Tro Thanh Nguon Phuoc
  • Featured

    Khoa Học và Niềm Tin? Bạn đang thắc mắc???

  • Featured

    Dưỡng Linh cho Tâm Linh bạn.

  • Articles

    Thư Viện

  • Articles

    Tìm Hiểu Niềm Tin

  • Trở Thành Nguồn Phước. Lời Kinh Thánh: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. (Sáng thế ký 12:1-3)
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng Đạo Đơn. Hiển thị tất cả bài đăng
    Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng Đạo Đơn. Hiển thị tất cả bài đăng

    Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

     Tin Lành có nghĩa là tin tức tốt lành chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành.  Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa cũng bằng thừa vì từ nhỏ đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành.  Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn.


    Mọi người Việt Nam đều biết phân biệt điều lành điều dữ.  Ai cũng biết “ở hiền gặp lành”.  Ai cũng muốn ăn ở ngay lành.  Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người Việt Nam còn biết quí trọng Đạo làm người, biết ơn quân sư phụ, biết giữ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Đa số người Việt Nam đều sùng đạo, không theo tôn giáo này thì cũng theo tín ngưỡng khác.  Từ đó, có nhiều người cho rằng đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, vậy Đạo Tin Lành cũng là đạo tin theo để làm lành thì không cần theo, vì mình đã có đạo rồi, thậm chí đạo của mình đang có đông người theo.

    Thật ra, chữ Tin Lành có nghĩa là tin tức tốt lành chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành.  Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa cũng bằng thừa vì từ nhỏ đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành.  Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn.  Thánh Phao-lô đã diễn tả sự thật nầy như sau:  “Tôi biết chẳng có điều gì tốt trong tôi cả.  Dù tôi ước muốn là điều tốt, nhưng không thể nào thực hiện.  Tôi chẳng làm điều tốt mình muốn, lại làm điều xấu mình không muốn.  Khi tôi làm điều mình không muốn, không phải chính tôi làm nữa, nhưng tội lỗi chủ động trong tôi.  Do đó, tôi khám phá ra luật này; khi muốn làm điều tốt, tôi lại làm điều xấu” (La-mã 7:18-21).  Một Thánh nhân mà còn tự thú như vậy huống chi chúng ta là phàm nhân.  Sở dĩ chúng ta không làm trọn được là vì luật tội lỗi đang hiện diện trong mỗi con người chúng ta khiến chúng ta không đủ khả năng làm lành cho trọn.  Dù suốt đời ta cố làm lành nhưng chỉ một ngày ta lỡ làm ác thì cũng luống công.  Kinh Thánh chép:  “Người nào giữ toàn bộ luật pháp, nhưng chỉ phạm một điều là coi như phạm tất cả” (Gia-cơ 2:10).  Dù ta chưa làm gì nên tội đối với luật pháp của loài người thì trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta vẫn bị kể là tội nhân:  “Về tội lỗi, vì họ không tin Ta” (Giăng 16:9).  Dù ta có làm bao nhiêu việc lành đối với đời, thì trước mặt Chúa vẫn còn thiếu hụt, không có gì đang kể.  Nhưng việc công bình của loài người đều được Chúa xem như “áo nhớp”.  Tiêu chuẩn của Chúa là trọn vẹn, mà loài người thì bất toàn.  “Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (La-mã 3:23).  Thánh Phao-lô làm chứng tiếp:  “Thật bất hạnh cho tôi!  Ai sẽ cứu tôi thoát ách nô lệ của thể xác tội lỗi hư hoại này?”  rồi ông vui mừng phát biểu:  “Tạ ơn Thượng Đế, tôi được giải cứu nhờ Chưa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (La-mã 7:24-25).  Cảm tạ Chúa, vì Chúa biết rõ loài người không có khả nặng tự mình giải thoát ra khỏi quyền lực ghê gớm của tội lỗi nên “đang khi chúng ta còn yếu đuối.  Đấng Christ đã theo kỳ hạn chịu chết vì kẻ có tội”. Nhờ sự chết đền tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu và quyền năng của Đức Thánh Linh, khi một tội nhân ý thức tội ăn năn, quyết tâm từ bỏ tội quay về cùng Chúa, thì Chúa ban quyền tái tạo người đó trở nên mới, đồng thời bạn cho người đó có khản năng để vừa muốn, vừa làm những việc lành mà trước đó họ không làm được bằng sức riêng.  Những việc lành người tin Chúa làm được là kết quả của một đời sống yêu Chúa và yêu người.  Tình thương làm được tất cả.

    Nếu hiện nay quí vị đang theo một tôn giáo dạy người ta làm lành, đó cũng là điều tốt.  Thế nhưng chính trong quá trình cố gắng như thế, quí vị cũng nhận ra sự thật là mình lành không trọn, lòng không bình an, không biết chắc nỗ lực đến mức nào mới đủ để được lên thiên đàng.  Tất cả mọi người đang tự tu, tự cứu và dựa vào việc lành để được cứu rỗi đều cùng có một tâm trạng bất an như thế.  Người Tin Lành thì luôn luôn tin chắc mình đã được cứu rỗi với tâm trạng bình an, hy vọng.  Người Tin Lành tin chắc khi qua đời là về ngay với Chúa trên thiên đàng.  Tại sao dám chắc như vậy?  Vì sự cứu rỗi là quà tặng do Chúa Giê-xu làm trọn và ban tặng cho chúng ta.  Quà tặng này không phải do chúng ta làm gì xứng đáng để nhận lãnh, nhưng do lòng thương xót vô hạn của Chúa bạn cho.  “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là đời sống vĩnh cửu trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (La-mã 6:23).  Đức Chúa Trời đã tuyên hứa như thế và Ngài là Đấng Thành Tín, không bao giờ thất hứa.  Rất mong quí vị lấy lòng tin tiếp nhận Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu để hưởng được ơn cứu rỗi tuyệt vô giá do Chúa ban cho.

    MS Nguyễn Văn Huệ


    Phải Chăng Đạo Tin Lành Cũng Là Đạo Tin Để Làm Lành ?

    Posted at  9/12/2022 11:07:00 CH  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

     Tin Lành có nghĩa là tin tức tốt lành chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành.  Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa cũng bằng thừa vì từ nhỏ đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành.  Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn.


    Mọi người Việt Nam đều biết phân biệt điều lành điều dữ.  Ai cũng biết “ở hiền gặp lành”.  Ai cũng muốn ăn ở ngay lành.  Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người Việt Nam còn biết quí trọng Đạo làm người, biết ơn quân sư phụ, biết giữ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Đa số người Việt Nam đều sùng đạo, không theo tôn giáo này thì cũng theo tín ngưỡng khác.  Từ đó, có nhiều người cho rằng đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, vậy Đạo Tin Lành cũng là đạo tin theo để làm lành thì không cần theo, vì mình đã có đạo rồi, thậm chí đạo của mình đang có đông người theo.

