Tro Thanh Nguon Phuoc
  • Featured

    Khoa Học và Niềm Tin? Bạn đang thắc mắc???

  • Featured

    Dưỡng Linh cho Tâm Linh bạn.

  • Articles

    Thư Viện

  • Articles

    Tìm Hiểu Niềm Tin

  • Trở Thành Nguồn Phước. Lời Kinh Thánh: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. (Sáng thế ký 12:1-3)
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Trở Thành Nguồn Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Trở Thành Nguồn Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

    Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

    Ý nghĩa giao ước của Chúa với Áp-ra-ham:

    Sáng-thế Ký 12:1-3

    "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." 
    1. Làm cho Áp-ra-ham trở nên một dân lớn, Sa-rai, vợ của Áp-ra-ham là người hiếm muộn (#11:30). Áp-ra-ham không có con nhưng Chúa hứa ông sẽ trở nên một dân lớn. Đây là điều thật khó tin, nhưng Thánh Kinh cho biết Áp-ra-ham TIN lời Chúa, và dân tộc Do Thái đã thật sự từ ông mà ra. Từ ngữ "dân lớn" chẳng những chỉ về dân tộc Do Thái nhưng cũng chỉ về tất cả những người đặt niềm tin nơi Chúa: "Những kẻ có đức tin là con cháu thật của Áp-ra-ham" (Ga-la-ti 3:7).

    2. Ban phước. Phước là những điều tốt đến từ Chúa, là hanh thông về vật chất lẫn tinh thần. Cuộc đời Áp-ra-ham cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chúa đã ban phước cho Áp-ra-ham thật nhiều, cho ông được giàu có (Sáng-thế Ký 3:2) và thỏa lòng cho đến khi chết (25:8).

    3. Làm nổi danh. Danh vọng là điều mọi người đều tìm kiếm. Có người nói rằng mình không cần nổi tiếng, nhưng thật ra trong thâm tâm mỗi người đều muốn được chấp nhận, và muốn người khác biết đến những điều mình làm. Nhiều người tranh giành và giết hại nhau cũng chỉ vì danh vọng. Với Áp-ra-ham, Chúa hứa sẽ ban cho ông điều đó, ông không cần phải tìm kiếm hay đeo đuổi. Danh tiếng của Áp-ra-ham không phải là danh vọng tạm thời nhưng là những điều có giá trị trường cửu. Ông được nổi danh vì ông là: 
    (1) Ông tổ của nhiều dân tộc (#17:5). 
    (2) Đấng tiên tri (#20:7). 
    (3) Quân trưởng (hoàng tử) của Đức Chúa Trời (#23:6). 
    (4) Bạn Đức Chúa Trời (Gia-cơ 2:23). Người đời thường chạy theo những danh vọng chóng phai nhưng là con của Chúa, chúng ta được Chúa ban cho những "danh vọng đời đời" Chúng ta nổi danh là con cái trung kiên của Chúa hay chỉ nổi danh về những điều phù du của đời?

    4. Trở thành một nguồn phước. Một người được gọi là nguồn phước là khi người đó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, Áp-ra-ham đã là nguồn phước cho Lót là cháu của ông (#13:5), cho vua Sô-đôm (#14:10-24), cho vua A-bi-mê-léc (#20:17). Câu: "Ngươi sẽ thành một nguồn phước" cũng có thể dịch là: "Ngươi hãy trở nên một nguồn phước." Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần sống thế nào để đem lại ơn lành và hạnh phúc cho người khác.

    5. Người khác được phước hay bị rủa tùy cách người ấy đối xử với Áp-ra-ham. Đây không phải là lời hứa hàm ý báo thù nhưng hàm ý bảo vệ: đụng đến Áp-ra-ham là đụng đến chính Chúa. Không ai có thể đụng đến Áp-ra-ham mà không phải qua hàng rào bảo vệ của Chúa. Người đặt lòng tin trọn vẹn nơi Chúa cũng được Ngài bảo vệ như vậy (Ê-sai 26:3).

    6. Các dân tộc trên thế giới nhờ Áp-ra-ham mà được phước. Lời hứa này tương đương với lời hứa thứ tư nhưng nhấn mạnh là CÁC DÂN TỘC trên thế giới sẽ nhờ Áp-ra-ham mà được phước. Lời hứa này có tính cách tiên tri và đã thành sự thật vì Chúa Giê-xu, Đấng Cứu rỗi nhân loại đã sinh ra từ dòng dõi Áp-ra-ham. Bất cứ ai đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu đều được tha tội và được hưởng phước. Phước hạnh cứu rỗi đã đến với mọi người qua Chúa Giê-xu là người thuộc dòng dõi Áp-ra-ham. Chúng ta cũng có thể nói Áp-ra-ham là người đầu tiên bày tỏ niềm tin nơi Chúa, nhờ đó chúng ta cũng được phước.

    Ngoài 6 lời hứa trên, chúng ta có thể thêm lời hứa thứ bảy, tiềm ẩn trong mệnh lệnh ở câu #1. Chúa bảo Áp-ra-ham hãy ra khỏi quê hương đi đến xứ Chúa sẽ chỉ cho. Câu này hàm ý Chúa cũng sẽ ban cho ông xứ đó. Đây là lời hứa về đất đai làm nơi cư ngụ.

    Chúng ta có thể tóm tắt lời hứa của Chúa cho Áp-ra-ham như sau:

    (1) Về đất đai: "Đi đến xứ ta sẽ chỉ cho"

    (2) Về dòng dõi: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn."

    (3) Về ơn phước: "Ta sẽ ban phước cho ngươi."

    (4) Về danh tiếng: "Ta sẽ làm nổi danh ngươi."

    (5) Về cơ hội phục vụ: "Ngươi sẽ thành một nguồn phước."

    (6) Về bảo vệ: "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi."

    (7) Về ảnh hưởng: "Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người mà được phước."

    Vì có cùng một đức tin với Áp-ra-ham, chúng ta được gọi là con cháu của Áp-ra-ham (Ga-la-ti 3:7) và cũng thừa hưởng lời hứa về ơn phước, sự bảo vệ và cơ hội phục vụ. Điều quan trọng là chúng ta cần có đức tin mạnh mẽ như Áp-ra-ham; sẵn sàng vâng phục Chúa, từ bỏ tất cả những thần tượng khác để thờ phượng và phục vụ một mình Chúa.

    Cám ơn Chúa về những lời hứa và ơn phước đặc biệt Chúa ban cho con là con cái của Chúa. Xin giúp con sống đúng với điều Chúa kỳ vọng để làm rạng Danh Chúa và là nguồn phước cho nhiều người.


    Ai dám tin cậy Chúa và vâng lời Ngài thì nhận được lời hứa của Ngài. Lời hứa của Chúa quý báu, lớn lao và lâu dài. Có 7 điều Chúa hứa với Áp-ram, so với một điều Chúa đòi hỏi nơi ông.

    1. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn." Chữ "lớn" đây có hai nghĩa:

    (a) Ngày càng lớn. Lời phán này lúc Áp-ram chưa có con, song từ đó dân số Y-sơ-ra-ên mỗi ngày một nhiều.

    (b) Cao thượng, vĩ đại. Lịch sử chứng minh dân Y-sơ-ra-ên khôn ngoan, mạnh mẽ, xứng đáng là "một dân lớn."

