đã đưa ra lời cảnh báo là chúng ta sẽ đối mặt với những thử thách và đau khổ trong thế giới này. Vì vậy Ngài khích lệ chúng ta: “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” (Giăng 16:33). Mọi thứ có thể khó khăn, nhưng chúng ta yên tâm rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ làm mọi thứ đều mới lại trong thời điểm của Ngài. (Khải 21-22).
    KINH THÁNH THAM KHẢO
    Sáng. 3; 50:20; Thi. 23; Ha-ba-cúc 1:13; Ma-thi-ơ 6:13; Rô-ma 12:21; Gia-cơ 1:13; 1 Giăng 2:13; Khải 21-22

    Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
    Translated by Huongdi

    Nếu Có TRỜI, Tại Sao Điều Ác Và Sự Đau Khổ Tồn Tại?

    Posted at  11/09/2019 11:15:00 CH  |  in  Thắc Mắc  |  Read More»




    Nếu Có TRỜI, Tại Sao Điều Ác Và Sự Đau Khổ Tồn Tại?

    Trả lời:
    Mọi người trên thế giới đều trải qua sự đau khổ. Điều này không thể phủ nhận. Cho dù đó là sự mất mát một người thân yêu, một kinh nghiệm đau đớn, hoặc một trận chiến với nỗi đau tình cảm hay thể chất nghiêm trọng. Không ai được miễn trừ những trải nghiệm của sự đau khổ. Nó đến gõ vào mỗi cửa nhà của chúng ta.
    Nhưng tại sao Đức Chúa Trời đầy quyền năng và tốt lành lại cho phép các đau khổ và điều ác xảy ra?
    Chủ nghĩa vô thần lập luận rằng nếu có một Đức Chúa Trời tốt lành đầy quyền năng, thì điều ác và sự đau khổ trên thế giới không thể tồn tại. Nhưng một bài kiểm tra thích hợp cho câu hỏi này sẽ làm rõ hơn quan điểm đúng đắn của Cơ đốc giáo.

    Người vô thần lập luận rằng nếu TRỜI đầy quyền năng và tốt lành, thì Ngài phải loại bỏ sự đau khổ và điều ác ra khỏi thế giới. Bởi vì điều ác đang lan tỏa trên thế giới, do đó Đức Chúa Trời không tồn tại. Điều này nghe có vẻ thuyết phục ngay từ đầu, nhưng với một chút suy nghĩ chúng ta sẽ thấy toàn bộ lập luận này đều sụp đổ.
    Chúng ta sẽ xem xét lập luận của người vô thần theo trình tự sau:


    Nếu TRỜI quyền năng, khi ấy Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, khi ấy Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác không bị đánh bại.
    Vì vậy không hề có một Đức Chúa Trời quyền năng hay tốt lành.
    Tuy nhiên, có một lỗ hổng nghiêm trọng trong lập luận trên, chúng ta viết lại lập luận này theo một cách chính xác hơn như sau:


    Nếu TRỜI quyền năng, Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác chưa bị đánh bại.
    Vì vậy, kết luận là không hề có một Đức Chúa Trời quyền năng hay tốt lành.
    Bất kỳ người tỉnh táo nào cũng có thể thấy, kết luận trên đây không hợp lý bởi vì nó giả định rằng điều ác sẽ không bị đánh bại. Nó bỏ qua thực tế rằng Đức Chúa Trời có thể chưa hoàn thành hành động đánh bại điều ác. Trong thực tế, nếu có một Đức Chúa Trời toàn năng và tốt lành, thì chúng ta biết rằng một ngày nào đó điều ác sẽ bị đánh bại. Theo lô-gic dưới đây:


    Nếu TRỜI quyền năng, Ngài sẽ đẩy lùi điều ác.
    Nếu TRỜI tốt lành, Ngài sẽ đánh bại điều ác.
    Nhưng điều ác chưa bị đánh bại.
    Tuy nhiên, điều ác sẽ bị đánh bại vào một ngày nào đó.
    Làm sao chúng ta có thể biết rằng một ngày nào đó điều ác (và những chuyện đau khổ) sẽ bị đẩy lùi? Bởi vì, Đức Chúa Trời quyền năng và tốt lành muốn làm điều đó. Và chắc chắn Ngài sẽ làm. Lời hứa của chính Ngài bảo đảm cho việc ấy.

    Hơn nữa, có một vấn đề nghiêm trọng khác với lập luận của người vô thần. Làm thế nào họ biết đó là điều ác trừ phi họ biết đâu là những điều thực sự tốt? Nói cách khác, làm sao họ biết có bất công trên thế giới trừ phi họ biết đâu là những tiêu chuẩn đúng? Nhưng nếu có một luật đạo đức tối thượng chuẩn mực, thì phải có một nhà lập pháp đạo đức tối thượng.
    Một lần nữa, lập luận của những người vô thần trở thành gậy ông đập lưng ông. Trong nỗ lực để loại bỏ Đức Chúa Trời, họ vô tình đã giả định trước là có một Đức Chúa Trời.
    ÁP DỤNG
    Chúa Giê-su đã đưa ra lời cảnh báo là chúng ta sẽ đối mặt với những thử thách và đau khổ trong thế giới này. Vì vậy Ngài khích lệ chúng ta: “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” (Giăng 16:33). Mọi thứ có thể khó khăn, nhưng chúng ta yên tâm rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ làm mọi thứ đều mới lại trong thời điểm của Ngài. (Khải 21-22).
    KINH THÁNH THAM KHẢO
    Sáng. 3; 50:20; Thi. 23; Ha-ba-cúc 1:13; Ma-thi-ơ 6:13; Rô-ma 12:21; Gia-cơ 1:13; 1 Giăng 2:13; Khải 21-22

    Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
    Translated by Huongdi

    Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019


    Câu hỏiKhi tôi cố gắng làm chứng về Đấng Christ, phản ứng của mọi người thường làm tôi bối rối, điều này dẫn đến nghi ngờ về sự cứu rỗi của tôi trong Chúa Giê-xu Christ. Điều này có đúng không?

    Trả lời:

    Nghi ngờ có thể làm con người suy yếu. Sự không chắc chắn thường khiến người nghi ngờ chao đảo. Khi Cơ đốc nhân chân chính nghe các nhà phê bình công kích Kinh Thánh, khiến họ dễ bị nghi ngờ lời Chúa. Khi đối diện với hoài nghi trong thực tại, mọi người có thể đặt ra câu hỏi: “Tôi thực sự được cứu rỗi không”?

    Sa-tan sẽ làm mọi thứ có thể để gây hoài nghi về sự cứu rỗi của chúng ta trong Đấng Christ và phá hủy lời chứng ​​của chúng ta. Khi chúng ta thấy mình nghi ngờ những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta, điều đó thường là do chúng ta mở tai và suy nghĩ về những gì người khác nói. Đây là câu chuyện của Ê-va ở thời kỳ ban đầu. Bà đã nghe lời nói của con rắn [Sa-tan]. Nó bẻ cong lời Chúa khiến cho bà Ê-va nhầm lẫn (Sáng-thế Ký 3). Thay vì lắng nghe lời con rắn, đáng nhẽ bà nên nhắc đi nhắc lại mạng lệnh của Chúa và ghi vào lòng lẽ thật lời Ngài. Cơ đốc nhân thường phản ứng giống như bà Ê-va vậy.

    Nhiều người ngoại có kỹ năng vặn vẹo lời Chúa và bóp méo chân lý lời Ngài để phù hợp với tinh thần hủy diệt và hành vi thế tục mà họ không sẵn sàng từ bỏ. Đa nghi là một công cụ hiệu quả cho Sa-tan.

    Chúa Thánh Linh cũng có thể gieo nghi ngờ vào trong chúng ta khiến chúng ta tự kiểm tra chính mình. Nếu chúng ta không có thời gian nhớ đến việc ăn năn tội lỗi của mình với Chúa và chấp nhận sự tha thứ của Ngài, thì nghi ngờ có thể là một phước lành đưa chúng ta đến với đức tin nơi Ngài.

     “…..Hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ…” (Gia-cơ 1:5,6).

    Chính Chúa ban cho chúng ta đức tin để tin cậy Ngài, và chính Đấng Christ là Đấng mang đến sự bảo đảm cho linh hồn chúng ta.

    Dịch: NTKA

    Nguồn: Billygraham.org

    Tôi Phải Làm Gì Khi Có Sự Nghi Ngờ Về Sự Cứu Rỗi Và Đức Tin Nơi Đức Chúa Giê xu Christ?

    Posted at  11/06/2019 07:47:00 SA  |  in  Thắc Mắc  |  Read More»


    Câu hỏiKhi tôi cố gắng làm chứng về Đấng Christ, phản ứng của mọi người thường làm tôi bối rối, điều này dẫn đến nghi ngờ về sự cứu rỗi của tôi trong Chúa Giê-xu Christ. Điều này có đúng không?

    Trả lời:

    Nghi ngờ có thể làm con người suy yếu. Sự không chắc chắn thường khiến người nghi ngờ chao đảo. Khi Cơ đốc nhân chân chính nghe các nhà phê bình công kích Kinh Thánh, khiến họ dễ bị nghi ngờ lời Chúa. Khi đối diện với hoài nghi trong thực tại, mọi người có thể đặt ra câu hỏi: “Tôi thực sự được cứu rỗi không”?

    Sa-tan sẽ làm mọi thứ có thể để gây hoài nghi về sự cứu rỗi của chúng ta trong Đấng Christ và phá hủy lời chứng ​​của chúng ta. Khi chúng ta thấy mình nghi ngờ những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta, điều đó thường là do chúng ta mở tai và suy nghĩ về những gì người khác nói. Đây là câu chuyện của Ê-va ở thời kỳ ban đầu. Bà đã nghe lời nói của con rắn [Sa-tan]. Nó bẻ cong lời Chúa khiến cho bà Ê-va nhầm lẫn (Sáng-thế Ký 3). Thay vì lắng nghe lời con rắn, đáng nhẽ bà nên nhắc đi nhắc lại mạng lệnh của Chúa và ghi vào lòng lẽ thật lời Ngài. Cơ đốc nhân thường phản ứng giống như bà Ê-va vậy.

    Nhiều người ngoại có kỹ năng vặn vẹo lời Chúa và bóp méo chân lý lời Ngài để phù hợp với tinh thần hủy diệt và hành vi thế tục mà họ không sẵn sàng từ bỏ. Đa nghi là một công cụ hiệu quả cho Sa-tan.

    Chúa Thánh Linh cũng có thể gieo nghi ngờ vào trong chúng ta khiến chúng ta tự kiểm tra chính mình. Nếu chúng ta không có thời gian nhớ đến việc ăn năn tội lỗi của mình với Chúa và chấp nhận sự tha thứ của Ngài, thì nghi ngờ có thể là một phước lành đưa chúng ta đến với đức tin nơi Ngài.

     “…..Hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ…” (Gia-cơ 1:5,6).

    Chính Chúa ban cho chúng ta đức tin để tin cậy Ngài, và chính Đấng Christ là Đấng mang đến sự bảo đảm cho linh hồn chúng ta.

    Dịch: NTKA

    Nguồn: Billygraham.org








    Chúa Giê-xu Christ là ai?
    Trả lời: Chúa Giê-xu Christ là ai? Không giống như câu hỏi: Đức Chúa Trời có hiện hữu? Rất ít người đặt câu hỏi này cho dù Chúa Giê-xu Christ đã hiện hữu. Tính cách phổ quát chấp nhận Chúa Giê-xu là một con người thật đã đi vào đất nước Y-sơ-ra-ên 2000 năm trước. Cuộc tranh luận bắt đầu khi chủ đề về nhân dạng đầy đủ của Chúa Giê-xu được thảo luận. Hầu hết những tôn giáo chính dạy Chúa Giê-xu là một nhà tiên tri hoặc là một giáo sư tốt hay là nhân vật đáng tôn kính. Vấn đề là Kinh Thánh chứng minh Chúa Giê-xu nhiều hơn là một nhà tiên tri hoặc một giáo sư tốt hay là nhân vật đáng tôn kính.
    C.S.Lewis trong tác phẩm “Chỉ là Cơ Đốc giáo” của ông đã viết như sau: Tại đây tôi đang cố gắng ngăn chận bất cứ ai khỏi nói những điều thật điên cuồng mà con người thường hay nói về Chúa Giê-xu Christ: “Tôi tin Chúa Giê-xu Christ như là vị giáo sư đạo đức vĩ đại, nhưng tôi không tin Ngài là Đức Chúa Trời.” Đó là điều chúng ta phải nói không. Một người mà chỉ đơn thuần là một người nói vài điều ngắn ngủi như Chúa Giê-xu đã nói thì không phải là một giáo sư đạo đức vĩ đại. Người ấy hoặc là một người điên hoặc là ma quỷ. Bạn phải tự lựa chọn Chúa Giê-xu là con Đức Chúa Trời hoặc là một người điên hoặc là người tồi tệ nhất. Bạn có thể bảo Ngài đừng nói những lời điên khùng, bạn có thể khạc nhổ vào Ngài, và giết Ngài như một quỷ vương hoặc bạn quỳ xuống chân Ngài gọi Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời. Nhưng hãy đừng để chúng ta tôn cao Ngài như là một giáo sư con người vĩ đại bằng những lời xằng bậy của kẻ bề trên. Ngài không để lại cho chúng ta sự lựa chọn đó. Ngài không có ý định như vậy.
    Vậy thì Chúa Giê-xu đã tuyên bố Ngài là ai? Kinh Thánh nói Ngài là ai? Trước tiên hãy xem những lời Chúa Giê-xu nói trong Giăng 10:30 “ Ta với Cha là một”. Đầu tiên nhìn lướt qua, lời tuyên bố này dường như Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên hãy xem phản ứng của người Do Thái về câu nói của Ngài. “Người Giu-đa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” Giăng 10:33
    Người Do Thái hiểu lầm về câu nói của Chúa Giê Xu nhưng trong những câu Kinh Thánh tiếp theo Ngài không bao giờ đính chính: “Ta không phải là Đức Chúa Trời.” Điều đó cho thấy Chúa Giê-xu nói Ngài thực là Đức Chúa Trời bởi câu “Ta với Cha là một” Giăng 10:30
    Giăng 8:58 là một thí dụ khác, Chúa Giê-xu đã công bố: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi có Áp-ra-ham đã có Ta.” Một lần nữa người Do Thái phản ứng bằng cách nhặt đá lên toan ném vào Chúa Giê-xu – Giăng 8:59 Chúa Giê-xu đã thông báo về lai lịch của Ngài khi nói: “TA LÀ” áp dụng trực tiếp vào danh xưng của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước – Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:14
    Tại sao một lần nữa người Do Thái muốn ném đá Chúa Giê-xu nếu Ngài không nói điều gì mà họ coi như là sự nhạo báng, danh xưng Ngài công bố là Đức Chúa Trời?
    Giăng 1:1 nói “Ngôi lời là Đức Chúa Trời” Giăng 1:14 nói “Ngôi lời đã trở nên xác thịt” điều này rõ ràng cho thấy Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời trong xác thịt. Thô Ma một môn đồ nói với Chúa: “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi.” Giăng 20:28
    Chúa Giê-xu không sửa lại lời ông nói. Sứ đồ Phao Lô đã diễn tả về Ngài như sau: “…Đức Chúa Trời cao cả của chúng tôi và Cứu Chúa Giê-xu Christ – Tít 2:13. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói như thế: “Đức Chúa Trời của chúng tôi và Cứu Chúa Giê-xu Christ.” II Phi-e-rơ 1:1
    Đức Chúa Trời đã làm chứng đầy đủ về lai lịch của Chúa Giê-xu như sau: Về Con, Ngài nói “ Ô! Đức Chúa Trời, vương quốc Ngài còn mãi và sự công bình của Ngài ngự trị trong vương quốc”. Những lời tiên tri trong Cựu Ước công bố về thần tánh Ngài như sau: “Vì sẽ có một con trẻ sinh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta, quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài, Ngài sẽ được xưng là Đấng mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, Chúa bình an.”
    Vì thế, C.S.Lewis đã tranh luận, tin Chúa Giê-xu là một giáo sư tốt đó không phải là sự lựa chọn. Chúa Giê-xu được xưng là Đức Chúa Trời rõ ràng không thể chối cãi. Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì Ngài là kẻ nói dối do đó không phải là tiên tri, giáo sư tốt, hay người tin kính tốt. Thử giải thích xa hơn những lời của Chúa Giê-xu, những học giả hiện đại công bố “Giê-xu là nhân vật lịch sử thật” đã không nói nhiều điều mà Kinh Thánh làm chứng về Ngài.
    Chúng ta là ai mà tranh luận với lời Đức Chúa Trời liên quan đến những gì Chúa Giê-xu đã làm hoặc làm mà không nói. Làm thế nào có thể một “học giả” hai ngàn năm đã rút ra từ Chúa Giê-xu một cái nhìn thấu suốt bên trong những gì Ngài làm hoặc làm mà không nói hơn là những người đã sống với Ngài, hầu việc Ngài, và được dạy dỗ bởi chính Chúa Giê-xu – Giăng 14:26?
    Tại sao việc hỏi về con người thật của Chúa Giê-xu lại rất quan trọng? Tại sao lại trở thành vấn đề cho dù Ngài có phải là Đức Chúa Trời hay không? Lý do quan trọng nhất mà Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời, sự chết của Ngài không có linh nghiệm để trả thay tội lỗi của toàn thể loài người.
    I Giăng 2:2 Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đền tội thay cho món nợ tội lỗi không thể đếm được – Rô-ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21. Chúa Giê-xu phải là Đức Chúa Trời để mà Ngài có thể trả thay món nợ của chúng ta. Chúa Giê-xu phải là người để Ngài có thể chết. Sự cứu rỗi chỉ có thể thực hiện được qua đức tin vào Chúa Giê-xu Christ. Thần tánh của Chúa Giê-xu để giải thích tại sao Ngài là con đường cứu rỗi duy nhất. Thần tánh của Chúa Giê-xu để giải thích lời tuyên bố của Ngài: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” Giăng 14:6.
    Nếu bạn tin Chúa Giê-xu sống lại và muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của bạn, đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể nói: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê-xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê-xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men!”
    Nếu bạn thật lòng nói lời cầu nguyện trên đây với Chúa Giê-xu. Thì ngay giờ này bạn được chính Đức Chúa Trời gọi bạn là con của Ngài – Giăng 1:12. Đức Chúa Trời cũng sẽ làm nhiều điều lạ lùng trên đời sống bạn kể từ khi bạn mời Ngài làm Chủ cuộc đời mình. Chúng tôi xin hoan nghênh bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn những bước đầu tiên trên con đường theo Chúa.
    Quý vị cũng hãy mạnh dạn tìm ngay một Hội Thánh Tin Lành gần nơi ở của mình để được hướng dẫn thêm về Chúa và cùng anh em thờ phượng Chúa. Xin hoan nghênh và chúc mừng quý vị gia nhập gia đình của Chúa Cứu Thế Giê-xu.