    Thật ra, chữ Tin Lành có nghĩa là tin tức tốt lành chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành.  Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa cũng bằng thừa vì từ nhỏ đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành.  Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn.  Thánh Phao-lô đã diễn tả sự thật nầy như sau:  “Tôi biết chẳng có điều gì tốt trong tôi cả.  Dù tôi ước muốn là điều tốt, nhưng không thể nào thực hiện.  Tôi chẳng làm điều tốt mình muốn, lại làm điều xấu mình không muốn.  Khi tôi làm điều mình không muốn, không phải chính tôi làm nữa, nhưng tội lỗi chủ động trong tôi.  Do đó, tôi khám phá ra luật này; khi muốn làm điều tốt, tôi lại làm điều xấu” (La-mã 7:18-21).  Một Thánh nhân mà còn tự thú như vậy huống chi chúng ta là phàm nhân.  Sở dĩ chúng ta không làm trọn được là vì luật tội lỗi đang hiện diện trong mỗi con người chúng ta khiến chúng ta không đủ khả năng làm lành cho trọn.  Dù suốt đời ta cố làm lành nhưng chỉ một ngày ta lỡ làm ác thì cũng luống công.  Kinh Thánh chép:  “Người nào giữ toàn bộ luật pháp, nhưng chỉ phạm một điều là coi như phạm tất cả” (Gia-cơ 2:10).  Dù ta chưa làm gì nên tội đối với luật pháp của loài người thì trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta vẫn bị kể là tội nhân:  “Về tội lỗi, vì họ không tin Ta” (Giăng 16:9).  Dù ta có làm bao nhiêu việc lành đối với đời, thì trước mặt Chúa vẫn còn thiếu hụt, không có gì đang kể.  Nhưng việc công bình của loài người đều được Chúa xem như “áo nhớp”.  Tiêu chuẩn của Chúa là trọn vẹn, mà loài người thì bất toàn.  “Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (La-mã 3:23).  Thánh Phao-lô làm chứng tiếp:  “Thật bất hạnh cho tôi!  Ai sẽ cứu tôi thoát ách nô lệ của thể xác tội lỗi hư hoại này?”  rồi ông vui mừng phát biểu:  “Tạ ơn Thượng Đế, tôi được giải cứu nhờ Chưa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (La-mã 7:24-25).  Cảm tạ Chúa, vì Chúa biết rõ loài người không có khả nặng tự mình giải thoát ra khỏi quyền lực ghê gớm của tội lỗi nên “đang khi chúng ta còn yếu đuối.  Đấng Christ đã theo kỳ hạn chịu chết vì kẻ có tội”. Nhờ sự chết đền tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu và quyền năng của Đức Thánh Linh, khi một tội nhân ý thức tội ăn năn, quyết tâm từ bỏ tội quay về cùng Chúa, thì Chúa ban quyền tái tạo người đó trở nên mới, đồng thời bạn cho người đó có khản năng để vừa muốn, vừa làm những việc lành mà trước đó họ không làm được bằng sức riêng.  Những việc lành người tin Chúa làm được là kết quả của một đời sống yêu Chúa và yêu người.  Tình thương làm được tất cả.

    Nếu hiện nay quí vị đang theo một tôn giáo dạy người ta làm lành, đó cũng là điều tốt.  Thế nhưng chính trong quá trình cố gắng như thế, quí vị cũng nhận ra sự thật là mình lành không trọn, lòng không bình an, không biết chắc nỗ lực đến mức nào mới đủ để được lên thiên đàng.  Tất cả mọi người đang tự tu, tự cứu và dựa vào việc lành để được cứu rỗi đều cùng có một tâm trạng bất an như thế.  Người Tin Lành thì luôn luôn tin chắc mình đã được cứu rỗi với tâm trạng bình an, hy vọng.  Người Tin Lành tin chắc khi qua đời là về ngay với Chúa trên thiên đàng.  Tại sao dám chắc như vậy?  Vì sự cứu rỗi là quà tặng do Chúa Giê-xu làm trọn và ban tặng cho chúng ta.  Quà tặng này không phải do chúng ta làm gì xứng đáng để nhận lãnh, nhưng do lòng thương xót vô hạn của Chúa bạn cho.  “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là đời sống vĩnh cửu trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (La-mã 6:23).  Đức Chúa Trời đã tuyên hứa như thế và Ngài là Đấng Thành Tín, không bao giờ thất hứa.  Rất mong quí vị lấy lòng tin tiếp nhận Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu để hưởng được ơn cứu rỗi tuyệt vô giá do Chúa ban cho.

    MS Nguyễn Văn Huệ


     LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM SỰ CỨU RỖI

    REINHARD BONNKE


    Kính tặng
    Tôi xin kính tặng quyển sách nhỏ này cho Bố Mẹ tôi,
    Mục sư HERMANN và Bà META BONNKE,
    Người đã dùng lời nói và hành động để dạy dỗ tôi
    đường lối Đức Chúa Trời từ những ngày tôi còn rất bé bỏng.

    MỘT BẢO ĐẢM CHẮC CHẮN
        Khi chúng ta được cứu, chúng ta cần phải biết về sự cứu rỗi này. Nếu không, làm thế nào chúng ta làm chứng về Đấng Christ? Kinh Thánh nói về vấn đề này rất tích cực và mạnh mẽ, chứ không phải nói một cách ngập ngừng đâu. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy chính mình được bảo đảm. Người bạn đồng hương với tôi là Martin Luther đã từng nói, “Đức Thánh Linh không phải là người hay hoài nghi.” Ngài không viết điều gì làm chúng ta phải nghi ngờ. Những lời hứa của Đức Chúa Trời là, “Vâng và Amen!” chứ không phải “Không và có lẽ.” Âm thanh của tiếng kèn Phúc Âm không phải là những âm thanh ấp úng, ngập ngừng.

        Khi có cơn động đất tại nhà tù ở Phi-líp, cơn động đất ấy cũng chấn động người cai ngục và người này đã la lên: “Tôi phải làm gì để được cứu rỗi?” Phao-lô không nói rằng: “Vâng, ông nghĩ gì? Ông có ý kiến gì không?” Nhưng ông nói một câu khẳng định mạnh mẽ trong Công vụ 16:31: “Hãy tin nơi Chúa Jêsus thì ngươi và cả nhà ngươi đều sẽ được cứu rỗi”.

        Phúc Âm chính là sứ điệp của Đức Chúa Trời, chứ không phải ý kiến của những người Cơ Đốc. Phúc Âm không phải là một tư tưởng đề nghị mà những người trong Hội Thánh đánh giá đặc biệt. Thiên tài Michael Faraday là người đã thực hiện máy phát điện đầu tiên, là bậc thầy của tất cả các ngành khoa học, nhưng ông cũng là một Cơ Đốc Nhân không hề nghi ngờ. Khi đang hấp hối vào năm 1867, bạn hữu của ông hỏi ông suy đoán gì về đời sống tương lai? “Suy đoán à?” ông hỏi trong sự ngạc nhiên. “Tôi chẳng suy đoán gì cả! Tôi yên nghỉ trên những điều chắc chắn!” Câu Kinh Thánh mà ông Faraday rất ưa thích là: “Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn, vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng đó có quyền giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.” (II Timôthê 1:12)
        Faraday chẳng hề nghi ngờ về những chân lý của Kinh Thánh. Có người cho rằng những người tự xưng mình được cứu là quá tự phụ, nhưng câu nói ấy là một sự khiêm tốn giả tạo trước ánh sáng của biết bao bằng chứng của Kinh Thánh. Khi Đấng Christ đối diện với chúng ta và Ngài lên tiếng hỏi về những nghi ngờ của chúng ta, chúng ta không nên trả lời rằng: “Con muốn những thắc mắc của con được giải đáp và muốn trình bày quan điểm của con về sự cứu rỗi”. Không, chúng ta phải ăn năn và tin cậy! Được cứu không phải là một kinh nghiệm tình cờ, là điều gì đó mà bạn khó lòng quan tâm. Khi chúng ta ăn năn, tin cậy và chạy đến với Chúa là Đấng Cứu Thế Jêsus Christ, Ngài tiếp nhận và chúng ta được tẩy rửa trong huyết quý báu của Ngài! Bạn hãy nắm lấy hai câu Kinh Thánh mà chính Chúa Jêsus đã phán: “Kẻ đến cùng Ta thì Ta không bỏ ra ngoài đâu.” (Giăng 6:37) “Con Người đã đến để TÌM VÀ CỨU kẻ bị hư mất.” (Luca 19:10)