    2. "Ta sẽ ban phước cho ngươi." Lời hứa này được thực hiện ngay trong đời Áp-ram. Ê-li-ê-xe làm chứng: "Đức Giê-hô-va đã ban phước cho chủ tôi bội phần, trở nên thạnh vượng. Ngài ban cho chủ tôi chiên bò, bạc vàng, tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa" (Sáng-thế Ký 24:35). Dầu Áp-ram có nhiều lỗi lầm, song Chúa thành tín nhân từ vẫn ban phước cho ông cả thuộc thể lẫn thuộc linh.

    3. "Ta sẽ làm nổi danh ngươi." Chưa từng có ai nổi danh như Áp-ram, cũng chưa có ai được trọng vọng bằng ông. Những tín đồ Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đều xem ông là tổ phụ đức tin của họ. Ngay trong đời ông, người ta cũng tôn ông là quan trưởng của Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 23:6). Chính Đức Chúa Trời đã gọi ông là một tiên tri, một bạn hữu, một tôi tớ (Sáng-thế Ký 20:7; II Sử-ký 20:7; Gia-cơ 2:23; Thi105:5-6). Ngài không giấu điều chi với ông (Sáng-thế Ký 18:17).

    4. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước." Chúa sẽ làm cho Áp-ram như lời Ngài đã hứa, song chính ông có trách nhiệm - trong nếp sống hằng ngày của mình phải sống thế nào để kẻ khác nhờ đó mà được phước, vì họ đã tin Chúa như ông (Ga-la-ti 3:8-9).

    5. "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước người." Chúa xem Áp-ram là một nhân vật quan trọng, không những ông được ban phước mà bất cứ người nào chúc phước cho ông cũng được Chúa ban phước cho. Làm lành cho tiên tri, cho bạn hữu, cho đầy tớ Chúa cũng được kể như làm lành cho chính mình Ngài (Ma-thi-ơ 25:40).

    6. "Ta sẽ...rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi". Ai rủa sả Áp-ram thì Chúa cầm bằng rủa sả Ngài. Y-sác lặp lại lời đó cho Gia-cốp (Sáng-thế Ký 27:29). Đối với dòng dõi ông và đối với con cái Chúa trải qua các đời cũng vậy, ai rủa sả họ thì sẽ bị Chúa rủa sả.

    7. "Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." Lời hứa này được thực hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu ra từ dòng dõi Áp-ram. Lời hứa này rất quan trọng nên được nhắc lại nhiều lần (Sáng-thế Ký 18:18; 22:18; 26:4; 28:14). Tân Ước cũng xác nhận Đấng Cứu Thế là dòng dõi của Áp-ram.

    Những lời Chúa đã hứa với Áp-ram thật lớn lao, đến nỗi mất hơn 2.000 năm Ngài mới thực hiện hết. Những phước mà Chúa ban cho Áp-ram rất nhiều, đến nỗi qua ông và dòng dõi ông, cả nhân loại cũng được phước. Áp-ram đã tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài dùng ông để thực hiện chương trình vĩ đại của Ngài. Chúa còn những chương trình khác, Ngài cũng muốn dùng chúng ta để thực hiện, miễn là chúng ta cũng tin cậy và vâng lời Ngài. Chúng ta há không khao khát một đời sống phước hạnh như Áp-ram sao?

    Chúa ơi,dù biết rằng chỉ cần tin cậy và vâng lời Ngài con sẽ được phước, nhưng điều đó không dễ làm. Xin Chúa giúp con.

    Trở thành nguồn phước

    Posted at  1/07/2020 11:17:00 CH  |  in  Trở Thành Nguồn Phước  |  Read More»

    Ý nghĩa giao ước của Chúa với Áp-ra-ham:

    Sáng-thế Ký 12:1-3

    "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." 
    1. Làm cho Áp-ra-ham trở nên một dân lớn, Sa-rai, vợ của Áp-ra-ham là người hiếm muộn (#11:30). Áp-ra-ham không có con nhưng Chúa hứa ông sẽ trở nên một dân lớn. Đây là điều thật khó tin, nhưng Thánh Kinh cho biết Áp-ra-ham TIN lời Chúa, và dân tộc Do Thái đã thật sự từ ông mà ra. Từ ngữ "dân lớn" chẳng những chỉ về dân tộc Do Thái nhưng cũng chỉ về tất cả những người đặt niềm tin nơi Chúa: "Những kẻ có đức tin là con cháu thật của Áp-ra-ham" (Ga-la-ti 3:7).

    2. Ban phước. Phước là những điều tốt đến từ Chúa, là hanh thông về vật chất lẫn tinh thần. Cuộc đời Áp-ra-ham cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chúa đã ban phước cho Áp-ra-ham thật nhiều, cho ông được giàu có (Sáng-thế Ký 3:2) và thỏa lòng cho đến khi chết (25:8).

    3. Làm nổi danh. Danh vọng là điều mọi người đều tìm kiếm. Có người nói rằng mình không cần nổi tiếng, nhưng thật ra trong thâm tâm mỗi người đều muốn được chấp nhận, và muốn người khác biết đến những điều mình làm. Nhiều người tranh giành và giết hại nhau cũng chỉ vì danh vọng. Với Áp-ra-ham, Chúa hứa sẽ ban cho ông điều đó, ông không cần phải tìm kiếm hay đeo đuổi. Danh tiếng của Áp-ra-ham không phải là danh vọng tạm thời nhưng là những điều có giá trị trường cửu. Ông được nổi danh vì ông là: 
    (1) Ông tổ của nhiều dân tộc (#17:5). 
    (2) Đấng tiên tri (#20:7). 
    (3) Quân trưởng (hoàng tử) của Đức Chúa Trời (#23:6). 
    (4) Bạn Đức Chúa Trời (Gia-cơ 2:23). Người đời thường chạy theo những danh vọng chóng phai nhưng là con của Chúa, chúng ta được Chúa ban cho những "danh vọng đời đời" Chúng ta nổi danh là con cái trung kiên của Chúa hay chỉ nổi danh về những điều phù du của đời?

    4. Trở thành một nguồn phước. Một người được gọi là nguồn phước là khi người đó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, Áp-ra-ham đã là nguồn phước cho Lót là cháu của ông (#13:5), cho vua Sô-đôm (#14:10-24), cho vua A-bi-mê-léc (#20:17). Câu: "Ngươi sẽ thành một nguồn phước" cũng có thể dịch là: "Ngươi hãy trở nên một nguồn phước." Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần sống thế nào để đem lại ơn lành và hạnh phúc cho người khác.

    5. Người khác được phước hay bị rủa tùy cách người ấy đối xử với Áp-ra-ham. Đây không phải là lời hứa hàm ý báo thù nhưng hàm ý bảo vệ: đụng đến Áp-ra-ham là đụng đến chính Chúa. Không ai có thể đụng đến Áp-ra-ham mà không phải qua hàng rào bảo vệ của Chúa. Người đặt lòng tin trọn vẹn nơi Chúa cũng được Ngài bảo vệ như vậy (Ê-sai 26:3).