    Chúa Giê-xu Christ Là Ai?

    Posted at  11/06/2019 12:29:00 SA  |  in  Thắc Mắc  |  Read More»








    Chúa Giê-xu Christ là ai?
    Trả lời: Chúa Giê-xu Christ là ai? Không giống như câu hỏi: Đức Chúa Trời có hiện hữu? Rất ít người đặt câu hỏi này cho dù Chúa Giê-xu Christ đã hiện hữu. Tính cách phổ quát chấp nhận Chúa Giê-xu là một con người thật đã đi vào đất nước Y-sơ-ra-ên 2000 năm trước. Cuộc tranh luận bắt đầu khi chủ đề về nhân dạng đầy đủ của Chúa Giê-xu được thảo luận. Hầu hết những tôn giáo chính dạy Chúa Giê-xu là một nhà tiên tri hoặc là một giáo sư tốt hay là nhân vật đáng tôn kính. Vấn đề là Kinh Thánh chứng minh Chúa Giê-xu nhiều hơn là một nhà tiên tri hoặc một giáo sư tốt hay là nhân vật đáng tôn kính.
    C.S.Lewis trong tác phẩm “Chỉ là Cơ Đốc giáo” của ông đã viết như sau: Tại đây tôi đang cố gắng ngăn chận bất cứ ai khỏi nói những điều thật điên cuồng mà con người thường hay nói về Chúa Giê-xu Christ: “Tôi tin Chúa Giê-xu Christ như là vị giáo sư đạo đức vĩ đại, nhưng tôi không tin Ngài là Đức Chúa Trời.” Đó là điều chúng ta phải nói không. Một người mà chỉ đơn thuần là một người nói vài điều ngắn ngủi như Chúa Giê-xu đã nói thì không phải là một giáo sư đạo đức vĩ đại. Người ấy hoặc là một người điên hoặc là ma quỷ. Bạn phải tự lựa chọn Chúa Giê-xu là con Đức Chúa Trời hoặc là một người điên hoặc là người tồi tệ nhất. Bạn có thể bảo Ngài đừng nói những lời điên khùng, bạn có thể khạc nhổ vào Ngài, và giết Ngài như một quỷ vương hoặc bạn quỳ xuống chân Ngài gọi Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời. Nhưng hãy đừng để chúng ta tôn cao Ngài như là một giáo sư con người vĩ đại bằng những lời xằng bậy của kẻ bề trên. Ngài không để lại cho chúng ta sự lựa chọn đó. Ngài không có ý định như vậy.
    Vậy thì Chúa Giê-xu đã tuyên bố Ngài là ai? Kinh Thánh nói Ngài là ai? Trước tiên hãy xem những lời Chúa Giê-xu nói trong Giăng 10:30 “ Ta với Cha là một”. Đầu tiên nhìn lướt qua, lời tuyên bố này dường như Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên hãy xem phản ứng của người Do Thái về câu nói của Ngài. “Người Giu-đa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” Giăng 10:33
    Người Do Thái hiểu lầm về câu nói của Chúa Giê Xu nhưng trong những câu Kinh Thánh tiếp theo Ngài không bao giờ đính chính: “Ta không phải là Đức Chúa Trời.” Điều đó cho thấy Chúa Giê-xu nói Ngài thực là Đức Chúa Trời bởi câu “Ta với Cha là một” Giăng 10:30
    Giăng 8:58 là một thí dụ khác, Chúa Giê-xu đã công bố: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi có Áp-ra-ham đã có Ta.” Một lần nữa người Do Thái phản ứng bằng cách nhặt đá lên toan ném vào Chúa Giê-xu – Giăng 8:59 Chúa Giê-xu đã thông báo về lai lịch của Ngài khi nói: “TA LÀ” áp dụng trực tiếp vào danh xưng của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước – Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:14
    Tại sao một lần nữa người Do Thái muốn ném đá Chúa Giê-xu nếu Ngài không nói điều gì mà họ coi như là sự nhạo báng, danh xưng Ngài công bố là Đức Chúa Trời?
    Giăng 1:1 nói “Ngôi lời là Đức Chúa Trời” Giăng 1:14 nói “Ngôi lời đã trở nên xác thịt” điều này rõ ràng cho thấy Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời trong xác thịt. Thô Ma một môn đồ nói với Chúa: “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi.” Giăng 20:28
    Chúa Giê-xu không sửa lại lời ông nói. Sứ đồ Phao Lô đã diễn tả về Ngài như sau: “…Đức Chúa Trời cao cả của chúng tôi và Cứu Chúa Giê-xu Christ – Tít 2:13. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói như thế: “Đức Chúa Trời của chúng tôi và Cứu Chúa Giê-xu Christ.” II Phi-e-rơ 1:1
    Đức Chúa Trời đã làm chứng đầy đủ về lai lịch của Chúa Giê-xu như sau: Về Con, Ngài nói “ Ô! Đức Chúa Trời, vương quốc Ngài còn mãi và sự công bình của Ngài ngự trị trong vương quốc”. Những lời tiên tri trong Cựu Ước công bố về thần tánh Ngài như sau: “Vì sẽ có một con trẻ sinh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta, quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài, Ngài sẽ được xưng là Đấng mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, Chúa bình an.”
    Vì thế, C.S.Lewis đã tranh luận, tin Chúa Giê-xu là một giáo sư tốt đó không phải là sự lựa chọn. Chúa Giê-xu được xưng là Đức Chúa Trời rõ ràng không thể chối cãi. Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì Ngài là kẻ nói dối do đó không phải là tiên tri, giáo sư tốt, hay người tin kính tốt. Thử giải thích xa hơn những lời của Chúa Giê-xu, những học giả hiện đại công bố “Giê-xu là nhân vật lịch sử thật” đã không nói nhiều điều mà Kinh Thánh làm chứng về Ngài.
    Chúng ta là ai mà tranh luận với lời Đức Chúa Trời liên quan đến những gì Chúa Giê-xu đã làm hoặc làm mà không nói. Làm thế nào có thể một “học giả” hai ngàn năm đã rút ra từ Chúa Giê-xu một cái nhìn thấu suốt bên trong những gì Ngài làm hoặc làm mà không nói hơn là những người đã sống với Ngài, hầu việc Ngài, và được dạy dỗ bởi chính Chúa Giê-xu – Giăng 14:26?
    Tại sao việc hỏi về con người thật của Chúa Giê-xu lại rất quan trọng? Tại sao lại trở thành vấn đề cho dù Ngài có phải là Đức Chúa Trời hay không? Lý do quan trọng nhất mà Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời, sự chết của Ngài không có linh nghiệm để trả thay tội lỗi của toàn thể loài người.
    I Giăng 2:2 Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đền tội thay cho món nợ tội lỗi không thể đếm được – Rô-ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21. Chúa Giê-xu phải là Đức Chúa Trời để mà Ngài có thể trả thay món nợ của chúng ta. Chúa Giê-xu phải là người để Ngài có thể chết. Sự cứu rỗi chỉ có thể thực hiện được qua đức tin vào Chúa Giê-xu Christ. Thần tánh của Chúa Giê-xu để giải thích tại sao Ngài là con đường cứu rỗi duy nhất. Thần tánh của Chúa Giê-xu để giải thích lời tuyên bố của Ngài: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” Giăng 14:6.
    Nếu bạn tin Chúa Giê-xu sống lại và muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của bạn, đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể nói: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê-xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê-xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men!”
    Nếu bạn thật lòng nói lời cầu nguyện trên đây với Chúa Giê-xu. Thì ngay giờ này bạn được chính Đức Chúa Trời gọi bạn là con của Ngài – Giăng 1:12. Đức Chúa Trời cũng sẽ làm nhiều điều lạ lùng trên đời sống bạn kể từ khi bạn mời Ngài làm Chủ cuộc đời mình. Chúng tôi xin hoan nghênh bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn những bước đầu tiên trên con đường theo Chúa.
    Quý vị cũng hãy mạnh dạn tìm ngay một Hội Thánh Tin Lành gần nơi ở của mình để được hướng dẫn thêm về Chúa và cùng anh em thờ phượng Chúa. Xin hoan nghênh và chúc mừng quý vị gia nhập gia đình của Chúa Cứu Thế Giê-xu.


    Kết quả hình ảnh cho chân giả luận





    Chân Giả Luận

    Posted at  11/06/2019 12:27:00 SA  |  in  Thắc Mắc  |  Read More»