        Sự cứu rỗi là điều trọn vẹn và đã được hoàn tất. Thật là tức cười khi cho rằng Chúa Jêsus sẽ đi tìm và tiếp nhận chúng ta, nhưng Ngài lại không muốn chúng ta biết những điều này! Ngài không che dấu điều này với chúng ta đâu. Và sự thật ấy được chứng minh trong một câu Kinh Thánh khác: “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” (Rôma 8:16)

    SATAN KHÔNG CÓ ĐỦ BẰNG CHỨNG
        Tuy vậy, tôi xin nói với bạn rằng vẫn còn một số điều lớn lao hơn nữa. Chúng ta “nhờ ân điển Ngài mà được xưng công nghĩa nhưng không.” (Rôma 3:24)
        Thật tuyệt! Tại tòa án luật pháp, chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra cho kẻ vi phạm pháp luật. Bạn hãy tưởng tượng đi! Căn phòng của tòa án với những viên chức ăn mặc nghiêm trang, công an mặc đồng phục, ủy viên công tố và chánh án đang ngồi trên ghế. Bồi thẩm đoàn trở lại với lời tuyên án buộc tội. Bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa. Chắc chắn anh ta phải lãnh án phạt, phải trả một giá. Nếu bị can đề nghị cho anh được xưng công bình, thì chắc cả phiên tòa long trọng sẽ vỡ tung trong tiếng cười không kiềm chế được.

        BÂY GIỜ LÀ MỘT CẢNH KHÁC. Một tội nhân đang đứng trược Vị quan án tối cao. Kẻ Kiện Cáo là Satan đang đứng đó, và các thiên sứ sáng láng vô tội đứng thành từng dãy đang theo dõi. Tội nhân biết mình có tội. Đấng đoán xét cả trái đất luôn luôn công bình. Nhưng Đấng Bênh Vực cho tội nhân là Chúa Jêsus đã xuất hiện và Ngài thách thức kẻ kiện cáo: “Bằng chứng của ngươi đâu?”
        Thật ra, chuyện nầy quả đã gây ra một sự nhốn nháo! Kẻ buộc tội rất xấu hổ. Nó không thể đưa ra bằng chứng nào, không trình bày được lời chê bai nào, không có lời khai và cũng không có gì sao chép lại. Một mảnh bằng chứng nhỏ cũng không có. Trong cả vũ trụ này, không có dấu hiệu nào về tội lỗi của người này bị khám phá. Vậy tội lỗi của chúng ta đâu hết rồi?
        Tôi sẽ kể cho bạn nghe, những bằng chứng về tội lỗi của chúng ta đã bị hủy phá! Chúa Jêsus đã lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và đem nó lên đồi Gôgôtha. Tại đó Ngài chất tội trên lòng và tay Ngài và mang lấy tội lỗi ấy vào trong lò lửa phán xét Thiên Thượng đã quét qua ngọn đồi hôm ấy. Sau những giờ phút kinh khủng, bản ghi chép tội lỗi của chúng ta đã bị thiêu rụi không còn dấu vết nào. Côlôse 2:13,14 mô tả công việc ấy: “Ngài đã tha thứ hết mọi tội chúng ta, Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.”
        “Xóa” không có nghĩa là chỉ gạch bỏ, nhưng có nghĩa là biến mất, không còn vết tích.

        Tại Tòa Án của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus là Đấng Biện Hộ đưa ra lời kêu nài làm mọi người phải chấn động: “Không hề có bằng chứng nào nghịch lại người này.” Và Ngai Công Nghĩa trở thành Ngai Thương Xót. Satan là kẻ kiện cáo đi ra với cơn thạnh nộ hung hăng. Vị Quan Tòa vẫy tay gọi kẻ bị kiện cáo và đưa cho người ấy một văn kiện có đầy đủ chứng cớ, văn kiện ấy được gọi là “Giao Ước Mới” (Tân Ước). Người ấy mở giao ước ra và thấy trên giao ước có những con dấu đỏ vì huyết của Chúa Jêsus đã được rảy ra. Đó là lời công bố giải tội của nhà vua.

        “Tòa án thấy không có bằng chứng gì và vì thế không lời buộc tội nào chống nghịch anh được.” “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus.” (Rôma 8:1)
        Vị Quan Tòa ký vào văn kiện ấy và nói rằng: “Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa.” (Hêbơrơ 10:17)
        Tội nhân được tự do, “được xưng công nghĩa nhờ ân điển” cả Tòa án đứng dậy và vỗ tay hoan nghênh. Trên Thiên đàng cũng đầy vui mừng khi người có tội biết ăn năn. (Luca 15:7) Bất cứ ai cũng có thể thấy điều ấy khi được “xưng công nghĩa bởi ân điển.” Đức Chúa Trời là vị quan tòa không muốn để bạn trong tình trạng phỏng đoán rằng mình đã được xưng công chính. Những ai đang chờ đợi đến Ngày Đoán Xét để xem thử mình được cứu hay bị hình phạt là những người chẳng hiểu gì cả về sự cứu rỗi. Việc am hiểu lời hứa của Chúa Jêsus trong Giăng 5:24 rằng chúng ta “sẽ không đến sự đoán xét” là am hiểu một phần của sự cứu rỗi. Ngài đã cất nỗi sợ hãi ấy khi chúng ta được cứu.

        Chữ “Sự đoán xét” trong phân đoạn Kinh Thánh ấy là chữ “kriss” trong tiếng HyLạp, mà là từ chữ đó chúng ta có chữ “crisis” (cơn khủng hoảng) trong tiếng Anh. Vì thế chúng ta có thể nói rằng một tín hữu đã được tái sanh sẽ không phải ở trong một giờ “khủng hoảng” nào vì đứng trước tòa án, chờ đợi xem mình được cứu hay bị hư mất. Vấn đề đã được giải quyết rồi.