    6. Các dân tộc trên thế giới nhờ Áp-ra-ham mà được phước. Lời hứa này tương đương với lời hứa thứ tư nhưng nhấn mạnh là CÁC DÂN TỘC trên thế giới sẽ nhờ Áp-ra-ham mà được phước. Lời hứa này có tính cách tiên tri và đã thành sự thật vì Chúa Giê-xu, Đấng Cứu rỗi nhân loại đã sinh ra từ dòng dõi Áp-ra-ham. Bất cứ ai đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu đều được tha tội và được hưởng phước. Phước hạnh cứu rỗi đã đến với mọi người qua Chúa Giê-xu là người thuộc dòng dõi Áp-ra-ham. Chúng ta cũng có thể nói Áp-ra-ham là người đầu tiên bày tỏ niềm tin nơi Chúa, nhờ đó chúng ta cũng được phước.

    Ngoài 6 lời hứa trên, chúng ta có thể thêm lời hứa thứ bảy, tiềm ẩn trong mệnh lệnh ở câu #1. Chúa bảo Áp-ra-ham hãy ra khỏi quê hương đi đến xứ Chúa sẽ chỉ cho. Câu này hàm ý Chúa cũng sẽ ban cho ông xứ đó. Đây là lời hứa về đất đai làm nơi cư ngụ.

    Chúng ta có thể tóm tắt lời hứa của Chúa cho Áp-ra-ham như sau:

    (1) Về đất đai: "Đi đến xứ ta sẽ chỉ cho"

    (2) Về dòng dõi: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn."

    (3) Về ơn phước: "Ta sẽ ban phước cho ngươi."

    (4) Về danh tiếng: "Ta sẽ làm nổi danh ngươi."

    (5) Về cơ hội phục vụ: "Ngươi sẽ thành một nguồn phước."

    (6) Về bảo vệ: "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi."

    (7) Về ảnh hưởng: "Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người mà được phước."

    Vì có cùng một đức tin với Áp-ra-ham, chúng ta được gọi là con cháu của Áp-ra-ham (Ga-la-ti 3:7) và cũng thừa hưởng lời hứa về ơn phước, sự bảo vệ và cơ hội phục vụ. Điều quan trọng là chúng ta cần có đức tin mạnh mẽ như Áp-ra-ham; sẵn sàng vâng phục Chúa, từ bỏ tất cả những thần tượng khác để thờ phượng và phục vụ một mình Chúa.

    Cám ơn Chúa về những lời hứa và ơn phước đặc biệt Chúa ban cho con là con cái của Chúa. Xin giúp con sống đúng với điều Chúa kỳ vọng để làm rạng Danh Chúa và là nguồn phước cho nhiều người.


    Ai dám tin cậy Chúa và vâng lời Ngài thì nhận được lời hứa của Ngài. Lời hứa của Chúa quý báu, lớn lao và lâu dài. Có 7 điều Chúa hứa với Áp-ram, so với một điều Chúa đòi hỏi nơi ông.

    1. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn." Chữ "lớn" đây có hai nghĩa:

    (a) Ngày càng lớn. Lời phán này lúc Áp-ram chưa có con, song từ đó dân số Y-sơ-ra-ên mỗi ngày một nhiều.

    (b) Cao thượng, vĩ đại. Lịch sử chứng minh dân Y-sơ-ra-ên khôn ngoan, mạnh mẽ, xứng đáng là "một dân lớn."

    2. "Ta sẽ ban phước cho ngươi." Lời hứa này được thực hiện ngay trong đời Áp-ram. Ê-li-ê-xe làm chứng: "Đức Giê-hô-va đã ban phước cho chủ tôi bội phần, trở nên thạnh vượng. Ngài ban cho chủ tôi chiên bò, bạc vàng, tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa" (Sáng-thế Ký 24:35). Dầu Áp-ram có nhiều lỗi lầm, song Chúa thành tín nhân từ vẫn ban phước cho ông cả thuộc thể lẫn thuộc linh.

    3. "Ta sẽ làm nổi danh ngươi." Chưa từng có ai nổi danh như Áp-ram, cũng chưa có ai được trọng vọng bằng ông. Những tín đồ Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đều xem ông là tổ phụ đức tin của họ. Ngay trong đời ông, người ta cũng tôn ông là quan trưởng của Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 23:6). Chính Đức Chúa Trời đã gọi ông là một tiên tri, một bạn hữu, một tôi tớ (Sáng-thế Ký 20:7; II Sử-ký 20:7; Gia-cơ 2:23; Thi105:5-6). Ngài không giấu điều chi với ông (Sáng-thế Ký 18:17).

    4. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước." Chúa sẽ làm cho Áp-ram như lời Ngài đã hứa, song chính ông có trách nhiệm - trong nếp sống hằng ngày của mình phải sống thế nào để kẻ khác nhờ đó mà được phước, vì họ đã tin Chúa như ông (Ga-la-ti 3:8-9).

    5. "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước người." Chúa xem Áp-ram là một nhân vật quan trọng, không những ông được ban phước mà bất cứ người nào chúc phước cho ông cũng được Chúa ban phước cho. Làm lành cho tiên tri, cho bạn hữu, cho đầy tớ Chúa cũng được kể như làm lành cho chính mình Ngài (Ma-thi-ơ 25:40).

    6. "Ta sẽ...rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi". Ai rủa sả Áp-ram thì Chúa cầm bằng rủa sả Ngài. Y-sác lặp lại lời đó cho Gia-cốp (Sáng-thế Ký 27:29). Đối với dòng dõi ông và đối với con cái Chúa trải qua các đời cũng vậy, ai rủa sả họ thì sẽ bị Chúa rủa sả.

    7. "Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." Lời hứa này được thực hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu ra từ dòng dõi Áp-ram. Lời hứa này rất quan trọng nên được nhắc lại nhiều lần (Sáng-thế Ký 18:18; 22:18; 26:4; 28:14). Tân Ước cũng xác nhận Đấng Cứu Thế là dòng dõi của Áp-ram.

    Những lời Chúa đã hứa với Áp-ram thật lớn lao, đến nỗi mất hơn 2.000 năm Ngài mới thực hiện hết. Những phước mà Chúa ban cho Áp-ram rất nhiều, đến nỗi qua ông và dòng dõi ông, cả nhân loại cũng được phước. Áp-ram đã tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài dùng ông để thực hiện chương trình vĩ đại của Ngài. Chúa còn những chương trình khác, Ngài cũng muốn dùng chúng ta để thực hiện, miễn là chúng ta cũng tin cậy và vâng lời Ngài. Chúng ta há không khao khát một đời sống phước hạnh như Áp-ram sao?

    Chúa ơi,dù biết rằng chỉ cần tin cậy và vâng lời Ngài con sẽ được phước, nhưng điều đó không dễ làm. Xin Chúa giúp con.

    Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019


    Kinh thánh: Sáng 12:1-9.

    Câu gốc: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi và ngươi sẽ thành một nguồn phước"
    Sáng 12:2.

    Mục đích: Cho chúng ta thấy việc Ðức Chúa Trời lựa chọn một dân tộc làm nguồn phước cho cả thế gian. Ðức Chúa Trời có thể dùng chúng ta hôm nay để thi hành ý chỉ của Ngài.