    Kết quả hình ảnh cho chân giả luận





    Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

    Kết quả hình ảnh cho Uống Nước Nhớ Nguồn

    Chúng ta đang sống trong Mùa Tạ Ơn, nhắc nhở chúng ta về những ơn lành Thiên Chúa ban cho con người. Lễ Tạ Ơn có từ năm 1621, một năm sau khi những người Anh đầu tiên đặt chân trên đất Hoa Kỳ. Sau mùa gặt đầu tiên ở xứ lạ, những người nầy đã cùng nhau bày một bữa tiệc ăn mừng và tạ ơn Thiên Chúa.
    Người Mỹ có truyền thống ăn gà tây trong ngày Lễ Tạ Ơn vì trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên với người bản xứ, ngoài những thứ trồng trọt được trong mùa đầu tiên, họ ăn thịt bốn con gà tây săn được trong rừng. Món gà tây ngày nay nhắc lại bữa tiệc tạ ơn đầu tiên đó.
    Chúng ta có thể thích ăn thịt gà tây, có thể không thích, nhưng điều quan trọng trong mùa tạ ơn không phải là ăn uống, tiệc tùng hay vui chơi nhưng là lòng biết ơn. Những người di dân đầu tiên tại đây, với đức tin nơi Thiên Chúa, đã quy mọi ân phúc họ tiếp nhận cho Thiên Chúa. Họ ý thức rằng tất cả mọi điều họ có đều đến từ Thiên Chúa và họ phải tạ ơn Ngài.
    Người Việt chúng ta cũng là những người luôn luôn sống với lòng biết ơn. Trong dân gian, chúng ta truyền tụng cho nhau câu, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng." Chúng ta cũng nói, "Uống nước nhớ nguồn." Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến ơn Trời.
    Trong Mùa Tạ Ơn nầy, tôi mời Bạn dành một vài phút ngắn ngủi tiếp theo đây, để chúng ta cùng nhau suy nghĩ đến ơn lành lớn lao Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa trong những hành động cụ thể và tích cực. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ nầy dạy chúng ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn.
    Trước hết nó cho ta thấy rằng chúng ta là những người thọ ơn Thiên Chúa. "Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ nầy bao gồm bao nhiêu ý nghĩa khác nữa. Có nhiều điều chúng ta thụ hưởng hay có trong tay mỗi ngày, quá quen thuộc và quá bình thường đến nỗi chúng ta coi thường và coi đó như điều tự nhiên xảy ra, không suy nghĩ đến nữa cho đến khi gặp những hoàn cảnh đặc biệt, chúng ta mới thấy đó là những điều vô cùng quý giá, không phải tầm thường. Uống nước là một trong những điều bình thường đó. Ngày nào ta lại không uống nước hễ khát thì uống, không uống nước máy thì nước lọc, nước ngọt, nước trà, v.v... Nhưng chắc Bạn đã có lần kinh nghiệm trong chuyến vượt biên, lúc bị tù đày, trong những ngày di tản, hay nghe lại từ kinh nghiệm của người khác về những giọt nước lạnh mà trong những giờ phút đó bao nhiêu ngọc ngà châu báu cũng không mua được. Chúng ta đã từng nghe những người chia nhau từng giọt nước trong nắp bình, hay những em bé nhờ một chút nước mà còn sống sót cho đến ngày nay.
        Uống nước bình thường thật và chúng ta dễ coi thường nhưng trong những hoàn cảnh đó nước là một cái gì phi thường và là ân huệ vô cùng lớn lao. Chúng ta dễ coi thường những gì chúng ta có nhiều và dễ có, như nước uống, thật ra chúng ta phải ý thức rằng những giọt nước chúng ta uống mỗi ngày đến từ Thiên Chúa như lời cầu nguyện trong dân gian: "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống..." Ngày nay có lẽ ta phải bỏ tiền ra mua nước để uống cho tinh khiết, nhưng nguồn nước vẫn đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ bắt chúng ta phải trả tiền để uống nước cả! Chẳng những nước uống nhưng cơm ăn, áo mặc hằng ngày và mọi điều ta thụ hưởng đếu đến từ Thiên Chúa. Bài cầu nguyện dân gian không dừng lại ở chỗ "lấy nước tôi uống" nhưng tiếp tục xin Trời mưa để có ruộng mà cày, có cơm mà ăn, có rơm mà nấu. Ngày nay chúng ta không cần cày vẫn có cơm ăn, không cần rơm, chỉ cần bật nút lò để nấu. Nhưng Bạn có thấy sự hiện diện của Thiên Chúa đàng sau tất cả những điều đó không? Tôi muốn nói đến sức khỏe để có thể đi làm có tiền mua thức ăn, tôi muốn nói đến công ăn việc làm, dịp tiện, hệ thống trợ cấp, những người chung quanh chúng ta, những phương tiện giúp chúng ta có những gì chính chúng ta không thể tạo ra.
       Tất cả đều đến từ Thiên Chúa và chúng ta cần tạ ơn Ngài. Chúng ta đang sống trên đất nước giàu nhất thế giới và tất cả mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như cơ hội học hỏi, tiến thân đèu đến từ Thiên Chúa. Nước chúng ta uống hằng ngày không chỉ giới hạn chất lỏng chúng ta đưa vào miệng nhưng tất cả mọi điều trong phạm vi vật chất Thiên Chúa đã cung ứng cho con người để sống mà trên hết là chính thân thể diệu kỳ của chúng ta.
       Chúng ta vừa nói hai chữ "uống nước" nghe rất đơn giản nhưng Bạn có biết rằng chúng ta uống được hay nuốt được cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta không? Chúng ta đã từng thấy những người mắc chứng ung thư cuống họng, không nuốt được, cũng có những người vì tai biến mạch máu não hay những thứ bệnh khác đã không thể điều khiển được cuống họng của mình, không nuốt được. Một cử động rất đơn giản trong bộ máy diệu kỳ Thiên Chúa đã tạo dựng, không có hay có gì sai trật trong bộ máy đó thì uống cũng không được. Từ đó ta thấy chẳng những ăn hay uống nhưng cả con người nầy, nếu không có sức khỏe thì làm sao để ăn, để uống, để hoạt động, để làm việc, để di chuyển. Chúng ta đã từng thấy những người thật khỏe mạnh mắc chứng nan y, nằm xuống một chỗ và đời sống không còn gì nữa. Người đó có thể chính là chúng ta, đang hoạch định nhiều điều cho tương lai, cho tuần lễ tới hay cho chính ngày hôm nay, nhưng một cơn bệnh đến nằm xuống và dù có muốn gì đi nữa, đã nằm trên giường bệnh là phải nằm vậy thôi!

       Uống nước, hai chữ thật đơn giản nhưng cho ta thấy bao nhiêu ơn lành của Thiên Chúa. Ơn ban cho nước để chúng ta uống và ơn ban cho ta sức khoẻ để có thể uống. Nói rộng ra, đời sống mà ta có và những gì ta đang thụ hưởng đều đến từ Thiên Chúa. Ngày hôm nay hay bất cứ lúc nào uống nước Bạn hãy suy nghĩ đến những gì tôi vừa nói và cả tạ Thiên Chúa đã ban cho ta nước để uống và một thân thể có khả năng để uống nước đó!
    Trong bốn chữ "Uống nước nhớ nguồn" uống là một hành động, một cái gì ta thụ hưởng, còn "nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn. Những chữ "Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai cách:

       1. Đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn. Đây là lời nhắc nhở chúng ta đừng quên ơn của Thiên Chúa.
       2. Nhưng câu, "Uống nước nhớ nguồn" cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước nầy tôi không thể quên từ đâu tôi có nước để uống. Tạ tự nhủ: vì tôi uống nước nên tôi phải nhớ nguồn.
    Tôi không biết Bạn hiểu câu nầy như thế nào, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa, tự nhủ hay được nhắc nhở, mỗi chúng ta dù là ai, đều phải nhớ nguồn. "Nhớ" không có nghĩa là chợt nhớ hay nhớ nhung. Nhưng "nhớ" nghĩa không quên ơn, là biết ơn, là cảm nhận ân phúc của Thiên Chúa. Bạn và tôi, dù chúng ta là ai, được sinh ra trên cõi đời nầy, chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa. Cha mẹ sinh ta ra nhưng chính Thiên Chúa là Đấng ban cho chúng ta sự sống. Chẳng phải đợi khi uống nước mới nhớ nguồn, nhưng hiện diện trên cõi đời nầy, trong thân xác nầy là chúng ta đã phải nghĩ đến nguồn cội của mình và chẳng những để nhớ ơn, chúng ta cũng phải tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng và cứu rỗi. Tôi nói tạo dựng và cứu rỗi vì tất cả loài người đều do Thiên Chúa tạo dựng cho nên tất cả chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa về sự sống. Tuy nhiên không phải tất cả loài người đều tôn thờ Thiên Chúa là nguồn sống của mình. Con người chúng ta được Thiên Chúa ban cho ý chí tự do và chúng ta có thể nhớ nguồn hay không nhớ nguồn.
    Vì quên nguồn, vì xa lìa Thiên Chúa, con người chúng ta đã tự chọn cho mình con đường riêng và đó là con đường tội lỗi, xa cách Chúa. Dầu vậy Thiên Chúa vẫn yêu chúng ta, vẫn đi tìm chúng ta và kêu chúng ta trở lại với Ngài. Thiên Chúa thánh khiết không thể dung dưỡng tội lỗi vì vậy để có thể đem chúng ta trở lại, phải có một người chịu phạt thế cho chúng ta. Đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ngài chính là Thiên Chúa trong thân xác con người. Chúa Giê-xu đã giáng trần 2,000 năm trước, đứng ở chỗ lẽ ra chúng ta phải đứng, đó là chỗ đứng của tội nhân. Chúa Giê-xu đã đổ máu của Ngài ra trên thập giá để chuộc tội cho chúng ta và đó là ơn cứu rỗi Thiên Chúa dành cho chúng ta.
    Thiên Chúa chẳng những đã tạo dựng chúng ta, ban cho chúng ta sự sống thân xác, Ngài cũng đã cứu rỗi chúng ta, ban cho chúng ta sự sống tâm linh. Chúng ta cần biết ơn Chúa, chẳng những biết ơn về phương diện thân xác nhưng cũng biết ơn trên phương diện tâm linh. Đó là chẳng những nói được rằng, "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống" nhưng cũng nói được rằng, "Lạy Chúa Giê-xu là Đấng đã chịu chết thay cho con, con xin tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa."
    Bạn sẽ làm gì trong Mùa Tạ Ơn nầy, tôi không biết. Dù Bạn có ăn lễ tạ ơn hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng nhất là mùa tạ ơn nhắc chúng ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và cứu rỗi chúng ta. Nếu chúng ta uống nước và biết nhớ nguồn thì hôm nay, với đời sống, với hơi thở chúng ta đang có, chúng ta cần tôn thờ Thiên Chúa qua con đường cứu rỗi Chúa Giê-xu đã mở ra cho chúng ta qua cái chết của Ngài. Đó chính là lòng biết ơn thật sự và Mùa Tạ Ơn nầy sẽ ngập tràn ý nghĩa đối với Bạn và gia đình.
    MS Nguyễn Thỉ

    Uống Nước Nhớ Nguồn

    Posted at  10/16/2019 12:07:00 SA  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

    Kết quả hình ảnh cho Uống Nước Nhớ Nguồn

    Chúng ta đang sống trong Mùa Tạ Ơn, nhắc nhở chúng ta về những ơn lành Thiên Chúa ban cho con người. Lễ Tạ Ơn có từ năm 1621, một năm sau khi những người Anh đầu tiên đặt chân trên đất Hoa Kỳ. Sau mùa gặt đầu tiên ở xứ lạ, những người nầy đã cùng nhau bày một bữa tiệc ăn mừng và tạ ơn Thiên Chúa.
    Người Mỹ có truyền thống ăn gà tây trong ngày Lễ Tạ Ơn vì trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên với người bản xứ, ngoài những thứ trồng trọt được trong mùa đầu tiên, họ ăn thịt bốn con gà tây săn được trong rừng. Món gà tây ngày nay nhắc lại bữa tiệc tạ ơn đầu tiên đó.
    Chúng ta có thể thích ăn thịt gà tây, có thể không thích, nhưng điều quan trọng trong mùa tạ ơn không phải là ăn uống, tiệc tùng hay vui chơi nhưng là lòng biết ơn. Những người di dân đầu tiên tại đây, với đức tin nơi Thiên Chúa, đã quy mọi ân phúc họ tiếp nhận cho Thiên Chúa. Họ ý thức rằng tất cả mọi điều họ có đều đến từ Thiên Chúa và họ phải tạ ơn Ngài.
    Người Việt chúng ta cũng là những người luôn luôn sống với lòng biết ơn. Trong dân gian, chúng ta truyền tụng cho nhau câu, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng." Chúng ta cũng nói, "Uống nước nhớ nguồn." Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến ơn Trời.
    Trong Mùa Tạ Ơn nầy, tôi mời Bạn dành một vài phút ngắn ngủi tiếp theo đây, để chúng ta cùng nhau suy nghĩ đến ơn lành lớn lao Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa trong những hành động cụ thể và tích cực. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ nầy dạy chúng ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn.
    Trước hết nó cho ta thấy rằng chúng ta là những người thọ ơn Thiên Chúa. "Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ nầy bao gồm bao nhiêu ý nghĩa khác nữa. Có nhiều điều chúng ta thụ hưởng hay có trong tay mỗi ngày, quá quen thuộc và quá bình thường đến nỗi chúng ta coi thường và coi đó như điều tự nhiên xảy ra, không suy nghĩ đến nữa cho đến khi gặp những hoàn cảnh đặc biệt, chúng ta mới thấy đó là những điều vô cùng quý giá, không phải tầm thường. Uống nước là một trong những điều bình thường đó. Ngày nào ta lại không uống nước hễ khát thì uống, không uống nước máy thì nước lọc, nước ngọt, nước trà, v.v... Nhưng chắc Bạn đã có lần kinh nghiệm trong chuyến vượt biên, lúc bị tù đày, trong những ngày di tản, hay nghe lại từ kinh nghiệm của người khác về những giọt nước lạnh mà trong những giờ phút đó bao nhiêu ngọc ngà châu báu cũng không mua được. Chúng ta đã từng nghe những người chia nhau từng giọt nước trong nắp bình, hay những em bé nhờ một chút nước mà còn sống sót cho đến ngày nay.
        Uống nước bình thường thật và chúng ta dễ coi thường nhưng trong những hoàn cảnh đó nước là một cái gì phi thường và là ân huệ vô cùng lớn lao. Chúng ta dễ coi thường những gì chúng ta có nhiều và dễ có, như nước uống, thật ra chúng ta phải ý thức rằng những giọt nước chúng ta uống mỗi ngày đến từ Thiên Chúa như lời cầu nguyện trong dân gian: "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống..." Ngày nay có lẽ ta phải bỏ tiền ra mua nước để uống cho tinh khiết, nhưng nguồn nước vẫn đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ bắt chúng ta phải trả tiền để uống nước cả! Chẳng những nước uống nhưng cơm ăn, áo mặc hằng ngày và mọi điều ta thụ hưởng đếu đến từ Thiên Chúa. Bài cầu nguyện dân gian không dừng lại ở chỗ "lấy nước tôi uống" nhưng tiếp tục xin Trời mưa để có ruộng mà cày, có cơm mà ăn, có rơm mà nấu. Ngày nay chúng ta không cần cày vẫn có cơm ăn, không cần rơm, chỉ cần bật nút lò để nấu. Nhưng Bạn có thấy sự hiện diện của Thiên Chúa đàng sau tất cả những điều đó không? Tôi muốn nói đến sức khỏe để có thể đi làm có tiền mua thức ăn, tôi muốn nói đến công ăn việc làm, dịp tiện, hệ thống trợ cấp, những người chung quanh chúng ta, những phương tiện giúp chúng ta có những gì chính chúng ta không thể tạo ra.
       Tất cả đều đến từ Thiên Chúa và chúng ta cần tạ ơn Ngài. Chúng ta đang sống trên đất nước giàu nhất thế giới và tất cả mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như cơ hội học hỏi, tiến thân đèu đến từ Thiên Chúa. Nước chúng ta uống hằng ngày không chỉ giới hạn chất lỏng chúng ta đưa vào miệng nhưng tất cả mọi điều trong phạm vi vật chất Thiên Chúa đã cung ứng cho con người để sống mà trên hết là chính thân thể diệu kỳ của chúng ta.
       Chúng ta vừa nói hai chữ "uống nước" nghe rất đơn giản nhưng Bạn có biết rằng chúng ta uống được hay nuốt được cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta không? Chúng ta đã từng thấy những người mắc chứng ung thư cuống họng, không nuốt được, cũng có những người vì tai biến mạch máu não hay những thứ bệnh khác đã không thể điều khiển được cuống họng của mình, không nuốt được. Một cử động rất đơn giản trong bộ máy diệu kỳ Thiên Chúa đã tạo dựng, không có hay có gì sai trật trong bộ máy đó thì uống cũng không được. Từ đó ta thấy chẳng những ăn hay uống nhưng cả con người nầy, nếu không có sức khỏe thì làm sao để ăn, để uống, để hoạt động, để làm việc, để di chuyển. Chúng ta đã từng thấy những người thật khỏe mạnh mắc chứng nan y, nằm xuống một chỗ và đời sống không còn gì nữa. Người đó có thể chính là chúng ta, đang hoạch định nhiều điều cho tương lai, cho tuần lễ tới hay cho chính ngày hôm nay, nhưng một cơn bệnh đến nằm xuống và dù có muốn gì đi nữa, đã nằm trên giường bệnh là phải nằm vậy thôi!