    PHỎNG ĐOÁN

        Điều thật lạ lùng là ngay cả những tín hữu trong các Hội Thánh dường như cũng chưa biết chắc và cũng không mong đợi để học biết về số phận của họ cho đến Ngày Đoán Xét! Họ hay dùng chữ “có lẽ” và “hi vọng”. Chắc chắn Đức Chúa Trời đã dùng vô số lời để nói về vấn đề này và thật Ngài đã dùng rất nhiều lời. I Giăng 5:10 và 13 nói rằng: “Ai tin đến Con Đức Chúa Trời thì có chứng ấy trong mình…Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.”
        Hãy lưu ý rằng phân đoạn Kinh Thánh tái bảo đảm về sự cứu rỗi không nói rằng bạn SẼ có sự sống đời đời, nhưng nói rằng bạn CÓ sự sống đời đời ngay bây giờ! Đây là một câu nói đầy sức mạnh mà Giăng đã nhận lấy từ Đức Thánh Linh. Nó bao gồm tất cả những yếu tố mấu chốt trong việc bảo đảm về sự cứu rỗi: Đã viết; tin; biết; có; sự sống đời đời; Con Đức Chúa Trời. Lời Chúa đã ban cho chúng ta tất cả những điều mấu chốt này, có nghĩa là bạn hãy đọc những gì đã được viết ra trong Lời Chúa.
        Nguyên tắc của Kinh Thánh là bất cứ vấn đề gì cũng phải tùy thuộc vào hai hoặc ba lời chứng. Sự bảo đảm này vô cùng quan trọng đến nỗi Đức Chúa Trời đã ban một nguồn tin cậy như một tảng đá có hai mặt cứng vững của hai lời chứng Thiên Thượng không hề có lỗi lầm: Đó là LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI và ĐỨC THÁNH LINH.

    LỜI CHỨNG THỨ NHẤT: LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
        Khi nói đến sự bảo đảm, nhiều người muốn sự bảo đảm ấy phải nằm trong cảm xúc của họ. Đây là một lỗi lầm thông thường hay dẫn đến những hậu quả thảm khốc. Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng chúng ta hãy dựa vào tình cảm để nhận biết về sự cứu rỗi của mình. Sự bảo đảm không tùy thuộc vào tâm lý của chúng ta, nhưng tùy thuộc vào Lời Đời Đời của Ngài. Mặc dầu linh hồn của con người là tuyệt tác trong công cuộc sáng tạo, linh hồn ấy đã được tạo dựng nên để có thể dao động theo kinh nghiệm, khi trồi khi sụt, khi vui khi buồn, tùy vào tình trạng tâm trí của chúng ta, NGAY CẢ SAU KHI CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC CỨU. Những người đã được cứu không phải lúc nào cũng có gương mặt đang mỉm cười, giống như mấy chiếc mặt nạ bằng nhựa, nhưng họ đã bước vào kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho đời sống họ từ buổi ban đầu và không cần phải tham khảo các giác quan của mình để phỏng đoán xem thử mình đã được cứu hay chưa.

        Vì thế sự cứu rỗi được đóng ấn vào trong vầng đá của Lời đời đời. Chúa Jêsus đã nói rằng: “Trời đất sẽ qua đi, song lời Ta phán sẽ chẳng bao giờ qua đâu.” (Mathiơ 24:35)
        Đó là một khe nứt trong Vầng Đá mà chúng ta phải trốn vào mỗi khi Satan dùng nỗi nghi ngờ để tấn công chúng ta. Tôi đã được cứu bởi vì Lời Chúa nói rằng tôi đã được cứu. Dầu tôi có cảm thấy thế nào đi chăng nữa thì niềm tin của tôi vẫn không thể chuyển lay.
        Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã không hề nghi ngờ nhưng biết rất chắc về sự cứu rỗi của mình. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh và thấy rằng “họ đầy niềm hi vọng”, “đầy dẫy sự vui mừng”, “dư dật trong ân điển”. Đầy dẫy hay dư dật có nghĩa là đủ và còn có dư nữa, một sự tràn trề, giống như mười hai giỏ bánh còn thừa khi Chúa Jêsus nuôi đoàn dân đói. Biết chắc về sự cứu rỗi của mình không có gì là quá tự tin, nhưng đó là một sự bình an sâu lắng đầy dẫy linh hồn bạn khi ma quỉ thầm thì vào tai những điều làm bạn nghi ngờ.
        Phao-lô mô tả Cơ Đốc Nhân trong Côlôse là những người có “tất cả những sự thông biết đầy dẫy chắc chắn” (Côlôse 2:2). Sự thông biết đầy dẫy! Chữ đầy dẫy, giàu có ‘riches’ trong Kinh Thánh Hi Lạp là chữ ‘ploutos’, chữ gốc của từ này là chữ ‘plutocrat’ ‘kẻ quyền thế’ có nghĩa là ‘một người có thế lực dựa trên sự giàu có của mình’. Tôi không ngại việc trở thành một người có quyền thế về phương diện tâm linh, đó chính là người DƯ DẬT TRONG SỰ TIN CẬY NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI. Thư tín gửi cho người Hêbơrơ trong 6:1 và 10:22 nói về một sự ‘bảo đảm đầy trọn’, và trong Têsalônica họ có một sự ‘bảo đảm lớn lao’ về nghĩa đen có nghĩa là ‘một sự đầy đủ vô vàn’. Đó là sự đầy đủ thật sự, phong phú đức tin nơi Đức Chúa Trời.

    REO VUI TRONG SỰ TIN CẬY
        Cả Kinh Thánh Tân Ước reo vui trong sự tin cậy. Phierơ rất tích cực khi ông rao giảng tại Giêrusalem: “Vậy, cả nhà Ysơraên khá BIẾT CHẮC RẰNG Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus này, làm Chúa và Đấng Christ.” (Công vụ 2:36)
        Ông đem tin vui này đến Samari giữa những tín hữu Ngoại Bang và nói rằng: “Đức Chúa Trời đã làm chứng cho người Ngoại và đã ban Đức Thánh Linh cho họ.” (Công vụ 15:8). Người Êphêsô nhận được ‘của cầm’ (sự bảo đảm) cho cơ nghiệp thuộc linh của họ và được Đức Thánh Linh ‘đóng ấn’ (Êphêsô 1:13-14; 4:30). Thật là hình ảnh tương phản với sự do dự bối rối! Phao-lô nói với tín hữu Cô-rinh-tô rằng: “Chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, HẦU ĐƯỢC HIỂU BIẾT những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”.

        Bất cứ giáo lý nào để lại trong bạn nỗi nghi ngờ về sự cứu rỗi của linh hồn bạn đều hoàn toàn không phù hợp với Tân Ước. Phao-lô nói với những người nghi ngờ của thành Athên rằng: “Đức Chúa Trời… đã ban sự BẢO ĐẢM cho mọi người khi Ngài khiến Người (Chúa Jêsus) từ kẻ chết sống lại.” (Công vụ 17:31)
        Bạn không cần phải ngồi khư khư trên sự cứu rỗi như thể sự cứu rỗi sẽ bay mất nếu bạn không giữ cẩn thận. Bạn không cần phải để dành sự cứu rỗi. Vì Chúa là Đấng bảo tồn linh hồn bạn!
        Nếu bạn muốn có thêm bằng chứng, hãy đọc thư tín của Giăng. Chỉ trong một lá thư ngắn mà ông dùng chữ ‘biết’ ba mươi lần. Ông đã dùng như vầy: “Chúng ta BIẾT rằng chúng ta BIẾT Ngài …nhờ đó chúng ta BIẾT rằng chúng ta ở trong Ngài…anh em đã BIẾT Cha… anh em đã BIẾT lẽ thật…chúng ta đã BIẾT rằng chúng ta vượt khỏi sự chết mà đến sự sống… chúng ta BIẾT rằng chúng ta ở trong Ngài…chúng ta BIẾT rằng mình thuộc về Đức Chúa Trời …” và cứ tiếp tục như vậy.
        Điều này không làm cho Cơ Đốc Nhân trở thành một người làm như mình biết tất cả mọi sự. Sự hiểu biết không tùy thuộc vào sự thông minh hoặc vào việc nghiên cứu của chúng ta trong lãnh vực trừu tượng. Thật ra, Chúa Jêsus có thể vui mừng vì Ngài có thể thưa cùng Cha Ngài ở trên trời rằng: “Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay.” (Mathiơ 12:25)