    Kinh Thánh đọc hằng ngày
    Chủ Nhật: Ðức Chúa Trời lựa chọn một người. Sáng 12:1-9
    Thứ Hai: Giao ước của Ðức Chúa Trời với Áp ra ham. Sáng 15:18; 17:1-8
    Thứ Ba: Nơi Ðức Chúa Trời ban phước. Sáng 13:14-18; 26:1-3
    Thứ Tư: Ð. C. T. ban thưởng cho đức tin của Áp-ra-ham. Sáng. 4:1-8; 13-22
    Thứ Năm: Ðức Chúa Trời giao trách nhiệm. Hê-bơ-rơ 11:23-29
    Thứ Sáu: Ơn phước của Ð. C. T. tùy thuộc sự vâng lời. Lê 26:1-13
    Thứ Bảy: Ơn phuớc Chúa ban trong cơn nguy khốn. Sáng 39:1-23

    Sau cơn nước lụt đời Nô-ê, Ðức Chúa Trời đã quyết định không hủy diệt nhân loại nữa, mặc dầu họ vẫn tiếp tục sống cuộc đời gian ác. Nhưng Ngài chia ra kẻ gian ác với người công bình, biệt riêng người công bình khỏi kẻ gian ác, để từ đó Ngài sẽ có một dân và qua dân đó, Ðấng cứu thế giáng trần. Hội thánh cũng là một dân mà Ðức Chúa Trời đã lựa chọn từ giữa thế gian, để riêng ra làm một dân thuộc về Ngài (IPhi 2:9-10).

    I. Ðức Chúa Trời lựa chọn một người:
    Người Ðức Chúa Trời lựa chọn là Áp-ram, về sau đổi tên là Áp-ra-ham (Sáng 17:5). Ông vốn sinh trưởng tại thành U-rơ, xứ Canh-đê, là một trung tâm văn hóa và tôn giáo của thế giới thời bấy giờ. Song tôn giáo đó chỉ thờ phượng các thần tượng chứ không thờ Ðức Chúa Trời hằng sống và chân thật. Chúa biết lòng của Áp- ram và Sa-rai, về sau đổi tên là Sa-ra (Sáng 17:15).

    Ðức Chúa Trời kêu gọi Áp-ram khi ông còn ở tại quê hương, vòng bà con và nhà cha ông mà bảo rằng "Ngươi hãy ra khỏi... mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho" (Sáng 12:1; Công 7:2-3)
    .Chúng ta không biết cách nào Chúa đã kêu gọi ông, song tiếng gọi của Ngài rất rõ ràng đối với ông. Ông phải chấp nhận một điều kiện có ba bước như sau:

    1. Ra khỏi quê hương:
    Con người ai cũng yêu mến quê hương của mình. Vả lại, quê hương của Áp-ram vừa giàu có, vừa văn minh, nên ra khỏi quê hương là một hy sinh không nhỏ của ông.
    2. Ra khỏi vòng bà con:
    Dầu Áp-ram chỉ có 2 em trai, song nếu kể bà con nội ngoại thì rất đông, vì bấy giờ người ta sống rất lâu sinh nhiều con trai, con gái. Ra khỏi vòng bà con mà đi đến một nơi xa lạ là điều không phải dễ
    3. Ra khỏi nhà cha:
    Nhà cha là tổ ấm tại trần gian, không có nơi nào được an ủi bằng tại nhà cha mình. Ra khỏi nhà cha cũng như ra khỏi quê hương và vòng bà con, Áp-ram mất rất nhiều tài sản và quyền lợi.
    4. "Ði đến xứ mà ta sẽ chỉ cho":
    Xứ đó là Ca-na-an (Sáng 11:31), song ông không biết xứ đó ở đâu và ra sao (Hê-bơ-rơ 11:8). Ðời sống theo Chúa là đời sống đức tin, đời sống theo Chúa là đời sống hy sinh.

    Song tin theo Ðức Chúa Trời sẽ không bao giờ thất vọng, hy sinh
    theo Chúa sẽ không bao giờ hối tiếc. Phần thưởng của đức tin là sẽ thấy việc mình đã tin. Hy sinh vì Chúa rất ít, nhận lảnh nơi Chúa rất nhiều.
    Có đức tin lớn, Áp-ram mới dám vâng lời Chúa ra đi. Người như thế Chúa mới lựa chọn làm tổ phụ của một dân tộc, gọi là dân tộc có đức tin. Nếu muốn được Chúa lựa chọn và trọng dụng, chúng ta phải học đòi đức tin của Áp-ram.

    II. Ðức Chúa Trời hứa ban phước cho một người (Sáng 12:1-3).
    Ai dám tin cậy Chúa và vâng lời Ngài thì sẽ nhận được lời hứa của Ngài. Lời hứa của Ngài là quí báo, lớn lao và lâu dài. Có 7 điều mà Chúa hứa với Áp-ram so với 1 điều mà Chúa đòi hỏi ông:
    1. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn":
    Chữ "lớn" đây có hai nghĩa:
    a. Là ngày càng lớn, khi lời nầy phán ra thì Áp-ram chưa có con, song kể từ đó, số dân Y-sơ-ra-ên mỗi ngày một nhiều.
    b. Là cao thượng, vĩ đại, lịch sử chứng minh dân Y-sơ-ra-ên rất khôn ngoan, mạnh mẽ, xứng đáng với danh "một dân lớn".
    2. "Ta sẽ ban phước cho ngươi": 
    Lời hứa nầy đã được thực hiện ngay trong đời Áp-ram. Ê-li-ê-xe làm chứng "Ðức Giê-hô-va đã ban phước cho chủ tôi bội phần, trở nên thạnh vượng, Ngài ban cho chủ tôi chiên, bò, bạc vàng, tôi trai, tớ gái, lạc đà và lừa" (Sáng 24:35). Dầu Áp-ram có nhiều lỗi lầm, song Chúa thành tín và nhân từ vẫn ban phước cho ông cả thuộc thể lẩn thuộc linh.
    3. "Ta sẽ... làm nổi danh ngươi":
    Chưa từng có ai nổi danh như Áp-ra-ham, và cũng chưa có ai được trọng vọng bằng ông. Những tín đồ Hồi giáo, Do thái giáo và Cơ đốc giáo đều coi ông là tổ phụ đức tin của họ.
    Ngay trong thời ông, người ta đã tôn ông là một quan trưởng của Ðức Chúa Trời (Sáng 23:6). Chính Ðức Chúa Trời đã gọi ông là một tiên tri, một bạn hữu, một tôi tớ (Sáng 20:7; Gia-cơ 2:23; Thi 105:5-6). Ngài không dấu diếm điều chi với ông (Sáng 18:17).
    4. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước":
    Chúa đã làm cho ông như lời Ngài đã hứa, song chính ông có trách nhiệm trong nếp sống hằng ngày của mình là phải sống thế nào mà để kẻ khác nhờ đó mà được phước, vì họ đã tin Chúa như ông (Ga-la-ti 3:8-9).
    5. "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi":
    Chúa xem Áp-ra-ham là một nhân vật rất quan trọng, không những
    được Ngài ban phước mà bất cứ kẻ nào chúc phước ông cũng được Ngài ban phước. Làm lành cho tiên tri, cho bạn hữu, cho đầy tớ của Chúa được kể như làm lành cho chính mình Ngài (Ma-thi-ơ 25:40).
    6. "Ta sẽ... rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi":
    Ngược lại, ai rủa sả Áp-ra-ham thì Chúa cầm bằng rủa sả Ngài, và người đó chắc chắn bị rủa sả. Y-sác lập lại lời đó khi chúc phước cho Gia-cốp (Sáng 27:29). Không những đối với Áp-ram và dòng dõi của ông mà đối với con cái Chúa trải qua các đời cũng vậy, ai rủa sả họ sẽ bị Chúa rủa sả.
    7. "Các chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước":
    Lời hứa nầy được thực hiện qua Ðấng cứu thế Giê-xu ra từ dòng dõi Áp-ram. Lời hứa nầy rất quan trọng, nên được nhắc lại nhiều lần (Sáng 18:18; 22:18; 26:4; 28:14). Tân ước cũng xác nhận Ðấng cứu thế là dòng dõi Áp-ram (Ma-thi-ơ 1:2).
    Những lời mà Chúa đã hứa với Áp-ram thật lớn lao, đến nỗi phải mất hơn 2.000 năm Ngài mới thực hiện hết. Những phước mà Chúa ban cho Áp-ram thật rất nhiều, đến nỗi qua ông và dòng dõi ông, cả nhân loại cũng được phước. Áp-ram đã tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài đã dùng ông để thực hiện chương trình vĩ đại của Ngài. Chúa còn có những chương trình khác, nên Ngài cũng muốn dùng chúng ta để thực hiện, miễn là chúng ta cũng tin cậy và vâng lời Ngài. Chúng ta không khao khát một đời sống phước hạnh như Áp-ram sao?