       Uống nước, hai chữ thật đơn giản nhưng cho ta thấy bao nhiêu ơn lành của Thiên Chúa. Ơn ban cho nước để chúng ta uống và ơn ban cho ta sức khoẻ để có thể uống. Nói rộng ra, đời sống mà ta có và những gì ta đang thụ hưởng đều đến từ Thiên Chúa. Ngày hôm nay hay bất cứ lúc nào uống nước Bạn hãy suy nghĩ đến những gì tôi vừa nói và cả tạ Thiên Chúa đã ban cho ta nước để uống và một thân thể có khả năng để uống nước đó!
    Trong bốn chữ "Uống nước nhớ nguồn" uống là một hành động, một cái gì ta thụ hưởng, còn "nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn. Những chữ "Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai cách:

       1. Đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn. Đây là lời nhắc nhở chúng ta đừng quên ơn của Thiên Chúa.
       2. Nhưng câu, "Uống nước nhớ nguồn" cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước nầy tôi không thể quên từ đâu tôi có nước để uống. Tạ tự nhủ: vì tôi uống nước nên tôi phải nhớ nguồn.
    Tôi không biết Bạn hiểu câu nầy như thế nào, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa, tự nhủ hay được nhắc nhở, mỗi chúng ta dù là ai, đều phải nhớ nguồn. "Nhớ" không có nghĩa là chợt nhớ hay nhớ nhung. Nhưng "nhớ" nghĩa không quên ơn, là biết ơn, là cảm nhận ân phúc của Thiên Chúa. Bạn và tôi, dù chúng ta là ai, được sinh ra trên cõi đời nầy, chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa. Cha mẹ sinh ta ra nhưng chính Thiên Chúa là Đấng ban cho chúng ta sự sống. Chẳng phải đợi khi uống nước mới nhớ nguồn, nhưng hiện diện trên cõi đời nầy, trong thân xác nầy là chúng ta đã phải nghĩ đến nguồn cội của mình và chẳng những để nhớ ơn, chúng ta cũng phải tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng và cứu rỗi. Tôi nói tạo dựng và cứu rỗi vì tất cả loài người đều do Thiên Chúa tạo dựng cho nên tất cả chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa về sự sống. Tuy nhiên không phải tất cả loài người đều tôn thờ Thiên Chúa là nguồn sống của mình. Con người chúng ta được Thiên Chúa ban cho ý chí tự do và chúng ta có thể nhớ nguồn hay không nhớ nguồn.
    Vì quên nguồn, vì xa lìa Thiên Chúa, con người chúng ta đã tự chọn cho mình con đường riêng và đó là con đường tội lỗi, xa cách Chúa. Dầu vậy Thiên Chúa vẫn yêu chúng ta, vẫn đi tìm chúng ta và kêu chúng ta trở lại với Ngài. Thiên Chúa thánh khiết không thể dung dưỡng tội lỗi vì vậy để có thể đem chúng ta trở lại, phải có một người chịu phạt thế cho chúng ta. Đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ngài chính là Thiên Chúa trong thân xác con người. Chúa Giê-xu đã giáng trần 2,000 năm trước, đứng ở chỗ lẽ ra chúng ta phải đứng, đó là chỗ đứng của tội nhân. Chúa Giê-xu đã đổ máu của Ngài ra trên thập giá để chuộc tội cho chúng ta và đó là ơn cứu rỗi Thiên Chúa dành cho chúng ta.
    Thiên Chúa chẳng những đã tạo dựng chúng ta, ban cho chúng ta sự sống thân xác, Ngài cũng đã cứu rỗi chúng ta, ban cho chúng ta sự sống tâm linh. Chúng ta cần biết ơn Chúa, chẳng những biết ơn về phương diện thân xác nhưng cũng biết ơn trên phương diện tâm linh. Đó là chẳng những nói được rằng, "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống" nhưng cũng nói được rằng, "Lạy Chúa Giê-xu là Đấng đã chịu chết thay cho con, con xin tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa."
    Bạn sẽ làm gì trong Mùa Tạ Ơn nầy, tôi không biết. Dù Bạn có ăn lễ tạ ơn hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng nhất là mùa tạ ơn nhắc chúng ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và cứu rỗi chúng ta. Nếu chúng ta uống nước và biết nhớ nguồn thì hôm nay, với đời sống, với hơi thở chúng ta đang có, chúng ta cần tôn thờ Thiên Chúa qua con đường cứu rỗi Chúa Giê-xu đã mở ra cho chúng ta qua cái chết của Ngài. Đó chính là lòng biết ơn thật sự và Mùa Tạ Ơn nầy sẽ ngập tràn ý nghĩa đối với Bạn và gia đình.
    MS Nguyễn Thỉ

    Kết quả hình ảnh cho Sau Sự Chết Có Gì?


    Chồng của bà Sarah Winchester đã tích lũy được một gia tài kết xù nhờ sản xuất và bán súng trường. Sau khi chồng chết năm 1918, bà Sarah dời về sống ở San Jose, California. Trong lúc buồn chán, bà bắt đầu say sưa tham dự vào các hoạt động đồng bóng, ma thuật, tâm linh. Khi bà tìm cách liên lạc với vong linh của chồng mình, một người đồng bóng đã nói với bà, "Bao lâu bà tiếp tục xây cất ngôi nhà của mình thì bấy lâu bà chưa có chết." Bà Sarah tin lời người đồng bóng nầy. Bà mua một lâu đài 17 phòng đang xây cất dang dở và bắt đầu mở rộng thêm. Chương trình kiến trúc vẫn tiếp tục mãi cho đến khi bà chết năm bà được 85 tuổi. Công trình xây cất trên tốn kém đến 5 triệu đô-la, mà theo thời giá bấy giờ mỗi công nhân lãnh năm mươi cents mỗi ngày. Lâu đài mở rộng đến 150 phòng, 13 phòng tắm, 2,000 cửa chính, 47 lò sưởi và 10,000 cửa sổ. Lâu đài có những cầu thang không dẫn tới đâu cả và có những cửa mở để chỉ nhìn vào những vách tường. Khi công trình xây dựng chấm dứt lúc bà Sarah chết, người ta thấy còn có đủ vật liệu để tiếp tục xây cất đến 80 năm nữa! Ngày nay lâu đài Winchester được làm nơi thu hút du khách nhưng nó cũng làm chứng tích lặng thinh cho sự sợ chết đã cầm tù vô số con người. Dầu bà Sarah là một trường hợp cá biệt, bà vẫn là một trong số rất nhiều người đã xây dựng lên những hệ thống tín ngưỡng phức tạp để trốn tránh thực trạng không tránh khỏi của loài người. Cuối cùng ai cũng sẽ chết.
    Trong vòng 100 năm nữa, ngoại trừ một số ít người sống lâu, còn tất cả những người đang sống hiện nay trên thế giới đều chết hết, không còn người nào. Đối với một số người, nói đến chết chỉ là chuyện xa vời, không ai muốn nhắc đến. Chuyện đó còn lâu mới tới, lo gì cho mệt! Có người nói chết là hết, bận tâm làm gì? Tử giã biệt luận mà! Nhưng trong thực tế đã có người như Vua Philip, thân phụ của Hoàng Đế A-lịch-sơn Đại Đế, đã quyết định nhắc đến sự chết mỗi ngày. Mỗi buổi sáng, ông truyền lịnh cho một đầy tớ đánh thức ông dậy với câu nói, "Philip, hãy nhớ rằng nhà ngươi sẽ chết."
    Chúng ta không chỉ đối diện với sự chết của chính mình nhưng cũng của những người thân yêu của chúng ta nữa. Đây là vấn đề muôn thuở của loài người. Biết bao nhiêu người đã đặt câu hỏi: Sau sự chết còn có gì không? Chết rồi tôi sẽ đi đâu? Có thiên đàng và hoả ngục không? Đời sống tôi hôm nay có ảnh hưởng đến tương lai của tôi sau khi chết không?
    Thái độ của chúng ta đối với sự chết sẽ quyết định lối sống của chúng ta. Nếu một người không tin có đời sau thì trong đời nầy người đó sẽ chỉ cần thoả mãn những nhu cầu thể xác và sống phớt tỉnh đối với nhu cầu tâm linh. Người đó cũng sẽ sống với rất ít mục đích sống. Sẽ không có hy vọng gì cho người đó bên giường chết. Ngược lại nếu một người tin có đời sau thì tư tưởng, tình cảm và thái độ của người đó sẽ biểu lộ cách khác hẳn. Người đó có nhiều mục đích sống, sống với nhiều ý nghĩa và luôn luôn có hy vọng cho người đó bên giường chết.
    Nếu chết là hết thì hôm nay tôi có quyền hưởng thụ, chơi bời, sống thoả mãn tối đa mọi nhu cầu thể xác, không cần biết đời sau có gì. Nhưng nếu có thể có đời sau thì tôi phải sống cẩn trọng hơn. Hôm nay tôi phải tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hành trình của tôi sau cái chết.
    Tuy nhiên, làm sao để biết chắc sau sự chết có gì? Có ai sống lại từ cõi chết để kể lại cho tôi biết sau sự chết thì việc gì xảy ra không? Xưa nay, đối diện với câu hỏi nầy, chúng ta có hai câu giải đáp. Một giải đáp đến từ sự suy tư triết lý tôn giáo với chủ trương của loài người. Một giải đáp đến từ sự mặc khải của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Chúng ta có quyền chọn lựa giữa hai câu giải đáp nầy.
    Thưa các nhà thông thái đời nầy: Xin hỏi "Sau Sự Chết Có Gì?"
    Thông thường theo giải đáp của loài người, người ta có ba tín ngưỡng sau đây về việc gì sẽ xảy ra sau sự chết.
    ·            Sau khi chết, chúng ta không còn hiện hữu nữa. Chết là hết. Không có đời sau nào cả. Chỉ có đời nầy mà thôi. Đây là chủ trương của người vô thần hoặc những người vô tôn giáo.
    Nếu không có đời sau thì loài người chẳng khác nào loài vật như điểu thú côn trùng, chết rồi thôi. Nếu không có đời sau thì hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi cho vội vàng vì mai đây chết rồi không còn cơ hội để hưởng thụ nữa. Thực tế con người không sống cho hiện tại mà cũng sống cho tương lai nữa. Dù nghèo hèn kém thiếu hay sang trọng quyền quí đến đâu, con người vẫn luôn hướng về những gì vĩnh cửu, vĩ đại, cao cả. Chúng ta từng thấy những kim tự tháp của người Ai Cập, đã được xây dựng to lớn mấy ngàn năm trước Chúa cũng như những lăng tẩm của các vì vua chúa, những ngôi mộ kiên cố, đẹp đẽ đủ kiểu của mọi dân tộc khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều thể hiện niềm tin về sự thực hữu của đời sau.
    Chúng ta cũng trân trọng và ngã mũ trước một người quá cố. Chúng ta nói ông bà cha mẹ của tôi qua đời chứ không nói con mèo con chó con trâu con gà con vịt của tôi qua đời. Chúng ta thường tin vong linh ông bà cha mẹ chúng ta vẫn còn đó. Có nhiều người Việt, người Hoa đang thờ cúng vong linh của ông bà. Tất cả những hành động của loài người chứng tỏ họ không tin chết là hết.
    Sứ đồ Phao-lô đã nói với những người tin Chúa, tin có đời sau, "Nếu chúng ta chỉ có hy vọng trong Đấng Christ ở đời nầy mà thôi, thì trong tất cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết" (I Cô-rinh-tô 15:19).
    ·            Sau khi chết, tất cả chúng ta sẽ lên thiên đàng. Một số người tin rằng bất kể một người tin Chúa hay không tin; có vâng phục mạng lịnh của Chúa hay không hết thảy đều sẽ lên thiên đàng.
    Đây là chủ trương của những nhà Thần học Tân phái, tin rằng Chúa yêu thương và rốt cuộc sẽ cho mọi người vào thiên đàng. Điều mĩa mai ở đây là chủ trương nầy không cho phép ai vào hỏa ngục cả, kể cả những người đại ác như Hitler, những tên cướp của giết người, những người vô luân, những người chỉ muốn sống ở hỏa ngục chứ không thích thiên đàng...
    Chủ trương nầy mâu thuẩn với Kinh Thánh và trái với ý thức công bình của chúng ta. Lời Chúa bày tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả mọi người được sự Cứu rỗi và Ngài đã ban Con Một của Ngài để Cứu rỗi thế gian. Nhưng chúng ta phải lấy đức tin tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời và bày tỏ đức tin đó qua sự vâng phục. Kinh Thánh nói rõ: "Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó" (Giăng 3:36).
    ·            Sau khi chết, chúng ta sẽ trở lại, nghĩa là sẽ luân hồi chuyển kiếp hoặc đầu thai thành người khác.
    Đây là triết lý tôn giáo của nhiều nước á Đông. Người Ấn Giáo và Phật Giáo nghĩ rằng đời sống hiện tại chỉ là một trong nhiều đời sống của chu kỳ sinh ra, chết và tái sanh. Theo luật Karma (Nghiệp Báo) của Ấn Giáo, mỗi hành động đều có hậu quả.Những hậu quả nầy gắn liền với người làm ra những hành động đó. Một người trở thành sâu bọ hay thành một thầy tế lễ tùy thuộc vào cách người đó cư xử trên thế gian nầy. Quá trình tái sanh là nhằm để tẩy sạch tội lỗi và làm thoả mãn sự công bình của vũ trụ. Khi một người cuối cùng trở nên đủ tốt, người đó đạt được phước hạnh vĩnh cửu khi người đó hoà nhập vào với linh vũ trụ. Người Phật Giáo cũng tin luật Nghiệp Báo nhưng quyết tâm sống một đời sống kỹ luật cao để loại bỏ hết mọi ham muốn và để mong đạt được trạng thái hiện hữu mà họ gọi là Niết Bàn (Nirvana). Đó là nơi giải thoát không còn sinh tử luân hồi.
    Nếu những nổ lực của những người tin thuyết luân hồi là đúng thì thế giới lẽ ra phải có đời sống đạo đức càng ngày càng khá hơn trước mới phải, trái lại điều nầy đã không xảy ra. Nếu con người tu được để thoát ra khỏi vòng luân hồi thì thế giới nầy sẽ giảm bớt số người đi thật nhiều nhờ đã được giải thoát.Trái lại điều nầy đã không xảy ra, loài người càng ngày càng sinh sôi nẩy nở và tội ác con người càng ngày càng nhiều hơn và tinh vi ác độc hơn.
    Có người hỏi, "Nếu có kiếp trước thì tại sao tôi không còn nhớ gì về kiếp trước?" Tất cả mọi người không ai nhớ đến kiếp trước của mình. Tại sao? Tại vì không có kiếp trước làm sao nhớ!
    Một Mục sư Tin Lành đã thuyết phục một người tin thuyết luân hồi, "Nếu có nhiều kiếp để tu cho tốt hơn, tại sao anh không thử dành một kiếp nầy thôi để tin nhận Chúa? Nếu kiếp nầy tin Chúa mà anh không thấy khá hơn, tốt hơn, và được Cứu rỗi linh hồn, thì anh vẫn còn nhiều kiếp nữa để tu?"
    Chúng ta thử suy nghĩ hậu quả của những người tin và không tin thuyết luân hồi sẽ như thế nào? Nếu tôi tin rằng sẽ còn có nhiều cơ hội nữa trong nhiều đời nữa để tôi tu sửa thì trong đời nầy tôi sẽ sống ra sao? Hoặc nếu tôi tin rằng tôi chỉ có một đời nầy để sống cho tốt, tôi phải tu sửa trong đời nầy mà thôi, tôi phải ăn năn làm lại cuộc đời vì không có cơ hội nào khác nữa trong đời sau, số phận vĩnh cửu của tôi tùy thuộc vào cuộc sống của tôi trong đời nầy, thì trong đời nầy tôi sẽ sống ra sao?
    Niềm tin vào thuyết luân hồi chỉ là hy vọng hão huyền của loài người vào nỗ lực tự tu sửa, tự Cứu rỗi của một số người. Trong thực tế không ai biết chắc mình phải tu sửa thế nào mới thoát được vòng luân hồi. Không biết có ai nhờ tu mà thoát được vòng luân hồi chưa? Ai có quyền điều khiển vòng luân hồi? Ai quyết định cho tôi trở thành người hay thành thú vật? Ai phán xét để quyết định cho tôi đủ tốt để thoát được vòng luân hồi? Nếu thuyết luân hồi không đúng, không có thật thì những cố gắng tự Cứu của những người theo thuyết nầy sẽ ra hư không, vô ích. Họ sẽ đi đâu?
    Kinh Thánh không hề đề cập đến hay dạy đến chuyện luân hồi, chuyển kiếp. Kinh Thánh đề cao địa vị con người khác hẳn muôn loài vạn vật, con người mang hình ảnh Đức Chúa Trời. Không có chuyện con vật thành con người hay con người trở thành con vật bao giờ. Chính thuyết luân hồi phủ nhận một Đức Chúa Trời thực hữu công bình và ân điển đang tể trị thế gian. Thuyết luân hồi chủ trương con người phải tự Cứu và không cần ai Cứu cả. Thuyết luân hồi phủ nhận mọi việc Chúa Giê-xu đã làm cho nhân loại.
    Mục sư Charles Spurgeon đã ví sánh như sau: "Một người nên thử vượt Đại Tây Dương bằng chiếc thuyền giấy tốt hơn là cố đến thiên đàng bằng những việc làm lành."
    Dĩ nhiên câu nói nầy không phủ nhận giá trị của việc làm lành, nó chỉ khẳng định rằng không ai có thể đến thiên đàng được nhờ việc tu sửa hay làm lành riêng tư của mình. Muốn lên thiên đàng chúng ta phải vâng theo điều kiện của Đức Chúa Trời trên thiên đàng.