        Để có thể được biết chắc về điều này, bạn không cần biết chắc về mọi điều, nhưng chỉ cần biết chắc về một mình Đức Chúa Trời, vì Lời Chúa có chép: “vì Ngài là thành tín và công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác… vì Đấng đã hứa cùng anh em là thành tín.” (I Giăng 1:9)
        Tôi xin dùng một minh họa thật đơn giản. Tôi là Reinhard Bonnke, dầu cho tôi có cảm thấy như vậy hay không tôi vẫn là Reinhard Bonnke. Nếu tôi ngủ thì tôi sẽ không suy nghĩ về điều ấy, nhưng tôi vẫn là Reinhard Bonnke. Thậm chí nếu tôi vì một tai nạn nào đó mà mất trí nhớ thì tôi vẫn là con người đó, tôi vẫn là tôi. Có một giấy khai sinh để chứng nhận tôi là tôi và điều đó đã được ấn định rồi. Đối với Lời Đức Chúa Trời cũng vậy. Nếu bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là Chúa Cứu Thế của bạn, của riêng bạn và bạn đã được sanh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời, tức là bạn đã được TÁI SANH. Kinh Thánh chính là giấy khai sinh của bạn. Nếu bạn không thể tin được điều ấy thì bạn cũng sẽ không biết bạn là ai, mà điều đó thì thật đơn giản biết bao! Giăng nói rằng: “BÂY GIỜ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra THỂ NÀO, điều ấy chưa được bày tỏ.” (I Giăng 3:2)
        Về việc chúng ta sẽ ra THỂ NÀO thì chúng ta chưa biết, nhưng chúng ta biết bây giờ chúng ta là AI. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán rằng: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe Lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời và không đến sự phán xét; song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống.” (Giăng 5:24)
        Lời này rất mạnh mẽ! Lời Chúa nói rằng nếu bạn ĐÃ ăn năn, và ĐÃ tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế cho riêng bạn, thì bạn CÓ sự sống đời đời và ĐÃ vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Ngợi khen Chúa!

    LỜI CỦA THẬP TỰ GIÁ
        Khi sứ đồ Phao-lô rao giảng tại thành Côrinhtô, ông không hề cảm thấy khỏe mạnh và đầy dẫy năng lực. Ông rất yếu đuối và e ngại. Thật ra, thậm chí ông còn nói đến những giai đoạn thất vọng trong cuộc đời nữa. Lời giảng dạy của ông rất đơn sơ và trực tiếp. Ông không bước vào bằng lối nói vũ bão, cũng không cầu cứu vào tài diễn thuyết khéo léo, làm cho người nghe phải bị áp đảo, tuy nhiên ông rao giảng bằng “sự tỏ ra của Thánh Linh và quyền phép” (I Côrinhtô 2:4). Kết quả bài giảng của ông thật đầy quyền năng, nhiều người ăn năn và tiếp nhận sự cứu rỗi. Làm thế nào điều ấy có thể xảy ra? Ông rao giảng điều gì mà kết quả đến như vậy? Bí quyết là thế này. Ông nói: “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây Thập tự giá.” (I Côrinhtô 2:2)

        Thánh Phierơ nói rằng Tin lành chính là Lời Đức Chúa Trời và Tin lành chính là Lời của Thập tự giá. Sự cứu rỗi của chúng ta không phải là một lý thuyết. Sự cứu rỗi ấy không phải chỉ là từ ngữ mà thôi, cũng không phải là những tình cảm bị khuấy động lên, nhưng sự cứu rỗi căn cứ vào những gì đã xảy ra, vào một sự kiện, một hành động. “…Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta theo Lời Kinh Thánh.” (I Côrinhtô 15:3)

        Nếu bạn muốn biết chắc chắn rằng một ngày kia bạn sẽ được chào mừng ở Thiên đàng và HÔM NAY Đức Chúa Trời đang mỉm cười với bạn và đang đứng về phía bạn, thì sự việc đã xảy ra như thế này.
        Trước hết Phúc Âm được rao giảng cho chúng ta rằng Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
        Kế tiếp chúng ta ăn năn và tin vào Phúc Âm, và quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua việc mua chuộc chúng ta khỏi sự chết.

        Rồi điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Lời của Đức Chúa Trời làm sống lại tâm linh đã chết của chúng ta và chúng ta trở nên sống động với Chúa, được tẩy sạch và được chữa lành. NHỮNG GÌ CHÚA JÊSUS CHRIST THỰC HIỆN CHO CHÚNG TA TRÊN THẬP TỰ GIÁ, THÌ ĐỨC THÁNH LINH CHUYỂN NHỮNG ĐIỀU ẤY VÀO TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA.
        Tôi xin minh họa điều này: điện thường được dùng như nguồn năng lượng chính để có ánh sáng. Dây điện trong nhà chúng ta được nối trực tiếp vào nhà máy điện qua một trụ điện. Tuy nhiên nếu bạn về nhà trong một đêm tối trời, trong nhà không có ánh sáng, không sao vì bạn biết mình phải làm gì. Bạn bật công tắc và dòng điện chạy qua, ngay lập tức đèn sáng.
        Tin rằng Đấng Christ chết cho chúng ta cũng giống như bật công tắc điện lên vậy. Mọi sự khác đã sẵn sàng rồi. Sứ điệp Phúc Âm giống như những sợi dây điện nối trực tiếp vào nhà máy điện, tức là Thập tự giá tại đồi Gôgôtha. Những sợi dây của chân lý đã nằm sẵn hết rồi. Điện đang chờ sẵn ở đó. Khi chúng ta tin, chúng ta nhấn vào công tắc thuộc linh và quyền năng cứu chuộc tuôn tràn vào chúng ta, cho chúng ta sự sáng. Chúng ta đã được cứu.

        Có người tưởng như họ có thể biết mọi điều về Thập tự giá. Họ đeo một cái Thập tự giá hoặc thánh giá có hình Chúa bị đóng đinh. Nhưng đó chỉ là một sự mê tín và sự mê tín ấy chẳng ích lợi chút nào cho họ. Bạn có thể hiểu biết tất cả mọi điều về điện nhưng bạn vẫn ở trong sự lạnh lẽo và tăm tối vì thiếu điện. Bạn có thể đụng chạm vào chính những bức tường của trạm năng lượng hạt nhân nhưng vẫn bị đông cứng. Tuy nhiên bạn có thể cắm vào nguồn điện của Đức Chúa Trời vì hệ thống dây điện đã được hoàn tất qua việc rao giảng Thánh Linh là chân lý. Khi bạn nghe chân lý ấy và tin, bạn đang móc nối chính mình vào nguồn năng lượng của Đức Chúa Trời, là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt. Và như thế bạn BIẾT mình đã được cứu.