    III. Ðức Chúa Trời dẫn dắt một người (Sáng 12:4-9).
    "Rồi Áp-ram đi, theo như lời Ðức Giê-hô-va đã phán dạy". Chúa kêu gọi, Chúa hứa cho, Chúa dẩn dắt, còn ông phải tin cậy và vâng lời. Trên đây là một câu ngắn ngủi song đầy đủ, mô tả đời sống đức tin của Áp-ram. Ông mạnh dạn lên đường, công khai chứng tỏ mình hết lòng theo Chúa. Tin cậy và vâng lời Chúa là tạo một cơ hội thuận tiện để Ngài thực hiện lời hứa của Ngài. Chúng ta hãy bước theo sự dẩn dắt của Chúa.
    Mục tiêu cuộc hành trình của Áp-ram là xứ Ca-na-an. Vì vậy, ông đã thu thập tài sản từ người chí vật, có vợ là Sa-rai và cháu là Lót cùng đi. Họ đã đến Ca-na-an. Ông đã đi chặng đường thứ nhất từ U-rơ đến Cha-ran là 430 dặm, bây giờ ông đi đoạn đường thứ hai là từ Cha-ran đến Si- chem, thuộc xứ Ca-na-an là 300 dặm. Chắc Áp-ram và gia đình đã mệt nhọc nhiều, song chắc chắn cũng vui thoả lắm trên đường theo Chúa.
    "Ðức Giê-hô-va hiện ra cùng Áp-ram" Ðó là phần thưởng rất lớn cho Áp-ram, vì tỏ ra Chúa đẹp lòng và hoan nghinh ông đã tin cậy và vâng lời Ngài. Ðược Chúa hiện ra trò chuyện với mình là một đặc ân vô  giá. Những nỗi gian lao của Áp-ram đã được Chúa bù đắp một cách xứng đáng quá mức. Phước cho ai được Chúa thăm viếng như vậy.
    Chúa phán "Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi xứ nầy". Trước kia, Chúa bảo ông đến xứ Ca-na-an, bây giờ đã đến, Chúa hứa ban xứ đó cho dòng dõi ông. Sự ban cho của Chúa dồi dào quá, tình thương của Ngài bao la là dường nào!
    Ðể bày tỏ lòng biết ơn xâu xa, Áp-ram lập một bàn thờ và dâng của lể thiêu lên Ngài. rồi tiếp tục con đường đến Bê-tên. Tại đó, ông lập một bàn thờ nữa và cầu khẩn Danh Ngài. Cầu khẩn Danh Chúa có nghĩa là ông công khai làm chứng về Chúa cho mọi người chung quanh. Cuộc đời của Áp-ram thật là đẹp, nên không lạ gì khi thấy Chúa đã thực hiện trọn vẹn mọi lời hứa của Ngài dành cho ông. Dầu đôi khi Áp-ram vẫn bị cám dỗ mà phạm tội, thì sau đó, ông đã ăn năn tiếp tục tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài vẫn tiếp tục ban phước cho ông.

    Câu hỏi
    1. Sau cơn nước lụt, Chúa không còn hủy diệt loài người gian ác mà Ngài đã làm gì?
    2. Trước khi chọn một dân tộc là Y-sơ-ra-ên thì Chúa đã chọn ai?
    3. Ðể theo Chúa, Áp-ram phải chấp nhận điều kiện gì?
    4. Ðức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ram 7 phước nào?
    5. Trong các phước ấy, phước nào quan trọng hơn cả và có tương quan đến cả nhân loại?
    6. Ðể đến chỗ Chúa chỉ cho, Áp-ram phải đi con đường bao xa?
    7. Khi đến nơi, Chúa ban cho Áp-ram một phần thưởng gì?
    8. Ðể tỏ lòng biết ơn Chúa, Áp-ram đã làm chi?
    9. Áp-ram cầu khẩn danh Chúa có nghĩa gì?
    10. Muốn được phước như Áp-ram, chúng ta phải sống như thế nào?

    Ðức Chúa Trời Lựa Chọn Một Dân Tộc

    Posted at  11/13/2019 07:57:00 SA  |  in  Trở Thành Nguồn Phước  |  Read More»


    Kinh thánh: Sáng 12:1-9.

    Câu gốc: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi và ngươi sẽ thành một nguồn phước"
    Sáng 12:2.

    Mục đích: Cho chúng ta thấy việc Ðức Chúa Trời lựa chọn một dân tộc làm nguồn phước cho cả thế gian. Ðức Chúa Trời có thể dùng chúng ta hôm nay để thi hành ý chỉ của Ngài.

    Kinh Thánh đọc hằng ngày
    Chủ Nhật: Ðức Chúa Trời lựa chọn một người. Sáng 12:1-9
    Thứ Hai: Giao ước của Ðức Chúa Trời với Áp ra ham. Sáng 15:18; 17:1-8
    Thứ Ba: Nơi Ðức Chúa Trời ban phước. Sáng 13:14-18; 26:1-3
    Thứ Tư: Ð. C. T. ban thưởng cho đức tin của Áp-ra-ham. Sáng. 4:1-8; 13-22
    Thứ Năm: Ðức Chúa Trời giao trách nhiệm. Hê-bơ-rơ 11:23-29
    Thứ Sáu: Ơn phước của Ð. C. T. tùy thuộc sự vâng lời. Lê 26:1-13
    Thứ Bảy: Ơn phuớc Chúa ban trong cơn nguy khốn. Sáng 39:1-23

    Sau cơn nước lụt đời Nô-ê, Ðức Chúa Trời đã quyết định không hủy diệt nhân loại nữa, mặc dầu họ vẫn tiếp tục sống cuộc đời gian ác. Nhưng Ngài chia ra kẻ gian ác với người công bình, biệt riêng người công bình khỏi kẻ gian ác, để từ đó Ngài sẽ có một dân và qua dân đó, Ðấng cứu thế giáng trần. Hội thánh cũng là một dân mà Ðức Chúa Trời đã lựa chọn từ giữa thế gian, để riêng ra làm một dân thuộc về Ngài (IPhi 2:9-10).