    Thưa Đức Chúa Trời: Xin hỏi "Sau Sự Chết Có Gì?"
    Giải đáp của loài người không làm cho ai thỏa mãn bởi vì tất cả chỉ là võ đoán, mơ hồ, không chắc chắn. Vậy chúng ta hãy ngước lên trông chờ sự mạc khải đến từ Đức Chúa Trời.
    Kinh Thánh khẳng định rằng sau khi chết, chúng ta sẽ được Chúa phán xét và sẽ đi đến một trong hai nơi hoàn toàn khác nhau, đó là thiên đàng hay là hỏa ngục. Đây là giải đáp của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hê-bơ-rơ 9:27). Sẽ có một ngày Chúa xét xử công bình. Người ác bị phạt, người lành được thưởng. Chúa Giê-xu dạy rõ trong Bài Giảng Trên Núi của Ngài. "Nếu mắt bên phải gây cho các con phạm tội, cứ móc quăng đi, vì thà chột mắt còn hơn cả thân thể bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải gây cho các con phạm tội, cứ cắt bỏ đi, vì thà cụt tay còn hơn cả thân thể bị sa vào hỏa ngục" (Ma-thi-ơ 5:29-30).
    Kinh Thánh chép: "Hiện nay chẳng còn có sự định tội nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu" (Rô-ma 8:1). Những người tin Chúa không còn sợ bị phán xét nữa. Chúa chỉ phán xét để ban thưởng cho người tin Chúa chứ không phải để hình phạt họ nữa. Mọi việc cần thiết để khai mở con đường dẫn đến thiên đàng thì Chúa Giê-xu đã thực hiện xong rồi. Ngài đã chết thế tội chúng ta và Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Ngài là Đấng duy nhất chúng ta tin cậy bước theo khi chuẩn bị cuộc hành trình hướng về đời sau.
    Có một nơi gọi là Thiên Đàng. Theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, có một chỗ được gọi là thiên đàng vinh hiển, đẹp đẽ và phước hạnh. Đó là chỗ giống như vườn địa đàng ê-đen được khôi phục. Tại đó chúng ta sẽ nhận lãnh một thân thể mới (1Cô 15:35-44). Chúng ta sẽ tiếp tục làm những cá nhân độc đáo và có thể nhận biết nhau. Thân thể sống lại của chúng ta là thân thể thiêng liêng. Đó là một thân thể vinh hiển (1 Giăng 3:1-3). Đó cũng là thân thể bất tử, không bao giờ chết nữa để thích hợp với thiên đàng.
    Ở đó sẽ không có buồn bả, khóc lóc, đau đớn, chết chóc nữa (Khải Huyền 21:4). Ở đó không có điều ác, không có ruả sả nữa (Khải Huyền 21:27; 22:3). Ở thiên đàng chúng ta sẽ phục vụ Đức Chúa Trời, sẽ đồng trị với Đấng Christ cho đến đời đời (Khải Huyền 22:3, 5). Ở đó chúng ta sẽ biết mọi sự mà ngày nay chúng ta mong muốn biết, chúng ta sẽ được thoả mãn mọi khát vọng vĩnh cửu của tâm hồn. Sứ đồ Giăng đã viết: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch" (1 Giăng 3:2,3).
    Có ai thấy được thiên đàng? Có ba người: Phao-lô (2 Cô-rinh-tô 12:2-4); Giăng (Khải Huyền 4-22); Chúa Giê-xu (Giăng 14:1-6).
    Làm sao để chắc đến thiên đàng? Hãy tin cậy Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất đưa ta đến thiên đàng.
    Chúa Giê-xu đã phán hứa với những môn đồ của Ngài: "Lòng các người chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; nếu không có vậy thì ta đã nói trước cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu và biết đường đi nữa. Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được? Vậy Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:1-6).
    Có một nơi gọi là Hỏa Ngục. Cũng theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, có một nơi gọi là hỏa ngục. Chúa Giê-xu nói về hỏa ngục nhiều hơn thiên đàng. Ngài cảnh cáo để loài người tránh xa hỏa ngục và mau mau hướng đến thiên đàng. Ngài nói đến con đường khoảng khoát dẫn đến hỏa ngục, kẻ vào đó cũng nhiều.
    Tại sao Chúa Tốt Lành và Yêu Thương lại đày người ta xuống hoả ngục? Đó là do sự ghê gớm của tội lỗi. Đó là do bản tính thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không đày ai xuống địa ngục. Bản tính tội lỗi và ý chí tự do của một tội nhân dẫn người đó xuống hỏa ngục. Hỏa ngục là nơi dành cho Ma quỉ, không phải dành cho loài người. Người nào không ăn năn tội quay vể nhờ Chúa Cứu, người đó tự nhiên đã chọn con đường xa cách Chúa và hậu quả là hư mất.

    Hoả ngục được mô tả như thế nào?
    ·            Chúa Giê-xu mô tả: Đó là nơi lửa cháy (Ma-thi-ơ 5:22), nơi thân xác đau đớn (Ma-thi-ơ 5:29,30); nơi phân cách hoàn toàn với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 7:23); nơi tối tăm, khóc lóc và nghiến răng (Ma-thi-ơ 8:12).
    ·            Các sứ đồ mô tả: Nơi lửa cháy (Gia-cơ 3:6, Giu-đe 6,7), nơi khói đau khổ tỏa lên đời đời (Khải huyền 14:11); hồ lửa là sự chết thứ hai (Khải Huyền 20:14, 15).
    Có hai sự lựa chọn: Bước vào thang máy, bạn muốn đi xuống hay muốn đi lên? Bạn có quyền chọn lựa. Hãy sáng suốt chọn lựa khi còn có cơ hội. Đừng để người khác chọn lựa thay bạn. Mỗi người chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Không chọn thiên đàng là đương nhiên bạn đang chọn hoả ngục. Hãy quyết định hôm nay. Mong bạn chọn đúng con đường hẹp của Chúa Cứu Thế Giê-xu để bạn được lên thiên đàng.

    Sau Sự Chết Có Gì?

    Posted at  10/16/2019 12:05:00 SA  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

    Kết quả hình ảnh cho Sau Sự Chết Có Gì?


    Chồng của bà Sarah Winchester đã tích lũy được một gia tài kết xù nhờ sản xuất và bán súng trường. Sau khi chồng chết năm 1918, bà Sarah dời về sống ở San Jose, California. Trong lúc buồn chán, bà bắt đầu say sưa tham dự vào các hoạt động đồng bóng, ma thuật, tâm linh. Khi bà tìm cách liên lạc với vong linh của chồng mình, một người đồng bóng đã nói với bà, "Bao lâu bà tiếp tục xây cất ngôi nhà của mình thì bấy lâu bà chưa có chết." Bà Sarah tin lời người đồng bóng nầy. Bà mua một lâu đài 17 phòng đang xây cất dang dở và bắt đầu mở rộng thêm. Chương trình kiến trúc vẫn tiếp tục mãi cho đến khi bà chết năm bà được 85 tuổi. Công trình xây cất trên tốn kém đến 5 triệu đô-la, mà theo thời giá bấy giờ mỗi công nhân lãnh năm mươi cents mỗi ngày. Lâu đài mở rộng đến 150 phòng, 13 phòng tắm, 2,000 cửa chính, 47 lò sưởi và 10,000 cửa sổ. Lâu đài có những cầu thang không dẫn tới đâu cả và có những cửa mở để chỉ nhìn vào những vách tường. Khi công trình xây dựng chấm dứt lúc bà Sarah chết, người ta thấy còn có đủ vật liệu để tiếp tục xây cất đến 80 năm nữa! Ngày nay lâu đài Winchester được làm nơi thu hút du khách nhưng nó cũng làm chứng tích lặng thinh cho sự sợ chết đã cầm tù vô số con người. Dầu bà Sarah là một trường hợp cá biệt, bà vẫn là một trong số rất nhiều người đã xây dựng lên những hệ thống tín ngưỡng phức tạp để trốn tránh thực trạng không tránh khỏi của loài người. Cuối cùng ai cũng sẽ chết.
    Trong vòng 100 năm nữa, ngoại trừ một số ít người sống lâu, còn tất cả những người đang sống hiện nay trên thế giới đều chết hết, không còn người nào. Đối với một số người, nói đến chết chỉ là chuyện xa vời, không ai muốn nhắc đến. Chuyện đó còn lâu mới tới, lo gì cho mệt! Có người nói chết là hết, bận tâm làm gì? Tử giã biệt luận mà! Nhưng trong thực tế đã có người như Vua Philip, thân phụ của Hoàng Đế A-lịch-sơn Đại Đế, đã quyết định nhắc đến sự chết mỗi ngày. Mỗi buổi sáng, ông truyền lịnh cho một đầy tớ đánh thức ông dậy với câu nói, "Philip, hãy nhớ rằng nhà ngươi sẽ chết."
    Chúng ta không chỉ đối diện với sự chết của chính mình nhưng cũng của những người thân yêu của chúng ta nữa. Đây là vấn đề muôn thuở của loài người. Biết bao nhiêu người đã đặt câu hỏi: Sau sự chết còn có gì không? Chết rồi tôi sẽ đi đâu? Có thiên đàng và hoả ngục không? Đời sống tôi hôm nay có ảnh hưởng đến tương lai của tôi sau khi chết không?
    Thái độ của chúng ta đối với sự chết sẽ quyết định lối sống của chúng ta. Nếu một người không tin có đời sau thì trong đời nầy người đó sẽ chỉ cần thoả mãn những nhu cầu thể xác và sống phớt tỉnh đối với nhu cầu tâm linh. Người đó cũng sẽ sống với rất ít mục đích sống. Sẽ không có hy vọng gì cho người đó bên giường chết. Ngược lại nếu một người tin có đời sau thì tư tưởng, tình cảm và thái độ của người đó sẽ biểu lộ cách khác hẳn. Người đó có nhiều mục đích sống, sống với nhiều ý nghĩa và luôn luôn có hy vọng cho người đó bên giường chết.
    Nếu chết là hết thì hôm nay tôi có quyền hưởng thụ, chơi bời, sống thoả mãn tối đa mọi nhu cầu thể xác, không cần biết đời sau có gì. Nhưng nếu có thể có đời sau thì tôi phải sống cẩn trọng hơn. Hôm nay tôi phải tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hành trình của tôi sau cái chết.
    Tuy nhiên, làm sao để biết chắc sau sự chết có gì? Có ai sống lại từ cõi chết để kể lại cho tôi biết sau sự chết thì việc gì xảy ra không? Xưa nay, đối diện với câu hỏi nầy, chúng ta có hai câu giải đáp. Một giải đáp đến từ sự suy tư triết lý tôn giáo với chủ trương của loài người. Một giải đáp đến từ sự mặc khải của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Chúng ta có quyền chọn lựa giữa hai câu giải đáp nầy.
    Thưa các nhà thông thái đời nầy: Xin hỏi "Sau Sự Chết Có Gì?"
    Thông thường theo giải đáp của loài người, người ta có ba tín ngưỡng sau đây về việc gì sẽ xảy ra sau sự chết.
    ·            Sau khi chết, chúng ta không còn hiện hữu nữa. Chết là hết. Không có đời sau nào cả. Chỉ có đời nầy mà thôi. Đây là chủ trương của người vô thần hoặc những người vô tôn giáo.
    Nếu không có đời sau thì loài người chẳng khác nào loài vật như điểu thú côn trùng, chết rồi thôi. Nếu không có đời sau thì hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi cho vội vàng vì mai đây chết rồi không còn cơ hội để hưởng thụ nữa. Thực tế con người không sống cho hiện tại mà cũng sống cho tương lai nữa. Dù nghèo hèn kém thiếu hay sang trọng quyền quí đến đâu, con người vẫn luôn hướng về những gì vĩnh cửu, vĩ đại, cao cả. Chúng ta từng thấy những kim tự tháp của người Ai Cập, đã được xây dựng to lớn mấy ngàn năm trước Chúa cũng như những lăng tẩm của các vì vua chúa, những ngôi mộ kiên cố, đẹp đẽ đủ kiểu của mọi dân tộc khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều thể hiện niềm tin về sự thực hữu của đời sau.
    Chúng ta cũng trân trọng và ngã mũ trước một người quá cố. Chúng ta nói ông bà cha mẹ của tôi qua đời chứ không nói con mèo con chó con trâu con gà con vịt của tôi qua đời. Chúng ta thường tin vong linh ông bà cha mẹ chúng ta vẫn còn đó. Có nhiều người Việt, người Hoa đang thờ cúng vong linh của ông bà. Tất cả những hành động của loài người chứng tỏ họ không tin chết là hết.
    Sứ đồ Phao-lô đã nói với những người tin Chúa, tin có đời sau, "Nếu chúng ta chỉ có hy vọng trong Đấng Christ ở đời nầy mà thôi, thì trong tất cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết" (I Cô-rinh-tô 15:19).
    ·            Sau khi chết, tất cả chúng ta sẽ lên thiên đàng. Một số người tin rằng bất kể một người tin Chúa hay không tin; có vâng phục mạng lịnh của Chúa hay không hết thảy đều sẽ lên thiên đàng.
    Đây là chủ trương của những nhà Thần học Tân phái, tin rằng Chúa yêu thương và rốt cuộc sẽ cho mọi người vào thiên đàng. Điều mĩa mai ở đây là chủ trương nầy không cho phép ai vào hỏa ngục cả, kể cả những người đại ác như Hitler, những tên cướp của giết người, những người vô luân, những người chỉ muốn sống ở hỏa ngục chứ không thích thiên đàng...
    Chủ trương nầy mâu thuẩn với Kinh Thánh và trái với ý thức công bình của chúng ta. Lời Chúa bày tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả mọi người được sự Cứu rỗi và Ngài đã ban Con Một của Ngài để Cứu rỗi thế gian. Nhưng chúng ta phải lấy đức tin tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời và bày tỏ đức tin đó qua sự vâng phục. Kinh Thánh nói rõ: "Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó" (Giăng 3:36).
    ·            Sau khi chết, chúng ta sẽ trở lại, nghĩa là sẽ luân hồi chuyển kiếp hoặc đầu thai thành người khác.
    Đây là triết lý tôn giáo của nhiều nước á Đông. Người Ấn Giáo và Phật Giáo nghĩ rằng đời sống hiện tại chỉ là một trong nhiều đời sống của chu kỳ sinh ra, chết và tái sanh. Theo luật Karma (Nghiệp Báo) của Ấn Giáo, mỗi hành động đều có hậu quả.Những hậu quả nầy gắn liền với người làm ra những hành động đó. Một người trở thành sâu bọ hay thành một thầy tế lễ tùy thuộc vào cách người đó cư xử trên thế gian nầy. Quá trình tái sanh là nhằm để tẩy sạch tội lỗi và làm thoả mãn sự công bình của vũ trụ. Khi một người cuối cùng trở nên đủ tốt, người đó đạt được phước hạnh vĩnh cửu khi người đó hoà nhập vào với linh vũ trụ. Người Phật Giáo cũng tin luật Nghiệp Báo nhưng quyết tâm sống một đời sống kỹ luật cao để loại bỏ hết mọi ham muốn và để mong đạt được trạng thái hiện hữu mà họ gọi là Niết Bàn (Nirvana). Đó là nơi giải thoát không còn sinh tử luân hồi.
    Nếu những nổ lực của những người tin thuyết luân hồi là đúng thì thế giới lẽ ra phải có đời sống đạo đức càng ngày càng khá hơn trước mới phải, trái lại điều nầy đã không xảy ra. Nếu con người tu được để thoát ra khỏi vòng luân hồi thì thế giới nầy sẽ giảm bớt số người đi thật nhiều nhờ đã được giải thoát.Trái lại điều nầy đã không xảy ra, loài người càng ngày càng sinh sôi nẩy nở và tội ác con người càng ngày càng nhiều hơn và tinh vi ác độc hơn.
    Có người hỏi, "Nếu có kiếp trước thì tại sao tôi không còn nhớ gì về kiếp trước?" Tất cả mọi người không ai nhớ đến kiếp trước của mình. Tại sao? Tại vì không có kiếp trước làm sao nhớ!
    Một Mục sư Tin Lành đã thuyết phục một người tin thuyết luân hồi, "Nếu có nhiều kiếp để tu cho tốt hơn, tại sao anh không thử dành một kiếp nầy thôi để tin nhận Chúa? Nếu kiếp nầy tin Chúa mà anh không thấy khá hơn, tốt hơn, và được Cứu rỗi linh hồn, thì anh vẫn còn nhiều kiếp nữa để tu?"
    Chúng ta thử suy nghĩ hậu quả của những người tin và không tin thuyết luân hồi sẽ như thế nào? Nếu tôi tin rằng sẽ còn có nhiều cơ hội nữa trong nhiều đời nữa để tôi tu sửa thì trong đời nầy tôi sẽ sống ra sao? Hoặc nếu tôi tin rằng tôi chỉ có một đời nầy để sống cho tốt, tôi phải tu sửa trong đời nầy mà thôi, tôi phải ăn năn làm lại cuộc đời vì không có cơ hội nào khác nữa trong đời sau, số phận vĩnh cửu của tôi tùy thuộc vào cuộc sống của tôi trong đời nầy, thì trong đời nầy tôi sẽ sống ra sao?
    Niềm tin vào thuyết luân hồi chỉ là hy vọng hão huyền của loài người vào nỗ lực tự tu sửa, tự Cứu rỗi của một số người. Trong thực tế không ai biết chắc mình phải tu sửa thế nào mới thoát được vòng luân hồi. Không biết có ai nhờ tu mà thoát được vòng luân hồi chưa? Ai có quyền điều khiển vòng luân hồi? Ai quyết định cho tôi trở thành người hay thành thú vật? Ai phán xét để quyết định cho tôi đủ tốt để thoát được vòng luân hồi? Nếu thuyết luân hồi không đúng, không có thật thì những cố gắng tự Cứu của những người theo thuyết nầy sẽ ra hư không, vô ích. Họ sẽ đi đâu?
    Kinh Thánh không hề đề cập đến hay dạy đến chuyện luân hồi, chuyển kiếp. Kinh Thánh đề cao địa vị con người khác hẳn muôn loài vạn vật, con người mang hình ảnh Đức Chúa Trời. Không có chuyện con vật thành con người hay con người trở thành con vật bao giờ. Chính thuyết luân hồi phủ nhận một Đức Chúa Trời thực hữu công bình và ân điển đang tể trị thế gian. Thuyết luân hồi chủ trương con người phải tự Cứu và không cần ai Cứu cả. Thuyết luân hồi phủ nhận mọi việc Chúa Giê-xu đã làm cho nhân loại.
    Mục sư Charles Spurgeon đã ví sánh như sau: "Một người nên thử vượt Đại Tây Dương bằng chiếc thuyền giấy tốt hơn là cố đến thiên đàng bằng những việc làm lành."
    Dĩ nhiên câu nói nầy không phủ nhận giá trị của việc làm lành, nó chỉ khẳng định rằng không ai có thể đến thiên đàng được nhờ việc tu sửa hay làm lành riêng tư của mình. Muốn lên thiên đàng chúng ta phải vâng theo điều kiện của Đức Chúa Trời trên thiên đàng.