    ĐẤNG CHINH PHỤC VỚI ĐÔI CHÂN ĐẪM MÁU
        Khi Chúa Jêsus bị treo trên Thập tự giá, có nhiều người thật sự chứng kiến sự việc ấy, nhưng họ không bao giờ được cứu. Kinh Thánh mô tả có nhứng người “ngồi đó mà canh giữ Ngài” (Mathiơ 27:36). Công việc của họ chỉ có vậy và họ không được cứu. Hàng ngàn người đã làm y như vậy, họ chỉ xem thôi, có lẽ cũng tò mò nữa và thậm chí thấy tội nghiệp, thương cảm cho cái chết của Chúa Jêsus, nhưng không bao giờ nhận lấy những gì Ngài đã thực hiện khi Ngài chết để ban cho họ: sự bảo đảm về sự tha thứ của Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp nhận.
        Khi đức tin đến, sự bảo đảm cũng đến nữa. Và chúng ta cũng không thể phân rẽ hai điều này và thỉnh thoảng trong Kinh Thánh hai từ này là một. Tôi muốn chỉ cho bạn xem và làm thế nào mà hai từ này lại là một. Chúng ta đọc trong Mác 15:29 và 32 rằng: “những kẻ đi ngang qua đó, nhạo báng Ngài, lắc đầu mà nói rằng: Hỡi Đấng Christ, vua dân Ysơraên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, để chúng ta thấy và tin.”
        Chính họ đã thấy Chúa Jêsus chết cho họ, nhưng họ không tin nên đã không được cứu.
        Hãy thấy và tin! Mác đã có câu giải đáp cho vấn đề này. Ông kể cho chúng ta về một người rất khác những người này, đó là viên đội trưởng người Lamã: “Thầy đội đứng đối ngang Ngài, thấy Ngài trút linh hồn như vậy, thì nói rằng: Người này quả thật là con Đức Chúa Trời.” (Mác 15:39)
        Người lính này đã quan sát sự việc và với một cặp mắt am hiểu hơn, người ấy đã thấy được chân lý.
        Ông ta không cần phải thấy một dấu kỳ, một phép lạ, một phép thuật nào, chẳng hạn như Đấng Christ tự tháo Ngài ra khỏi những cây đinh và đi vòng quanh, hoặc như có người đã hi vọng, được thấy Êli đến giải cứu Đấng Christ. Ông ta đang được nhìn thấy một phép lạ thật sự, đó là tình yêu của Đức Chúa Trời, sự vĩ đại của Đấng Christ. Ông đã nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên gương mặt của Chúa Jêsus.

        Đã hơn một lần đám đông này từng muốn Chúa Jêsus làm vua của họ và chinh phục đội quân Lamã rất đáng ghét đang chiếm đóng vùng đất của người Do Thái. Nhưng Ngài từ chối. Các đầy tớ của Ngài cũng không tranh chiến để làm cho Ngài trở thành Chúa Tể của đất này. Ngài có một phương cách mới. Chúa Jêsus đã chinh phục vị sĩ quan Lamã đang lãnh đạo đội lính chịu trách nhiệm việc đóng đinh. Ngài đã bị đóng đinh và không còn sức lực, tuy vậy Đấng Christ vẫn có thể chinh phục vị sĩ quan nầy. Trong vòng 300 năm, cả Đế quốc Lamã đã bị chinh phục, không phải bởi những đôi chân mang giày bốt của các đoàn quân, nhưng bởi đôi chân đẫm máu của Người đang bị treo ở đó. Ô, ngợi khen Chúa. Vị Hoàng đế Ngoại bang cuối cùng là Julian, cố gắng phục hồi lại việc thờ lạy những vị thần, nhưng những xu hướng ấy đã được Chúa Jêsus giải phóng một cách quá kỳ diệu. Julian đã kêu lên trong nỗi thống khổ: “Ồ, hỡi người Galilê, người đã chinh phục đất này!”

    CHIẾC NEO VÀ ĐẤNG ĐI TRƯỚC
        “Thấy và tin” có nghĩa là nhìn thấy Chúa Jêsus nếm mùi sự chết vì mỗi một người và cho chính bạn. Thập tự giá vẫn đứng vững. Đó chính là chiếc neo cho linh hồn của bạn. Lối nói bóng này được tìm thấy trong sách Hêbơrơ 6:19-20: “Chúng ta giữ điều trông cậy này như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi Thánh mà Chúa Jêsus đã vào, như Đấng đi trước của chúng ta…”
        Đây là một bức tranh nói lên cảnh đi biển trong thời xưa. Một con tàu đi vào bến cảng, nhưng trong đêm đen nó không thể đến quá gần bờ. Vì thế vị thuyền trưởng bước xuống chiếc xuồng với chiếc neo trong tay và một sợi dây được buộc vào và sợi dây ấy đã được nối vào chiếc tàu. Ông ta được gọi là “người đi trước”. Khi ông chèo chiếc xuồng này thì sợi dây giữa mỏ neo và chiếc tàu sẽ nối mỏ neo và thuyền lại với nhau. Cuối cùng chiếc xuồng của người đi trước sẽ đến và thủy thủ sẽ đem chiếc neo vào bờ và đóng nói ở trên đất liền.

        Vào buổi sáng, không tàu thuyền nào cần ra khơi. Thủy thủ trên tàu bắt đầu thâu ngắn sợi dây neo lại. Tuy vậy, chiếc tàu là phần chuyển động chứ không phải mỏ neo. Từ từ chiếc tàu sẽ được kéo vào gần bờ. Đó là bối cảnh mà người ta sử dụng chữ “người đi trước”.
        “Đấng đi trước” của chúng ta là Chúa Jêsus, là Đấng đã đi xuyên qua cái màn và cái mỏ neo của chúng ta được cột chặt. Sự cứu rỗi của chúng ta cũng được neo chặt giống như người thủy thủ đang ở trên bờ mà thủy thủ đoàn không thể nhìn thấy ông ta. Ngày nay chúng ta không thể nhìn thấy Đấng Christ. Ngài đã “lên bờ”trong vinh hiển và BỞI ĐỨC TIN, CHÚNG TA ĐƯỢC BUỘC CHẶT VÀO VỚI NGÀI, ĐƯỢC NGÀI LÀM CHO VINH HIỂN. Ngài đã vì chúng ta bước vào trong sự vinh hiển. Mỗi ngày sợi dây neo được thâu ngắn lại và kéo chúng ta đến càng gần hơn, gần hơn với Đấng Christ, là Đấng đi trước của chúng ta.
        Cuối cùng chúng ta sẽ đến bến bờ Thiên đàng và chúng ta sẽ thấy gì? “Đấng Đi Trước” của chúng ta đang đợi chờ để được chào đón chúng ta, để “Ta ở đâu thì các ngươi cũng sẽ ở đó với Ta.” (Giăng 14:3)
        Đức tin đã nối kết chúng ta rồi và cuối cùng sẽ đem chúng ta đến ở với Ngài, ĐỨC TIN ĐÓ LÀ SỰ BẢO ĐẢM.
    Chúng ta có chiếc neo gìn giữ linh hồn
    Vững chắc và bảo đảm khi biển dậy sóng
    Được cột chặt vào Vầng Đá không hề rúng động
    Được đặt chắc chắn và đâm sâu vào tình yêu của Đấng Cứu Thế.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI NỖI NGHI NGỜ
        Lúc nãy tôi vừa nói rằng khi ở tại Côrinhtô, Phao-lô mang một cảm giác yếu đuối và e ngại và thậm chí sợ hãi vì nghĩ đến mạng sống của ông nữa. Tuy nhiên, ông BIẾT rằng Đức Chúa Trời ở với ông. Ông nói rằng ông thường bị “ruồng bỏ” và thậm chí có khi bị hại đến mạng sống, nhưng tất cả những điều đó đều không làm cho niềm hi vọng của ông bị ảnh hưởng.
        Bạn có tin rằng ma quỷ có thể đem đến những cảm xúc lừa dối? Nếu nó không thành công trong việc làm bạn rối trí vì những lời dối trá, thì nó sẽ dùng phương kế làm bạn chán nản, buồn rầu. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng Kinh Thánh cảnh cáo Satan là cha kẻ nói dối. Nó là bậc thầy trong “trò chơi” màu. Có một số người hôm nay cảm thấy được cứu, ngày mai thì thấy không được cứu nữa; ngày mốt họ lại thấy chừng như họ được cứu trở lại – hoàn toàn là cảm xúc. Nếu bạn không muốn tin vào những lời dối trá của Satan thì cũng đừng tin vào những cảm xúc dối trá mà Satan đem đến cho chúng ta nữa.
        Bạn phải làm gì? Câu trả lời là CHẠY ĐẾN VỚI LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. CHÚNG TA HÃY TÌM MỘT CÂU KINH THÁNH CHẲNG HẠN NHƯ GIĂNG 5:24 VÀ ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI CÂU KINH THÁNH ẤY! Lời Chúa chính là giấy khai sanh của bạn, Đức Chúa Trời nói rằng bạn là con của Ngài, bạn có sự sống đời đời và đó là lời không bao giờ sai trật. Bạn không bị hư mất. Bạn chỉ việc tin cậy nơi Lời Ngài và phải tin cậy nơi Lời Ngài.