    I. Ðức Chúa Trời lựa chọn một người:
    Người Ðức Chúa Trời lựa chọn là Áp-ram, về sau đổi tên là Áp-ra-ham (Sáng 17:5). Ông vốn sinh trưởng tại thành U-rơ, xứ Canh-đê, là một trung tâm văn hóa và tôn giáo của thế giới thời bấy giờ. Song tôn giáo đó chỉ thờ phượng các thần tượng chứ không thờ Ðức Chúa Trời hằng sống và chân thật. Chúa biết lòng của Áp- ram và Sa-rai, về sau đổi tên là Sa-ra (Sáng 17:15).

    Ðức Chúa Trời kêu gọi Áp-ram khi ông còn ở tại quê hương, vòng bà con và nhà cha ông mà bảo rằng "Ngươi hãy ra khỏi... mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho" (Sáng 12:1; Công 7:2-3)
    .Chúng ta không biết cách nào Chúa đã kêu gọi ông, song tiếng gọi của Ngài rất rõ ràng đối với ông. Ông phải chấp nhận một điều kiện có ba bước như sau:

    1. Ra khỏi quê hương:
    Con người ai cũng yêu mến quê hương của mình. Vả lại, quê hương của Áp-ram vừa giàu có, vừa văn minh, nên ra khỏi quê hương là một hy sinh không nhỏ của ông.
    2. Ra khỏi vòng bà con:
    Dầu Áp-ram chỉ có 2 em trai, song nếu kể bà con nội ngoại thì rất đông, vì bấy giờ người ta sống rất lâu sinh nhiều con trai, con gái. Ra khỏi vòng bà con mà đi đến một nơi xa lạ là điều không phải dễ
    3. Ra khỏi nhà cha:
    Nhà cha là tổ ấm tại trần gian, không có nơi nào được an ủi bằng tại nhà cha mình. Ra khỏi nhà cha cũng như ra khỏi quê hương và vòng bà con, Áp-ram mất rất nhiều tài sản và quyền lợi.
    4. "Ði đến xứ mà ta sẽ chỉ cho":
    Xứ đó là Ca-na-an (Sáng 11:31), song ông không biết xứ đó ở đâu và ra sao (Hê-bơ-rơ 11:8). Ðời sống theo Chúa là đời sống đức tin, đời sống theo Chúa là đời sống hy sinh.

    Song tin theo Ðức Chúa Trời sẽ không bao giờ thất vọng, hy sinh
    theo Chúa sẽ không bao giờ hối tiếc. Phần thưởng của đức tin là sẽ thấy việc mình đã tin. Hy sinh vì Chúa rất ít, nhận lảnh nơi Chúa rất nhiều.
    Có đức tin lớn, Áp-ram mới dám vâng lời Chúa ra đi. Người như thế Chúa mới lựa chọn làm tổ phụ của một dân tộc, gọi là dân tộc có đức tin. Nếu muốn được Chúa lựa chọn và trọng dụng, chúng ta phải học đòi đức tin của Áp-ram.

    II. Ðức Chúa Trời hứa ban phước cho một người (Sáng 12:1-3).
    Ai dám tin cậy Chúa và vâng lời Ngài thì sẽ nhận được lời hứa của Ngài. Lời hứa của Ngài là quí báo, lớn lao và lâu dài. Có 7 điều mà Chúa hứa với Áp-ram so với 1 điều mà Chúa đòi hỏi ông:
    1. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn":
    Chữ "lớn" đây có hai nghĩa:
    a. Là ngày càng lớn, khi lời nầy phán ra thì Áp-ram chưa có con, song kể từ đó, số dân Y-sơ-ra-ên mỗi ngày một nhiều.
    b. Là cao thượng, vĩ đại, lịch sử chứng minh dân Y-sơ-ra-ên rất khôn ngoan, mạnh mẽ, xứng đáng với danh "một dân lớn".
    2. "Ta sẽ ban phước cho ngươi": 
    Lời hứa nầy đã được thực hiện ngay trong đời Áp-ram. Ê-li-ê-xe làm chứng "Ðức Giê-hô-va đã ban phước cho chủ tôi bội phần, trở nên thạnh vượng, Ngài ban cho chủ tôi chiên, bò, bạc vàng, tôi trai, tớ gái, lạc đà và lừa" (Sáng 24:35). Dầu Áp-ram có nhiều lỗi lầm, song Chúa thành tín và nhân từ vẫn ban phước cho ông cả thuộc thể lẩn thuộc linh.
    3. "Ta sẽ... làm nổi danh ngươi":
    Chưa từng có ai nổi danh như Áp-ra-ham, và cũng chưa có ai được trọng vọng bằng ông. Những tín đồ Hồi giáo, Do thái giáo và Cơ đốc giáo đều coi ông là tổ phụ đức tin của họ.
    Ngay trong thời ông, người ta đã tôn ông là một quan trưởng của Ðức Chúa Trời (Sáng 23:6). Chính Ðức Chúa Trời đã gọi ông là một tiên tri, một bạn hữu, một tôi tớ (Sáng 20:7; Gia-cơ 2:23; Thi 105:5-6). Ngài không dấu diếm điều chi với ông (Sáng 18:17).
    4. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước":
    Chúa đã làm cho ông như lời Ngài đã hứa, song chính ông có trách nhiệm trong nếp sống hằng ngày của mình là phải sống thế nào mà để kẻ khác nhờ đó mà được phước, vì họ đã tin Chúa như ông (Ga-la-ti 3:8-9).
    5. "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi":
    Chúa xem Áp-ra-ham là một nhân vật rất quan trọng, không những
    được Ngài ban phước mà bất cứ kẻ nào chúc phước ông cũng được Ngài ban phước. Làm lành cho tiên tri, cho bạn hữu, cho đầy tớ của Chúa được kể như làm lành cho chính mình Ngài (Ma-thi-ơ 25:40).
    6. "Ta sẽ... rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi":
    Ngược lại, ai rủa sả Áp-ra-ham thì Chúa cầm bằng rủa sả Ngài, và người đó chắc chắn bị rủa sả. Y-sác lập lại lời đó khi chúc phước cho Gia-cốp (Sáng 27:29). Không những đối với Áp-ram và dòng dõi của ông mà đối với con cái Chúa trải qua các đời cũng vậy, ai rủa sả họ sẽ bị Chúa rủa sả.
    7. "Các chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước":
    Lời hứa nầy được thực hiện qua Ðấng cứu thế Giê-xu ra từ dòng dõi Áp-ram. Lời hứa nầy rất quan trọng, nên được nhắc lại nhiều lần (Sáng 18:18; 22:18; 26:4; 28:14). Tân ước cũng xác nhận Ðấng cứu thế là dòng dõi Áp-ram (Ma-thi-ơ 1:2).
    Những lời mà Chúa đã hứa với Áp-ram thật lớn lao, đến nỗi phải mất hơn 2.000 năm Ngài mới thực hiện hết. Những phước mà Chúa ban cho Áp-ram thật rất nhiều, đến nỗi qua ông và dòng dõi ông, cả nhân loại cũng được phước. Áp-ram đã tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài đã dùng ông để thực hiện chương trình vĩ đại của Ngài. Chúa còn có những chương trình khác, nên Ngài cũng muốn dùng chúng ta để thực hiện, miễn là chúng ta cũng tin cậy và vâng lời Ngài. Chúng ta không khao khát một đời sống phước hạnh như Áp-ram sao?