    Thưa Đức Chúa Trời: Xin hỏi "Sau Sự Chết Có Gì?"
    Giải đáp của loài người không làm cho ai thỏa mãn bởi vì tất cả chỉ là võ đoán, mơ hồ, không chắc chắn. Vậy chúng ta hãy ngước lên trông chờ sự mạc khải đến từ Đức Chúa Trời.
    Kinh Thánh khẳng định rằng sau khi chết, chúng ta sẽ được Chúa phán xét và sẽ đi đến một trong hai nơi hoàn toàn khác nhau, đó là thiên đàng hay là hỏa ngục. Đây là giải đáp của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hê-bơ-rơ 9:27). Sẽ có một ngày Chúa xét xử công bình. Người ác bị phạt, người lành được thưởng. Chúa Giê-xu dạy rõ trong Bài Giảng Trên Núi của Ngài. "Nếu mắt bên phải gây cho các con phạm tội, cứ móc quăng đi, vì thà chột mắt còn hơn cả thân thể bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải gây cho các con phạm tội, cứ cắt bỏ đi, vì thà cụt tay còn hơn cả thân thể bị sa vào hỏa ngục" (Ma-thi-ơ 5:29-30).
    Kinh Thánh chép: "Hiện nay chẳng còn có sự định tội nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu" (Rô-ma 8:1). Những người tin Chúa không còn sợ bị phán xét nữa. Chúa chỉ phán xét để ban thưởng cho người tin Chúa chứ không phải để hình phạt họ nữa. Mọi việc cần thiết để khai mở con đường dẫn đến thiên đàng thì Chúa Giê-xu đã thực hiện xong rồi. Ngài đã chết thế tội chúng ta và Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Ngài là Đấng duy nhất chúng ta tin cậy bước theo khi chuẩn bị cuộc hành trình hướng về đời sau.
    Có một nơi gọi là Thiên Đàng. Theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, có một chỗ được gọi là thiên đàng vinh hiển, đẹp đẽ và phước hạnh. Đó là chỗ giống như vườn địa đàng ê-đen được khôi phục. Tại đó chúng ta sẽ nhận lãnh một thân thể mới (1Cô 15:35-44). Chúng ta sẽ tiếp tục làm những cá nhân độc đáo và có thể nhận biết nhau. Thân thể sống lại của chúng ta là thân thể thiêng liêng. Đó là một thân thể vinh hiển (1 Giăng 3:1-3). Đó cũng là thân thể bất tử, không bao giờ chết nữa để thích hợp với thiên đàng.
    Ở đó sẽ không có buồn bả, khóc lóc, đau đớn, chết chóc nữa (Khải Huyền 21:4). Ở đó không có điều ác, không có ruả sả nữa (Khải Huyền 21:27; 22:3). Ở thiên đàng chúng ta sẽ phục vụ Đức Chúa Trời, sẽ đồng trị với Đấng Christ cho đến đời đời (Khải Huyền 22:3, 5). Ở đó chúng ta sẽ biết mọi sự mà ngày nay chúng ta mong muốn biết, chúng ta sẽ được thoả mãn mọi khát vọng vĩnh cửu của tâm hồn. Sứ đồ Giăng đã viết: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch" (1 Giăng 3:2,3).
    Có ai thấy được thiên đàng? Có ba người: Phao-lô (2 Cô-rinh-tô 12:2-4); Giăng (Khải Huyền 4-22); Chúa Giê-xu (Giăng 14:1-6).
    Làm sao để chắc đến thiên đàng? Hãy tin cậy Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất đưa ta đến thiên đàng.
    Chúa Giê-xu đã phán hứa với những môn đồ của Ngài: "Lòng các người chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; nếu không có vậy thì ta đã nói trước cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu và biết đường đi nữa. Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được? Vậy Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:1-6).
    Có một nơi gọi là Hỏa Ngục. Cũng theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, có một nơi gọi là hỏa ngục. Chúa Giê-xu nói về hỏa ngục nhiều hơn thiên đàng. Ngài cảnh cáo để loài người tránh xa hỏa ngục và mau mau hướng đến thiên đàng. Ngài nói đến con đường khoảng khoát dẫn đến hỏa ngục, kẻ vào đó cũng nhiều.
    Tại sao Chúa Tốt Lành và Yêu Thương lại đày người ta xuống hoả ngục? Đó là do sự ghê gớm của tội lỗi. Đó là do bản tính thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không đày ai xuống địa ngục. Bản tính tội lỗi và ý chí tự do của một tội nhân dẫn người đó xuống hỏa ngục. Hỏa ngục là nơi dành cho Ma quỉ, không phải dành cho loài người. Người nào không ăn năn tội quay vể nhờ Chúa Cứu, người đó tự nhiên đã chọn con đường xa cách Chúa và hậu quả là hư mất.

    Hoả ngục được mô tả như thế nào?
    ·            Chúa Giê-xu mô tả: Đó là nơi lửa cháy (Ma-thi-ơ 5:22), nơi thân xác đau đớn (Ma-thi-ơ 5:29,30); nơi phân cách hoàn toàn với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 7:23); nơi tối tăm, khóc lóc và nghiến răng (Ma-thi-ơ 8:12).
    ·            Các sứ đồ mô tả: Nơi lửa cháy (Gia-cơ 3:6, Giu-đe 6,7), nơi khói đau khổ tỏa lên đời đời (Khải huyền 14:11); hồ lửa là sự chết thứ hai (Khải Huyền 20:14, 15).
    Có hai sự lựa chọn: Bước vào thang máy, bạn muốn đi xuống hay muốn đi lên? Bạn có quyền chọn lựa. Hãy sáng suốt chọn lựa khi còn có cơ hội. Đừng để người khác chọn lựa thay bạn. Mỗi người chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Không chọn thiên đàng là đương nhiên bạn đang chọn hoả ngục. Hãy quyết định hôm nay. Mong bạn chọn đúng con đường hẹp của Chúa Cứu Thế Giê-xu để bạn được lên thiên đàng.

    Kết quả hình ảnh cho TẠI SAO NGƯỜI TIN CHÚA KHÔNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ CHA MẸ ?