        Một cậu bé tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế trong một lớp Trường Chúa Nhật nọ. Giăng 5:24 đã được đóng chặt vào cậu bé và cậu bé đã gạch dưới câu Kinh Thánh này trong Tân Ước của mình. Cậu bé đi ngủ, đọc Kinh Thánh lại một lần nữa, cầu nguyện và tắt đèn. Rồi dường như ma quỷ đến để gieo nghi ngờ và nó nói: “Ngươi chưa được cứu đâu”. Cậu bé nhanh chóng bật đèn lên và đọc Giăng 5:24 một lần nữa. Cậu bé rất vui mừng vì Kinh Thánh không thay đổi! Vì Kinh Thánh vẫn nói rằng ngươi ĐÃ được cứu. Một lần nữa cậu bé tắt đèn và nỗi nghi ngờ lại đến nữa. Và lần này cậu bé nói rằng dường như nỗi cám dỗ đến từ bên dưới giường. Cậu bé bật đèn lên và lật lại trong Giăng 5:24, cầm quyển Kinh Thánh đưa xuống dưới giường và nói: “Hỡi ma quỷ, nếu mày không tin Lời Chúa, thì mày tự đọc lấy đi! TA ĐÃ VƯỢT KHỎI SỰ CHẾT MÀ ĐẾN SỰ SỐNG. Ta là con cái Đức Chúa Trời!”
        Lời của Đức Chúa Trời làm cho kẻ Kiện Cáo phải ngậm miệng và những nỗi nghi ngờ bị đánh bại. Như lời của một bài thánh ca có nói rằng:
    Các thánh đồ có nền tảng thật vững chắc thay
    Đức tin bạn được đặt trên Lời Ngài tuyệt hảo
    Còn có thể nói gì hơn về Đấng đã phán,
    Ngài là nơi ẩn náu cao của chúng ta.
        Lời Đức Chúa Trời là chiếc neo chắc chắn mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong những giai đoạn bão tố và sẽ giúp chúng ta được an toàn trong sự sống và sự chết. Vì thế…HÃY TIN VÀO NHỮNG GÌ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ PHÁN trong Lời Thánh của Ngài, bởi vì “không có đức tin thì không thể nào ở cho đẹp ý Đức Chúa Trời, vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin…” (Hêbơrơ 11:6).

    BẰNG CHỨNG THỨ HAI: THÁNH LINH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
        Sau khi tôi đã tin vào những gì Lời Chúa nói về sự chắc chắn của sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus Christ, thì yếu tố DUY NHẤT SAU ĐÓ, chính là Đức Thánh Linh. Ngài hành động như thế nào? “Chính Đức Thánh Linh (Spirit) làm chứng cho lòng (spirit) chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” (Rôma 8:16)
        Theo bản tiếng Anh, câu Kinh Thánh này nói đến chữ ‘spirit’ hai lần, một chữ được viết hoa (Spirit) để chỉ về Đức Thánh Linh và chữ kia là được viết thường (spirit) nói đến tâm linh của con người. Chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Spirit) làm chứng cho lòng (spirit) của con người rằng chúng ta LÀ con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nhận bản chất của Đức Chúa Trời và tấm lòng mới của chúng ta cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Cha chúng ta. Ngay lập tức chúng ta có được một sự đồng lòng với Đức Thánh Linh khiến chúng ta la lên rằng: “Aba, Cha” (Galati 4:6). Điều này giải quyết rốt ráo vấn đề một cách đầy vinh hiển, bởi vì ngay cả cảm xúc của chúng ta sẽ điều chỉnh theo lời chứng của Thánh Linh ở trong chúng ta.
        Trong bất cứ trường hợp nào, điều mấu chốt là sau khi ăn năn và có đức tin, chúng ta TIN nơi Lời Đức Chúa Trời nếu không chúng ta sẽ không bao giờ có thể bắt đầu để có được sự bảo đảm về sự cứu rối của mình. Ở đây tôi đọc thấy rằng Chúa gọi tôi là con Ngài, vậy tôi có thể biết chắc rằng Ngài là Cha của tôi và tất cả những tín hữu khác là anh em và chị em của tôi. Điều này làm cho cả gia đình của Đức Chúa Trời được kết chặt lại với nhau, không có sự phân biệt hay kỳ thị chủng tộc, không phân biệt về tri thức hay tuổi tác, không phân biệt trên trời hay dưới đất. Vinh hiển thay Đức Chúa Trời!
        Nếu có những người cố ý phô trương sự hiểu biết của mình bằng cách đưa ra những câu hỏi hóc búa, để có thể phơi bày tri thức của mình, thì Chúa Jêsus chỉ đơn giản nói về họ rằng: “các ngươi lầm, vì không hiểu Kinh Thánh và cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời là thể nào.” (Mathiơ 22:29)
        Con người không thể lấy những điều hợp lý của trần gian này để hiểu thấu được chiều kích về sự cứu rỗi đời đời xuất phát từ tấm lòng và tâm trí của Đức Chúa Trời. Bạn không thể đặt Đức Chúa Trời vào một ống nghiệm.