    III. Ðức Chúa Trời dẫn dắt một người (Sáng 12:4-9).
    "Rồi Áp-ram đi, theo như lời Ðức Giê-hô-va đã phán dạy". Chúa kêu gọi, Chúa hứa cho, Chúa dẩn dắt, còn ông phải tin cậy và vâng lời. Trên đây là một câu ngắn ngủi song đầy đủ, mô tả đời sống đức tin của Áp-ram. Ông mạnh dạn lên đường, công khai chứng tỏ mình hết lòng theo Chúa. Tin cậy và vâng lời Chúa là tạo một cơ hội thuận tiện để Ngài thực hiện lời hứa của Ngài. Chúng ta hãy bước theo sự dẩn dắt của Chúa.
    Mục tiêu cuộc hành trình của Áp-ram là xứ Ca-na-an. Vì vậy, ông đã thu thập tài sản từ người chí vật, có vợ là Sa-rai và cháu là Lót cùng đi. Họ đã đến Ca-na-an. Ông đã đi chặng đường thứ nhất từ U-rơ đến Cha-ran là 430 dặm, bây giờ ông đi đoạn đường thứ hai là từ Cha-ran đến Si- chem, thuộc xứ Ca-na-an là 300 dặm. Chắc Áp-ram và gia đình đã mệt nhọc nhiều, song chắc chắn cũng vui thoả lắm trên đường theo Chúa.
    "Ðức Giê-hô-va hiện ra cùng Áp-ram" Ðó là phần thưởng rất lớn cho Áp-ram, vì tỏ ra Chúa đẹp lòng và hoan nghinh ông đã tin cậy và vâng lời Ngài. Ðược Chúa hiện ra trò chuyện với mình là một đặc ân vô  giá. Những nỗi gian lao của Áp-ram đã được Chúa bù đắp một cách xứng đáng quá mức. Phước cho ai được Chúa thăm viếng như vậy.
    Chúa phán "Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi xứ nầy". Trước kia, Chúa bảo ông đến xứ Ca-na-an, bây giờ đã đến, Chúa hứa ban xứ đó cho dòng dõi ông. Sự ban cho của Chúa dồi dào quá, tình thương của Ngài bao la là dường nào!
    Ðể bày tỏ lòng biết ơn xâu xa, Áp-ram lập một bàn thờ và dâng của lể thiêu lên Ngài. rồi tiếp tục con đường đến Bê-tên. Tại đó, ông lập một bàn thờ nữa và cầu khẩn Danh Ngài. Cầu khẩn Danh Chúa có nghĩa là ông công khai làm chứng về Chúa cho mọi người chung quanh. Cuộc đời của Áp-ram thật là đẹp, nên không lạ gì khi thấy Chúa đã thực hiện trọn vẹn mọi lời hứa của Ngài dành cho ông. Dầu đôi khi Áp-ram vẫn bị cám dỗ mà phạm tội, thì sau đó, ông đã ăn năn tiếp tục tin cậy và vâng lời Chúa, nên Ngài vẫn tiếp tục ban phước cho ông.

    Câu hỏi
    1. Sau cơn nước lụt, Chúa không còn hủy diệt loài người gian ác mà Ngài đã làm gì?
    2. Trước khi chọn một dân tộc là Y-sơ-ra-ên thì Chúa đã chọn ai?
    3. Ðể theo Chúa, Áp-ram phải chấp nhận điều kiện gì?
    4. Ðức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ram 7 phước nào?
    5. Trong các phước ấy, phước nào quan trọng hơn cả và có tương quan đến cả nhân loại?
    6. Ðể đến chỗ Chúa chỉ cho, Áp-ram phải đi con đường bao xa?
    7. Khi đến nơi, Chúa ban cho Áp-ram một phần thưởng gì?
    8. Ðể tỏ lòng biết ơn Chúa, Áp-ram đã làm chi?
    9. Áp-ram cầu khẩn danh Chúa có nghĩa gì?
    10. Muốn được phước như Áp-ram, chúng ta phải sống như thế nào?

    Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019


    Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.
    Sáng thế ký 12:2
    warren1
    Từ phước được sử dụng hơn bốn trăm lần trong Kinh thánh với nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta thường sử dụng từ này trong các bài chia sẻ hoặc các buổi nói chuyện – và đặc biệt là trong sự cầu nguyện. Phước hạnh là điều gì đó Đức Chúa Trời ban phát, hành động, hoặc phát ngôn để quy vinh hiển cho Ngài. Sứ đồ Phao-lô trước đó đã không nghĩ rằng cái giằm xóc trong thân thể của ông là một phước hạnh, vì thế ông cầu xin Đức Chúa Trời ba lần để loại bỏ nó, nhưng cái giằm xóc đó trở nên phước hạnh cho cả Phao-lô và  hội thánh (1 Cô-rin-tô 12: 7-10). Phi-e-rơ cố gắng ngăn cản Chúa Jesus đi đường thập tự giá (Ma-thi-ơ 16: 21-28), nhưng những gì Chúa Jesus đã hoàn tất tại đồi Calvary đã đem đến phước hạnh cho cả thế giới trải qua các thế hệ và sẽ ban phước cho dân Ngài đến đời đời.
    Phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta phải được chuyển tải đến cho người khác, bởi vì Cơ đốc nhân được xem là các ống dẫn, không phải là hồ chứa nước. Nhận lãnh các phước hạnh của Đức Chúa Trời và rồi ích kỷ giữ chúng cho riêng mình là vi phạm một trong những nguyên tắc của đời sống Cơ đốc. “Lòng rộng rãi sẽ được no nê, còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gọi” (Châm ngôn 11:25). Chúng ta được ban phước để chúng ta có thể trở nên một nguồn phước tuôn đổ ra cho người khác.
    Bởi vì Áp-ra-ham và Sa-ra tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài, Đức Chúa Trời ban phước cho họ và khiến họ trở thành nguồn phước cho toàn thế gian. Từ họ ra quốc gia Israel, và dân tộc này đã cho cả thế giới nguồn tri thức về một Đấng chân thật và là Đức Chúa Trời hằng sống. Qua tuyển dân Israel chúng ta có Kinh Thánh và Chúa Jesus Christ, Đấng của rỗi toàn thế gian. Nếu không có sự làm chứng của Israel thì thế giới ngoại bang ngày nay chỉ bao gồm những người dốt nát, thờ hình tượng “không có sự trông cậy và không có Đức Chúa Trời ở thế gian” (Ê-phê-sô 2:12). Nhưng hiện nay “ai tin thì nấy được phước với Áp-ra-ham, là người có lòng tin” (Ga-la-ti 3:9).
    Áp-ra-ham chúc phước Lót, cháu mình và để Lót quyền ưu tiên lựa chọn vùng đất trong Ca-na-an (Sáng 13). Ông cũng giải cứu Lót khi Lót bị bắt làm tù binh (Sáng 14), và bởi sự cầu thay của Áp-ra-ham, Lót được cứu khỏi thành Sô-đôm khi nó bị hủy diệt (Sáng 19: 1-29). Không may là Lót đã từ chối bước theo gương mẫu đức tin của bác mình, ông kết thúc cuộc đời trong hang động, say sưa và phạm tội loạn luân (Sáng 19: 30-38). Lót và dòng dõi của ông đã mang đến rắc rối cho Israel, không phải phước hạnh.
    Nhưng có ít nhất ba lần mà tổ phụ đức tin Áp-ra-ham thất bại để trở thành một nguồn phước. 1/ Thay vì tin cậy nơi Chúa, Áp-ra-ham cố gắng đi xuống Ai-cập để trốn khỏi nạn đói kém, và ở đó ông đã nói những lời khôn ngoan theo ý riêng về mối quan hệ đầy đủ của ông và Sa-ra (Sáng 12: 10-20). 2/  Ông cũng nói không hết với A-bi-mê-léc, vua Ghê-ra về mối quan hệ thật sự của ông và vợ Sa-ra. (Sáng 20: 1-18). 3/  Ông  cố gắng để có được đứa con của lời hứa bằng một phương cách riêng và mang sự chia rẽ vào gia đình (Sáng 16). Bài học gì ở đây cho chúng ta hôm nay? Chúng ta có thể trở nên nguồn phước cho gia đình và cộng đồng khi chúng ta không bước đi với Chúa?
    Tất cả chúng ta đều muốn nhận phước hạnh từ Chúa, nhưng không phải bất cứ ai muốn là có thể trở nên nguồn phước cho người khác. Đó là một điểm khác biệt giữa dòng sông và trũng. Sông luôn luôn tuôn chảy, còn trũng là ao tù, ứ đọng. Thi thiên 1 miêu tả về người công chính đã nhận lãnh phước hạnh từ Đức Chúa Trời được ví sánh như một cây trồng gần dòng nước, chia sẻ phước hạnh với người khác. Một thành ngữ trong tiếng Anh “Người trồng cây yêu những cây mọc xung quanh.” Thành ngữ này cũng có thể được ứng dụng cho Cơ đốc nhân phải yêu thương, chia sẻ những phước hạnh của mình cho những người chung quanh.
    Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.
    Ma-thi-ơ 10:8