      Người tin Chúa không thờ cúng ông bà cha mẹ vì những lý do sau đây:
    1. Người đã chết không thể hưởng hay nhận lễ vật gì từ nơi người còn sống.
    Khi cha mẹ còn sống, nếu chúng ta làm cho cha mẹ vui vẻ, thỏa lòng, đó là chúng ta đã hiếu kính cha mẹ và làm trọn điều răn của Chúa. Còn lúc cha mẹ đã qua đời, chúng ta không thể làm gì được nữa, vì lúc đó họ đã bước vào một thế giới khác.
    Lời Thánh Kinh ở sách Tr 12:7 cho biết rằng khi một người chết thì “bụi tro trở về đất y như cũ; và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.” Tức là khi chúng ta qua đời, thân xác sẽ trở thành bụi đất, còn phần linh hồn của chúng ta sẽ phải trình diện Đấng Tạo Hóa. Đó là một thế giới khác mà con người còn trên trần gian này không thể can thiệp vào được.
    Vì vậy, Thánh Kinh không dạy chúng ta phải dâng cúng điều gì cho cha mẹ ông bà khi họ đã qua đời, nhưng lại nhấn mạnh đến bổn phận hiện nay của con cái đối với ông bà cha mẹ, và ngược lại, Thánh Kinh cũng dạy về trách nhiệm cha mẹ phải làm gì cho con cái.
    Thiết tưởng đây là sự dạy dỗ rất thực tế mà Chúa muốn chúng ta vâng theo. Có nhiều người khi cha mẹ còn sống không làm trọn bổn phận hiếu thảo của con cái, nhưng khi cha mẹ chết rồi lại cúng tế linh đình trang trọng, mà nhiều lúc điều đó trở thành gánh nặng đối với kinh tế của một số gia đình. Khi xưa, Tăng Tử có nói rằng: “Giết trâu tế mộ chẳng bằng giết con gà lúc cha mẹ sanh tiền.”
    Thánh Kinh cũng không dạy chúng ta phải làm hình tượng hay bài vị của ông bà cha mẹ để thờ phụng vì cớ những điều đó cũng không có ý nghĩa đích thực. Thánh Kinh viết: “Hình tượng của các dân bằng bạc bằng vàng, là công việc tay loài người làm ra. Hình tượng có miệng mà không nói, có mắt mà chẳng thấy, có tai mà không nghe, và miệng nó không hơi thở.” (Thi 135:15-17).
    Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    2. Người đã chết không còn quan hệ tinh thần hay tình cảm gì với người còn sống.
    Ngày xưa, theo gia lễ người ta thờ phượng ông bà cha mẹ dựa trên nguyên tắc: “Ngũ đại mai thần chủ” (chữ “mai” có nghĩa là “chôn”; còn “thần chủ” là “bài vị” tức là cái thẻ ghi tên người chết đặt trên bàn thờ gia tiên). Nguyên tắc này có nghĩa là hễ đến đời thứ năm thì lại đem chôn bài vị của cao tổ đi, rồi đôn lên và thêm bài vị của ông khảo vào (“khảo” là chữ để gọi người cha vừa chết).
    Như thế, theo truyền thống “cửu tộc” (9 đời), mỗi người trong chúng ta chỉ có thể chăm lo cho bốn đời trên mình là cao, tằng, tổ, phụ và bốn đời sau mình là tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn, với bản thân mình nữa là chín đời.
    Thế thì, sự thờ phượng ông bà cha mẹ chỉ có tính tượng trưng mà không có ý nghĩa chính xác trong thực tế. Nếu thật sự những người chết ở thế giới bên kia cần đến sự thờ phượng và những thức ăn thức uống chúng ta dâng cúng, thì sẽ có một sự thiếu sót vô cùng lớn ở phía chúng ta. Ai sẽ cung cấp những nhu cầu thiết yếu đó cho biết bao thế hệ người đã qua đời, và bao nhiêu sẽ là đủ. Những tiên tổ trên cấp “cao” trở lên thì mỗi năm chỉ được “chu cấp” tượng trưng trong những kỳ lễ chung như kỳ “xuân tế” hoặc kỳ “phụ tế” vào lúc giỗ thủy tổ, v.v. . . Đó là mới kể đến gia đình, còn biết bao người chết trong các thiên tai, những cuộc thảm sát. . .
    Do đó, nói về bản chất, thì sự thờ cúng ông bà chỉ có ý nghĩa biểu trưng về mặt tinh thần và tình cảm để con cháu bày tỏ tình thương và lòng hiếu kính với những người đã khuất, qua các lễ nghi như giỗ, cúng, khấn, vái, lạy, v.v. . .
    Tuy nhiên, khi nói về quan hệ của người đã chết với cõi đời này, Thánh Kinh cho chúng ta biết: “Kẻ sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, và cũng chẳng còn phần thưởng gì nữa, vì kỷ niệm về họ đã bị quên đi. Tình yêu, sự ganh ghét, và lòng tranh cạnh của họ đều đã tiêu mất từ lâu; họ chẳng còn có phần gì nữa trong những điều đang được thực hiện dưới mặt trời” (Tr 9:5-6).
    Mấy câu Kinh Thánh trên không có ý nói về thế giới của những người đã chết, nhưng nói về quan hệ của họ với chúng ta là những người còn sống. “Kẻ chết chẳng biết chi hết” về cõi đời này nữa. “Phần thưởng” tức là được nhiều hay được ít, mất hay còn, cũng không có tác động gì. Chúng ta có cúng nhiều hay ít, hoặc cúng tế hay không cúng tế, cũng không còn ý nghĩa gì đối với họ. Sớm hay muộn rồi “kỷ niệm về họ” cũng sẽ qua đi. Chúng ta có tỏ bày tình cảm của mình với họ thì họ cũng chẳng cảm nhận được, vì “tình yêu, sự ganh ghét, lòng tranh cạnh của họ đã tiêu mất từ lâu”.
    Thế thì, sự bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với ông bà cha mẹ chỉ có ý nghĩa khi họ còn ở đời này. Vì vậy, đạo Chúa nhấn mạnh rằng chúng ta phải “hiếu kính cha mẹ” ngay khi họ còn ở cõi đời này.
    Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    3. Sự thờ phượng hiệp lẽ duy nhất phải dành cho Đấng nắm giữ và ban phát sự sống.
    Còn có một lý do quan trọng nữa khiến cho người theo đạo Chúa không thờ cúng ông bà cha mẹ, đó là lời dạy của Thánh Kinh rằng chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất mà chúng ta đáng phải thờ phượng.
    Ngài là Đấng đã tạo dựng muôn vật trong toàn cõi vũ trụ, trong đó có chúng ta. Ngài tạo ra chúng ta, ban sự sống cho chúng ta, và toàn quyền nắm giữ sự sống đó.
    Thánh Kinh rất nhiều lần khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên muôn loài:
    “Ngài là Đấng dựng nên trời, đất, biển, và mọi vật ở trong đó. Ngài giữ lòng thành thực đến đời đời.” (Thi 146:6)
    “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, . . . chính Ngài là Đấng ban sự sống, hơi thở, và mọi sự cho muôn loài.” (Cong 17:24-25)
    Bản thân chúng ta cũng như ông bà cha mẹ mình đều nhận sự sống từ Đức Chúa Trời, và không ai có quyền trên chính sự sống hay sự chết của mình, hay là của người khác. Duy chỉ có Đức Chúa Trời là Nguồn Cội của muôn loài vạn vật là có quyền trên tất cả.
    Tổ tiên bốn đời hay bốn mươi đời hoặc hơn nữa cũng chưa phải là Nguồn Cội thực sự của chúng ta. Vì vậy, sự thờ phượng đích thực phải là sự thờ phượng Đấng Sáng Tạo, thay vì thờ phượng loài thọ tạo. Sự thờ phượng xứng đáng duy nhất phải được dành cho Đấng Tạo Hóa là Cội Nguồn nguyên thủy của muôn loài.
    Chúa Giêxu dạy rằng: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ phục sự một mình Ngài mà thôi” (Mat 4:10).
    Chúng ta tôn kính ông bà cha mẹ, bày tỏ sự hiếu thảo khi họ còn sống và còn có thể tiếp nhận sự hiếu thảo đó; nhưng dành sự thờ phượng đúng nghĩa duy nhất cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Sự thờ cúng ông bà cha mẹ, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    4. Sự thờ phượng hiệp lẽ là sự thờ phượng bằng tấm lòng và chân lý.
    Ngoài ra, Thánh Kinh còn dạy chúng ta rằng sự thờ phượng đúng đắn phải xuất phát từ tấm lòng chân thật. Thánh Kinh chú trọng đến tấm lòng của người thờ phượng hơn là nghi lễ bên ngoài.
    Chúa Giêxu dạy rằng: “Đức Chúa Trời là thần linh, nên ai thờ phượng Ngài thì phải lấy tâm linh và chân lý mà thờ phượng” (Gi 4:46).
    Tâm linh hay là tấm lòng của con người là quan trọng hơn những nghi thức bên ngoài mà chúng ta có thể thi hành. Còn chân lý là những điều đúng, những điều hợp lý mà chúng ta nên làm.
    Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, và con người cách kỳ diệu lạ lùng phải là một Đấng Toàn Năng, Toàn Tri, khôn sáng tột cùng. Khoa học của con người dù tiến bộ đến đâu cũng chỉ đạt được một số kiến thức vô cùng nhỏ bé chứa đựng trong vũ trụ bao la này. Vì thế, người theo đạo Chúa không thể thờ phượng Ngài bằng những cách thức không hợp lý (hay người ta thường gọi là “mê tín dị đoan”).
    Đó là lý do vì sao chúng ta không cần thiết phải làm hình tượng, và cúng tế cho Đức Chúa Trời hay cho bất kỳ người nào, vật nào. Người tin Chúa họp lại để thờ phượng Đức Chúa Trời, là Đấng đang lắng nghe, bằng những bài ca, lời cầu nguyện, sự học hỏi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, và nhất là qua nếp sống của mình.
    Thánh Kinh khuyên chúng ta phải thờ phượng Chúa cách đúng đắn:
    “Khá ca ngợi Đức Giêhôva, vì là điều tốt. Hãy hát ca ngợi Đức Chúa Trời chúng ta, vì là việc tốt lành. Sự ca ngợi hiệp lễ nghi.” (Thi 147:1-2).
    “Hãy hát ca ngợi Đức Chúa Trời, khá hát đi. Hãy hát ca ngợi Vua chúng tôi, khá hát đi. Vì Đức Chúa Trời là vua của cả trái đất, hãy hát ca ngợi cách thông hiểu. Đức Chúa Trời cai trị các nước. Đức Chúa Trời ngự trên ngôi thánh Ngài.” (Thi 47:6-8).
    Sự thờ phượng phải lẽ duy nhất, vì thế, phải được dành cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Ý NGHĨA CỦA CHỮ HIẾU
    Điều răn thứ năm dạy phải “hiếu kính cha mẹ” có nghĩa là gì? Và “hiếu kính cha mẹ” là phải làm gì? Nói một cách cụ thể, Thánh Kinh dạy rằng một người con hiếu kính cha mẹ là người làm tròn những bổn phận sau đây:
    1. Yêu thương cha mẹ.
    Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu thương cha mẹ. Cũng như tất cả những liên hệ khác giữa con người với con người, phải có tình yêu thương thì chúng ta mới có thể làm tròn bổn phận đối với nhau, và những điều chúng ta làm cho nhau mới có ý nghĩa. Hơn nữa, chúng ta yêu thương cha mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Người ta thường nói, khi có con chúng ta mới hiểu được tình thương của cha mẹ đối với mình. Câu nói này thật đúng. Vì thế, chúng ta sẽ không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo, nhưng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ vui lòng.
    2. Biết ơn cha mẹ.
    Cha mẹ là người sinh ra chúng ta và nuôi dạy chúng ta nên người. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống, nhưng cha mẹ là người truyền sự sống đó cho chúng ta. Hơn thế nữa, cha mẹ phải chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Người xưa đã mô tả thật đúng khi nói: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Do đó, chúng ta phải biết ơn cha mẹ, và bày tỏ lòng biết ơn đó qua lời nói, hành động và cách xử sự.
    3. Tôn kính cha mẹ.
    Có người yêu thương cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, xem cha mẹ như ngang hàng với mình, không có lời nói lễ phép, thái độ kính trọng. Cũng có người xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu, không còn đóng góp được gì cho gia đình, hoặc khi cha mẹ đau ốm trở thành gánh nặng cho mình. Trái lại, lời Thánh Kinh trích dẫn bên trên dạy rằng: “. . ., khi mẹ già yếu, con chớ khinh khi” (Châm-ngôn 23:22).
    Thật ra, Thánh Kinh còn dạy rất nghiêm khắc về việc phải tôn kính cha mẹ. Theo luật của Thánh Kinh Cựu Ước được áp dụng cho dân Do Thái thời xưa, tội này được xử lý như sau: “Ai đánh cha hay mẹ mình, phải bị xử tử. Ai chửi rủa cha mẹ phải bị xử tử” (Xuất 21:15,17).
    4. Vâng phục cha mẹ.
    Vâng phục cha mẹ là điều dễ nhưng cũng khó. Khi còn nhỏ chúng ta dễ vâng lời cha mẹ, cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó chúng ta thường thấy cha mẹ là giỏi nhất trên đời. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, người ta dễ bắt đầu không vâng phục cha mẹ nữa.
    Theo tinh thần dạy dỗ của Thánh Kinh thì con cái phải lắng nghe lời khuyên dạy của cha mẹ và phải vâng phục cha mẹ. Sách Êphêsô trong Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng: “Con cái phải luôn luôn vâng lời cha mẹ vì điều đó đẹp lòng Chúa.” (3:20).
    Thật ra, đây là điều hợp lý, vì nói chung hiếm có cha mẹ nào lại dạy bảo con cái mình làm điều xấu hoặc có hại.
    Một người con hiếu thảo sẽ làm theo lời dạy của Thánh Kinh như sau: “Con ơi, phải nghe lời cha giáo huấn, đừng bỏ khuôn phép mẹ con. Phải luôn luôn ghi lòng tạc dạ, đeo những lời ấy vào cổ con. Nó sẽ dẫn dắt con khi đi, gìn giữ con lúc ngủ, trò chuyện khi con thức dậy” (Châm ngôn 6:20-22).
    5. Phụng dưỡng cha mẹ.
    Còn khi đã lớn và đã có công ăn việc làm, chúng ta phải lo phụng dưỡng cha mẹ, nghĩa là chu cấp cho cha mẹ về tài chánh, chăm sóc sức khỏe, đời sống của cha mẹ, vì cha mẹ khi già yếu không thể làm việc nuôi sống chính mình được nữa.
    Thánh Kinh Tân Ước khuyên: “Hội Thánh nên săn sóc những quả phụ không còn nơi nương tựa. Quả phụ nào còn con cháu, trước hết con cháu phải lo phụng dưỡng mẹ già và người thân thuộc, vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời” (ITi-mô-thê 5:3-4).
    Chúa Giêxu cũng từng quở trách rất nặng những người dạy rằng: “Nếu người nào lấy tiền phụng dưỡng cha mẹ đem dâng cho đền thờ, người đó khỏi phụng dưỡng cha mẹ nữa” (Mác 7:9-13).
    Một người con hiếu thảo là người biết lo phụng dưỡng cha mẹ.

    KẾT LUẬN.
    Bổn phận con cái đối với cha mẹ đã được Đức Chúa Trời đặt vào hàng đầu trong số những bổn phận của con người đối với nhau. Quan hệ với cha mẹ là quan hệ đầu tiên trong cuộc sống.
    Tuy nhiên, chúng ta phải làm trọn bổn phận này một cách hiệp lẽ theo như Thánh Kinh dạy. Tỏ bày sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ khi những vị này còn sống với chúng ta. Nhưng dành sự thờ phượng cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Nếu bổn phận đối với cha mẹ là người sinh thành quan trọng như vậy, thì bổn phận đối với Đức Chúa Trời – Cội Nguồn của muôn vật, Đấng Sáng Tạo của chúng ta còn quan trọng hơn biết dường nào.
    Chối bỏ cha mẹ, bất kính đối với ông bà cha mẹ là một tội lớn. Nhưng khước từ Đức Chúa Trời là tội lớn hơn hết.
    “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta qua điều này: đang khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã vì chúng ta mà chịu chết” (Ro 5:8).
    Đấng Christ tức là Chúa Giêxu. Chúng ta còn gọi là Chúa Giêxu Christ. Ngài chính là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, Đấng đã đến thế gian làm người để bày tỏ cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời, về tình yêu của Ngài, và để chết thay cho chúng ta trên thập tự giá, gánh lấy án phạt tội lỗi mà lẽ ra chúng ta phải chịu.

    TẠI SAO NGƯỜI TIN CHÚA KHÔNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ CHA MẸ ?

    Posted at  10/16/2019 12:01:00 SA  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

    Kết quả hình ảnh cho TẠI SAO NGƯỜI TIN CHÚA KHÔNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ CHA MẸ ?

      Người tin Chúa không thờ cúng ông bà cha mẹ vì những lý do sau đây:
    1. Người đã chết không thể hưởng hay nhận lễ vật gì từ nơi người còn sống.
    Khi cha mẹ còn sống, nếu chúng ta làm cho cha mẹ vui vẻ, thỏa lòng, đó là chúng ta đã hiếu kính cha mẹ và làm trọn điều răn của Chúa. Còn lúc cha mẹ đã qua đời, chúng ta không thể làm gì được nữa, vì lúc đó họ đã bước vào một thế giới khác.
    Lời Thánh Kinh ở sách Tr 12:7 cho biết rằng khi một người chết thì “bụi tro trở về đất y như cũ; và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.” Tức là khi chúng ta qua đời, thân xác sẽ trở thành bụi đất, còn phần linh hồn của chúng ta sẽ phải trình diện Đấng Tạo Hóa. Đó là một thế giới khác mà con người còn trên trần gian này không thể can thiệp vào được.
    Vì vậy, Thánh Kinh không dạy chúng ta phải dâng cúng điều gì cho cha mẹ ông bà khi họ đã qua đời, nhưng lại nhấn mạnh đến bổn phận hiện nay của con cái đối với ông bà cha mẹ, và ngược lại, Thánh Kinh cũng dạy về trách nhiệm cha mẹ phải làm gì cho con cái.
    Thiết tưởng đây là sự dạy dỗ rất thực tế mà Chúa muốn chúng ta vâng theo. Có nhiều người khi cha mẹ còn sống không làm trọn bổn phận hiếu thảo của con cái, nhưng khi cha mẹ chết rồi lại cúng tế linh đình trang trọng, mà nhiều lúc điều đó trở thành gánh nặng đối với kinh tế của một số gia đình. Khi xưa, Tăng Tử có nói rằng: “Giết trâu tế mộ chẳng bằng giết con gà lúc cha mẹ sanh tiền.”
    Thánh Kinh cũng không dạy chúng ta phải làm hình tượng hay bài vị của ông bà cha mẹ để thờ phụng vì cớ những điều đó cũng không có ý nghĩa đích thực. Thánh Kinh viết: “Hình tượng của các dân bằng bạc bằng vàng, là công việc tay loài người làm ra. Hình tượng có miệng mà không nói, có mắt mà chẳng thấy, có tai mà không nghe, và miệng nó không hơi thở.” (Thi 135:15-17).
    Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    2. Người đã chết không còn quan hệ tinh thần hay tình cảm gì với người còn sống.
    Ngày xưa, theo gia lễ người ta thờ phượng ông bà cha mẹ dựa trên nguyên tắc: “Ngũ đại mai thần chủ” (chữ “mai” có nghĩa là “chôn”; còn “thần chủ” là “bài vị” tức là cái thẻ ghi tên người chết đặt trên bàn thờ gia tiên). Nguyên tắc này có nghĩa là hễ đến đời thứ năm thì lại đem chôn bài vị của cao tổ đi, rồi đôn lên và thêm bài vị của ông khảo vào (“khảo” là chữ để gọi người cha vừa chết).
    Như thế, theo truyền thống “cửu tộc” (9 đời), mỗi người trong chúng ta chỉ có thể chăm lo cho bốn đời trên mình là cao, tằng, tổ, phụ và bốn đời sau mình là tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn, với bản thân mình nữa là chín đời.
    Thế thì, sự thờ phượng ông bà cha mẹ chỉ có tính tượng trưng mà không có ý nghĩa chính xác trong thực tế. Nếu thật sự những người chết ở thế giới bên kia cần đến sự thờ phượng và những thức ăn thức uống chúng ta dâng cúng, thì sẽ có một sự thiếu sót vô cùng lớn ở phía chúng ta. Ai sẽ cung cấp những nhu cầu thiết yếu đó cho biết bao thế hệ người đã qua đời, và bao nhiêu sẽ là đủ. Những tiên tổ trên cấp “cao” trở lên thì mỗi năm chỉ được “chu cấp” tượng trưng trong những kỳ lễ chung như kỳ “xuân tế” hoặc kỳ “phụ tế” vào lúc giỗ thủy tổ, v.v. . . Đó là mới kể đến gia đình, còn biết bao người chết trong các thiên tai, những cuộc thảm sát. . .
    Do đó, nói về bản chất, thì sự thờ cúng ông bà chỉ có ý nghĩa biểu trưng về mặt tinh thần và tình cảm để con cháu bày tỏ tình thương và lòng hiếu kính với những người đã khuất, qua các lễ nghi như giỗ, cúng, khấn, vái, lạy, v.v. . .
    Tuy nhiên, khi nói về quan hệ của người đã chết với cõi đời này, Thánh Kinh cho chúng ta biết: “Kẻ sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, và cũng chẳng còn phần thưởng gì nữa, vì kỷ niệm về họ đã bị quên đi. Tình yêu, sự ganh ghét, và lòng tranh cạnh của họ đều đã tiêu mất từ lâu; họ chẳng còn có phần gì nữa trong những điều đang được thực hiện dưới mặt trời” (Tr 9:5-6).
    Mấy câu Kinh Thánh trên không có ý nói về thế giới của những người đã chết, nhưng nói về quan hệ của họ với chúng ta là những người còn sống. “Kẻ chết chẳng biết chi hết” về cõi đời này nữa. “Phần thưởng” tức là được nhiều hay được ít, mất hay còn, cũng không có tác động gì. Chúng ta có cúng nhiều hay ít, hoặc cúng tế hay không cúng tế, cũng không còn ý nghĩa gì đối với họ. Sớm hay muộn rồi “kỷ niệm về họ” cũng sẽ qua đi. Chúng ta có tỏ bày tình cảm của mình với họ thì họ cũng chẳng cảm nhận được, vì “tình yêu, sự ganh ghét, lòng tranh cạnh của họ đã tiêu mất từ lâu”.
    Thế thì, sự bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với ông bà cha mẹ chỉ có ý nghĩa khi họ còn ở đời này. Vì vậy, đạo Chúa nhấn mạnh rằng chúng ta phải “hiếu kính cha mẹ” ngay khi họ còn ở cõi đời này.
    Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    3. Sự thờ phượng hiệp lẽ duy nhất phải dành cho Đấng nắm giữ và ban phát sự sống.
    Còn có một lý do quan trọng nữa khiến cho người theo đạo Chúa không thờ cúng ông bà cha mẹ, đó là lời dạy của Thánh Kinh rằng chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất mà chúng ta đáng phải thờ phượng.
    Ngài là Đấng đã tạo dựng muôn vật trong toàn cõi vũ trụ, trong đó có chúng ta. Ngài tạo ra chúng ta, ban sự sống cho chúng ta, và toàn quyền nắm giữ sự sống đó.
    Thánh Kinh rất nhiều lần khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên muôn loài:
    “Ngài là Đấng dựng nên trời, đất, biển, và mọi vật ở trong đó. Ngài giữ lòng thành thực đến đời đời.” (Thi 146:6)
    “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, . . . chính Ngài là Đấng ban sự sống, hơi thở, và mọi sự cho muôn loài.” (Cong 17:24-25)
    Bản thân chúng ta cũng như ông bà cha mẹ mình đều nhận sự sống từ Đức Chúa Trời, và không ai có quyền trên chính sự sống hay sự chết của mình, hay là của người khác. Duy chỉ có Đức Chúa Trời là Nguồn Cội của muôn loài vạn vật là có quyền trên tất cả.
    Tổ tiên bốn đời hay bốn mươi đời hoặc hơn nữa cũng chưa phải là Nguồn Cội thực sự của chúng ta. Vì vậy, sự thờ phượng đích thực phải là sự thờ phượng Đấng Sáng Tạo, thay vì thờ phượng loài thọ tạo. Sự thờ phượng xứng đáng duy nhất phải được dành cho Đấng Tạo Hóa là Cội Nguồn nguyên thủy của muôn loài.
    Chúa Giêxu dạy rằng: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ phục sự một mình Ngài mà thôi” (Mat 4:10).
    Chúng ta tôn kính ông bà cha mẹ, bày tỏ sự hiếu thảo khi họ còn sống và còn có thể tiếp nhận sự hiếu thảo đó; nhưng dành sự thờ phượng đúng nghĩa duy nhất cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Sự thờ cúng ông bà cha mẹ, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.
    4. Sự thờ phượng hiệp lẽ là sự thờ phượng bằng tấm lòng và chân lý.
    Ngoài ra, Thánh Kinh còn dạy chúng ta rằng sự thờ phượng đúng đắn phải xuất phát từ tấm lòng chân thật. Thánh Kinh chú trọng đến tấm lòng của người thờ phượng hơn là nghi lễ bên ngoài.
    Chúa Giêxu dạy rằng: “Đức Chúa Trời là thần linh, nên ai thờ phượng Ngài thì phải lấy tâm linh và chân lý mà thờ phượng” (Gi 4:46).
    Tâm linh hay là tấm lòng của con người là quan trọng hơn những nghi thức bên ngoài mà chúng ta có thể thi hành. Còn chân lý là những điều đúng, những điều hợp lý mà chúng ta nên làm.
    Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, và con người cách kỳ diệu lạ lùng phải là một Đấng Toàn Năng, Toàn Tri, khôn sáng tột cùng. Khoa học của con người dù tiến bộ đến đâu cũng chỉ đạt được một số kiến thức vô cùng nhỏ bé chứa đựng trong vũ trụ bao la này. Vì thế, người theo đạo Chúa không thể thờ phượng Ngài bằng những cách thức không hợp lý (hay người ta thường gọi là “mê tín dị đoan”).
    Đó là lý do vì sao chúng ta không cần thiết phải làm hình tượng, và cúng tế cho Đức Chúa Trời hay cho bất kỳ người nào, vật nào. Người tin Chúa họp lại để thờ phượng Đức Chúa Trời, là Đấng đang lắng nghe, bằng những bài ca, lời cầu nguyện, sự học hỏi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, và nhất là qua nếp sống của mình.
    Thánh Kinh khuyên chúng ta phải thờ phượng Chúa cách đúng đắn:
    “Khá ca ngợi Đức Giêhôva, vì là điều tốt. Hãy hát ca ngợi Đức Chúa Trời chúng ta, vì là việc tốt lành. Sự ca ngợi hiệp lễ nghi.” (Thi 147:1-2).
    “Hãy hát ca ngợi Đức Chúa Trời, khá hát đi. Hãy hát ca ngợi Vua chúng tôi, khá hát đi. Vì Đức Chúa Trời là vua của cả trái đất, hãy hát ca ngợi cách thông hiểu. Đức Chúa Trời cai trị các nước. Đức Chúa Trời ngự trên ngôi thánh Ngài.” (Thi 47:6-8).
    Sự thờ phượng phải lẽ duy nhất, vì thế, phải được dành cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Ý NGHĨA CỦA CHỮ HIẾU
    Điều răn thứ năm dạy phải “hiếu kính cha mẹ” có nghĩa là gì? Và “hiếu kính cha mẹ” là phải làm gì? Nói một cách cụ thể, Thánh Kinh dạy rằng một người con hiếu kính cha mẹ là người làm tròn những bổn phận sau đây:
    1. Yêu thương cha mẹ.
    Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu thương cha mẹ. Cũng như tất cả những liên hệ khác giữa con người với con người, phải có tình yêu thương thì chúng ta mới có thể làm tròn bổn phận đối với nhau, và những điều chúng ta làm cho nhau mới có ý nghĩa. Hơn nữa, chúng ta yêu thương cha mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Người ta thường nói, khi có con chúng ta mới hiểu được tình thương của cha mẹ đối với mình. Câu nói này thật đúng. Vì thế, chúng ta sẽ không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo, nhưng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ vui lòng.
    2. Biết ơn cha mẹ.
    Cha mẹ là người sinh ra chúng ta và nuôi dạy chúng ta nên người. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống, nhưng cha mẹ là người truyền sự sống đó cho chúng ta. Hơn thế nữa, cha mẹ phải chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Người xưa đã mô tả thật đúng khi nói: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Do đó, chúng ta phải biết ơn cha mẹ, và bày tỏ lòng biết ơn đó qua lời nói, hành động và cách xử sự.
    3. Tôn kính cha mẹ.
    Có người yêu thương cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, xem cha mẹ như ngang hàng với mình, không có lời nói lễ phép, thái độ kính trọng. Cũng có người xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu, không còn đóng góp được gì cho gia đình, hoặc khi cha mẹ đau ốm trở thành gánh nặng cho mình. Trái lại, lời Thánh Kinh trích dẫn bên trên dạy rằng: “. . ., khi mẹ già yếu, con chớ khinh khi” (Châm-ngôn 23:22).
    Thật ra, Thánh Kinh còn dạy rất nghiêm khắc về việc phải tôn kính cha mẹ. Theo luật của Thánh Kinh Cựu Ước được áp dụng cho dân Do Thái thời xưa, tội này được xử lý như sau: “Ai đánh cha hay mẹ mình, phải bị xử tử. Ai chửi rủa cha mẹ phải bị xử tử” (Xuất 21:15,17).
    4. Vâng phục cha mẹ.
    Vâng phục cha mẹ là điều dễ nhưng cũng khó. Khi còn nhỏ chúng ta dễ vâng lời cha mẹ, cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó chúng ta thường thấy cha mẹ là giỏi nhất trên đời. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, người ta dễ bắt đầu không vâng phục cha mẹ nữa.
    Theo tinh thần dạy dỗ của Thánh Kinh thì con cái phải lắng nghe lời khuyên dạy của cha mẹ và phải vâng phục cha mẹ. Sách Êphêsô trong Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng: “Con cái phải luôn luôn vâng lời cha mẹ vì điều đó đẹp lòng Chúa.” (3:20).
    Thật ra, đây là điều hợp lý, vì nói chung hiếm có cha mẹ nào lại dạy bảo con cái mình làm điều xấu hoặc có hại.
    Một người con hiếu thảo sẽ làm theo lời dạy của Thánh Kinh như sau: “Con ơi, phải nghe lời cha giáo huấn, đừng bỏ khuôn phép mẹ con. Phải luôn luôn ghi lòng tạc dạ, đeo những lời ấy vào cổ con. Nó sẽ dẫn dắt con khi đi, gìn giữ con lúc ngủ, trò chuyện khi con thức dậy” (Châm ngôn 6:20-22).
    5. Phụng dưỡng cha mẹ.
    Còn khi đã lớn và đã có công ăn việc làm, chúng ta phải lo phụng dưỡng cha mẹ, nghĩa là chu cấp cho cha mẹ về tài chánh, chăm sóc sức khỏe, đời sống của cha mẹ, vì cha mẹ khi già yếu không thể làm việc nuôi sống chính mình được nữa.
    Thánh Kinh Tân Ước khuyên: “Hội Thánh nên săn sóc những quả phụ không còn nơi nương tựa. Quả phụ nào còn con cháu, trước hết con cháu phải lo phụng dưỡng mẹ già và người thân thuộc, vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời” (ITi-mô-thê 5:3-4).
    Chúa Giêxu cũng từng quở trách rất nặng những người dạy rằng: “Nếu người nào lấy tiền phụng dưỡng cha mẹ đem dâng cho đền thờ, người đó khỏi phụng dưỡng cha mẹ nữa” (Mác 7:9-13).
    Một người con hiếu thảo là người biết lo phụng dưỡng cha mẹ.

    KẾT LUẬN.
    Bổn phận con cái đối với cha mẹ đã được Đức Chúa Trời đặt vào hàng đầu trong số những bổn phận của con người đối với nhau. Quan hệ với cha mẹ là quan hệ đầu tiên trong cuộc sống.
    Tuy nhiên, chúng ta phải làm trọn bổn phận này một cách hiệp lẽ theo như Thánh Kinh dạy. Tỏ bày sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ khi những vị này còn sống với chúng ta. Nhưng dành sự thờ phượng cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
    Nếu bổn phận đối với cha mẹ là người sinh thành quan trọng như vậy, thì bổn phận đối với Đức Chúa Trời – Cội Nguồn của muôn vật, Đấng Sáng Tạo của chúng ta còn quan trọng hơn biết dường nào.
    Chối bỏ cha mẹ, bất kính đối với ông bà cha mẹ là một tội lớn. Nhưng khước từ Đức Chúa Trời là tội lớn hơn hết.
    “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta qua điều này: đang khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã vì chúng ta mà chịu chết” (Ro 5:8).
    Đấng Christ tức là Chúa Giêxu. Chúng ta còn gọi là Chúa Giêxu Christ. Ngài chính là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, Đấng đã đến thế gian làm người để bày tỏ cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời, về tình yêu của Ngài, và để chết thay cho chúng ta trên thập tự giá, gánh lấy án phạt tội lỗi mà lẽ ra chúng ta phải chịu.

    Những Bài Viết Liên Quan

    CNTTLS...
    About-Donate-Contact-Sitemap
    Copyright © 2017 TRỞ THÀNH NGUỒN PHƯỚC. Jesus Love You .
    Proudly Powered by Quang Vo.
    back to top