    Warren W. Wiersbe
    Translated by Tuong Vi

    Trở Nên Nguồn Phước Cho Gia Đình Và Cộng Đồng

    Posted at  10/29/2019 07:02:00 SA  |  in  Trở Thành Nguồn Phước  |  Read More»


    Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.
    Sáng thế ký 12:2
    warren1
    Từ phước được sử dụng hơn bốn trăm lần trong Kinh thánh với nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta thường sử dụng từ này trong các bài chia sẻ hoặc các buổi nói chuyện – và đặc biệt là trong sự cầu nguyện. Phước hạnh là điều gì đó Đức Chúa Trời ban phát, hành động, hoặc phát ngôn để quy vinh hiển cho Ngài. Sứ đồ Phao-lô trước đó đã không nghĩ rằng cái giằm xóc trong thân thể của ông là một phước hạnh, vì thế ông cầu xin Đức Chúa Trời ba lần để loại bỏ nó, nhưng cái giằm xóc đó trở nên phước hạnh cho cả Phao-lô và  hội thánh (1 Cô-rin-tô 12: 7-10). Phi-e-rơ cố gắng ngăn cản Chúa Jesus đi đường thập tự giá (Ma-thi-ơ 16: 21-28), nhưng những gì Chúa Jesus đã hoàn tất tại đồi Calvary đã đem đến phước hạnh cho cả thế giới trải qua các thế hệ và sẽ ban phước cho dân Ngài đến đời đời.
    Phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta phải được chuyển tải đến cho người khác, bởi vì Cơ đốc nhân được xem là các ống dẫn, không phải là hồ chứa nước. Nhận lãnh các phước hạnh của Đức Chúa Trời và rồi ích kỷ giữ chúng cho riêng mình là vi phạm một trong những nguyên tắc của đời sống Cơ đốc. “Lòng rộng rãi sẽ được no nê, còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gọi” (Châm ngôn 11:25). Chúng ta được ban phước để chúng ta có thể trở nên một nguồn phước tuôn đổ ra cho người khác.
    Bởi vì Áp-ra-ham và Sa-ra tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài, Đức Chúa Trời ban phước cho họ và khiến họ trở thành nguồn phước cho toàn thế gian. Từ họ ra quốc gia Israel, và dân tộc này đã cho cả thế giới nguồn tri thức về một Đấng chân thật và là Đức Chúa Trời hằng sống. Qua tuyển dân Israel chúng ta có Kinh Thánh và Chúa Jesus Christ, Đấng của rỗi toàn thế gian. Nếu không có sự làm chứng của Israel thì thế giới ngoại bang ngày nay chỉ bao gồm những người dốt nát, thờ hình tượng “không có sự trông cậy và không có Đức Chúa Trời ở thế gian” (Ê-phê-sô 2:12). Nhưng hiện nay “ai tin thì nấy được phước với Áp-ra-ham, là người có lòng tin” (Ga-la-ti 3:9).
    Áp-ra-ham chúc phước Lót, cháu mình và để Lót quyền ưu tiên lựa chọn vùng đất trong Ca-na-an (Sáng 13). Ông cũng giải cứu Lót khi Lót bị bắt làm tù binh (Sáng 14), và bởi sự cầu thay của Áp-ra-ham, Lót được cứu khỏi thành Sô-đôm khi nó bị hủy diệt (Sáng 19: 1-29). Không may là Lót đã từ chối bước theo gương mẫu đức tin của bác mình, ông kết thúc cuộc đời trong hang động, say sưa và phạm tội loạn luân (Sáng 19: 30-38). Lót và dòng dõi của ông đã mang đến rắc rối cho Israel, không phải phước hạnh.
    Nhưng có ít nhất ba lần mà tổ phụ đức tin Áp-ra-ham thất bại để trở thành một nguồn phước. 1/ Thay vì tin cậy nơi Chúa, Áp-ra-ham cố gắng đi xuống Ai-cập để trốn khỏi nạn đói kém, và ở đó ông đã nói những lời khôn ngoan theo ý riêng về mối quan hệ đầy đủ của ông và Sa-ra (Sáng 12: 10-20). 2/  Ông cũng nói không hết với A-bi-mê-léc, vua Ghê-ra về mối quan hệ thật sự của ông và vợ Sa-ra. (Sáng 20: 1-18). 3/  Ông  cố gắng để có được đứa con của lời hứa bằng một phương cách riêng và mang sự chia rẽ vào gia đình (Sáng 16). Bài học gì ở đây cho chúng ta hôm nay? Chúng ta có thể trở nên nguồn phước cho gia đình và cộng đồng khi chúng ta không bước đi với Chúa?
    Tất cả chúng ta đều muốn nhận phước hạnh từ Chúa, nhưng không phải bất cứ ai muốn là có thể trở nên nguồn phước cho người khác. Đó là một điểm khác biệt giữa dòng sông và trũng. Sông luôn luôn tuôn chảy, còn trũng là ao tù, ứ đọng. Thi thiên 1 miêu tả về người công chính đã nhận lãnh phước hạnh từ Đức Chúa Trời được ví sánh như một cây trồng gần dòng nước, chia sẻ phước hạnh với người khác. Một thành ngữ trong tiếng Anh “Người trồng cây yêu những cây mọc xung quanh.” Thành ngữ này cũng có thể được ứng dụng cho Cơ đốc nhân phải yêu thương, chia sẻ những phước hạnh của mình cho những người chung quanh.
    Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.
    Ma-thi-ơ 10:8

    Warren W. Wiersbe
    Translated by Tuong Vi

    Những Bài Viết Liên Quan

    CNTTLS...
    About-Donate-Contact-Sitemap
    Copyright © 2017 TRỞ THÀNH NGUỒN PHƯỚC. Jesus Love You .
    Proudly Powered by Quang Vo.
    back to top