    THƯ KÝ CỦA BA NGÔI
        Tôi từng nghe có người nói rằng Đức Thánh Linh là “Thư Ký của Ba Ngôi Đức Chúa Trời”, khi bắt đầu suy nghĩ về điều ấy, tôi hoàn toàn đồng ý. Công việc của người thư ký là truyền đạt những quyết định của ban lãnh đạo cho những người bên dưới. Và bây giờ, sau khi bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế của bạn, thì ngay lập tức Đức Thánh Linh bắt đầu thực hiện công việc của mình. Một ‘lá thư đăng ký’ được gửi đến cửa lòng bạn với nội dung sau:

    Bạn……………………..yêu dấu!
    Ta đã được Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cho biết rằng tội lỗi của bạn đã được tha thứ và được xóa sạch. Hơn thế nữa, Ta thay mặt để báo cho con biết rằng tên con đã được viết trong Sách Sự Sống của Chiên Con ở trên Thiên đàng.
        Ta khích lệ con hãy trung tín cho đến chết, vì có một mão miện không hay hư nát và một gia sản đang chờ đợi con ở Thiên đàng.
        Cuối cùng, hãy mạnh mẽ trong Chúa và trong sức mạnh của quyền năng Ngài.
        Chúc con cứ mãi trung tín và ở mãi trong Ngài.
        Thay mặt cho Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
            ĐỨC THÁNH LINH

    (* Bạn đọc thân mến, nếu bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế cho riêng bạn, thì hãy viết tên bạn vào chỗ chừa trống ở bên trên. Lá thư này được dành cho BẠN).
    Phần minh họa này được tóm gọn trong Rôma 8:16. Thật ra chính xác là như vậy. Thật tuyệt vời biết bao!
    CÔNG TÁC LỚN LAO NHẤT CỦA ĐỨC THÁNH LINH
    Sự cứu rỗi là công việc lớn lao nhất của Đức Thánh Linh và không phải chỉ đem lại những kết quả nho nhỏ, như chỉ làm cho chúng ta trở thành những người chuyên về tôn giáo hay điều chỉnh bản chất của chúng ta mà thôi.
    Đức Chúa Trời chỉ tốn mất sáu ngày để thực hiện công cuộc sáng tạo trời đất này, nhưng Ngài đã dành nhiều thế kỷ để chuẩn bị cho sự cứu rỗi của chúng ta. Ngài đã làm việc trong những đất nước khác nhau, tại Ai Cập, Ysơraên, Babylôn, Rôma, qua những con người tốt và xấu, qua những chuỗi lịch sử dài cho đến khi “giờ đã trọn” để Chúa Jêsus đến. Sự kiện đó ảnh hưởng đến mọi điều, ảnh hưởng cả đến Đức Chúa Trời nữa. Con của Đức Chúa Trời, phải tách rời Cha, mất đi niềm vui với các thiên sứ, đối diện với đời sống trên đất này trong một căn nhà nghèo nàn nhỏ hẹp tại Nazarét. Sau đó Ngài lại đối diện với sự chết tại đồi Gôgôtha, chiến trận với Satan. Trong trận chiến đó, mặt đất bị chuyển động, đá nứt ra, mặt trời trở nên tối tăm. Kẻ thù của Ngài đã phải tháo chạy trong nỗi sợ hãi khi đối diện với những sự việc khủng khiếp.
    Địa ngục cũng bị ảnh hưởng. Đấng Christ bật tung tảng đá lớn và cứng ở cửa mộ đã được đóng ấn, phá vỡ cửa sự chết, dẫn dắt các phu tù vượt lên cao trên hết mọi thế lực để trình diện Đức Chúa Cha qua những vết thương của Ngài. Ngài đã bị thương vì cớ tôi! Đây là những công việc quá đỗi quyền năng mà nhờ đó bạn và tôi được cứu. Nếu chúng ta không biết rằng mình đã được cứu thì đó là một tội quá lớn! Chính Lời Chúa đã nói như vậy. Không phải chúng ta chỉ hi vọng hoặc có niềm lạc quan về sự cứu rỗi, nhưng Phao-lô nói rằng: “Tôi tin chắc…tôi biết”.

    KHÔNG BẮT BUỘC
    Còn có một từ nữa quan trọng hơn. “Tuy vậy, nền vững bền của Đức Chúa Trời đã đặt vẫn còn nguyên, có mấy lời như ấn đóng rằng: Chúa biết kẻ thuộc về Ngài; lại rằng: Phạm người kêu cầu danh Chúa thì phải tránh khỏi sự gian ác.” (II Ti-mô-thê 2:19)
    Có những người có một niềm tin cậy giả tạo, một sự an toàn giả tạo bày tỏ trong sự kiêu ngạo, khoe khoang cho rằng mình kinh nghiệm cứu rỗi, nhưng tâm tánh, cung cách và nếp sống của họ không bao giờ nói lên được điều mà họ muốn khoe. Nhờ xem những bông trái trong đời sống của một người mà chúng ta có thể biết về người đó. Đây chỉ là những Cơ Đốc Nhân giả mà thôi. “Chúng ta biết rằng mình đã vượt qua sự chết mà đến sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy.” (I Giăng 3:14)

    Có một điều rất nguy hiểm nhưng cũng rất tinh tế. Người ta có thể trở thành những người bắt chước và sống NHƯ những Cơ Đốc Nhân, nhưng họ chưa được cứu. có một số người nói như vẹt. Bẩm sinh họ đã có tài bắt chước. Một người bạn của tôi có một con chim ở Phi Châu tên là Polly rất giỏi, nó có thể bắt chước giọng nói của người ta. Đôi khi rất khó mà phân biệt được ai đang nói. Con chim ấy nói như thể trong nhà có thêm một người và nó nói bằng giọng người ta. Nó cũng hay chen vào giữa cuộc đối thoại của người ta. Nhưng thật tội nghiệp cho nó, dầu nó nói giống y như tiếng người và người ta có thể tưởng đó là một người, nhưng nó cũng chỉ là một con két mà thôi.

    Vô số người bắt chước nếp sống của những Cơ Đốc Nhân. Họ làm theo những điều mà Cơ Đốc Nhân phải làm. Họ bắt chước tất cả những lời nói nhưng chẳng hề có một chút nhạc điệu nào, có nghĩa là không có một bài hát cứu chuộc vinh hiển nào đáp ứng với Thiên đàng. Đời sống của họ chỉ toàn là công việc và nỗ lực. Có lẽ đôi khi sự bắt chước của họ coi còn hay hơn công việc của Cơ Đốc Nhân thật nữa. Nhưng họ có phải là Cơ Đốc Nhân không? Một Cơ Đốc Nhân là người có ‘bản chất Thiên thượng’, được sanh ra từ trên, Cha Thiên thượng của họ đang ở trên Thiên đàng. Họ hát, “Đức Thánh Linh đáp ứng với huyết và nói với tôi rằng tôi được Đức Chúa Trời sanh ra”. Khi bạn thật sự thuộc về Ngài, bạn sẽ biết điều ấy.
    Có thể tất cả chúng ta đều thất bại, nhưng sự cứu rỗi cứ tiếp tục hành động trong chúng ta để chúng ta đắc thắng sự yếu đuối của mình. Ít nhất lòng ao ước được làm đẹp lòng Chúa của chúng ta phải thật, cho đến ngày sự cứu chuộc của chúng ta được hoàn tất và chúng ta được nhìn thấy gương mặt tuyệt vời của Ngài. Lúc bấy giờ, chúng ta có thể nói như sứ đồ Phao-lô: “vì biết Ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.” (II Timôthê 1:12)

                                            HẾT
    TÁC GIẢ
    Mục sư Reinhard Bonnke là nhà sáng lập và là nhà lãnh đạo của một chức vụ truyền giáo được gọi là “ĐẤNG CHRIST CHO MỌI DÂN TỘC”. Lập cơ sở tại Frankfurt am Main, Đức. Ông đã trở thành một người nổi tiếng trên khắp thế giới vào năm 1984 khi ông bắt đầu sử dụng chiếc lều lớn nhất thế giới, có 34.000 chỗ ngồi.

    Tuy nhiên, chẳng bao lâu chiếc lều đã trở nên quá nhỏ bé đối với những Chiến Dịch Truyền Giáo hiện tại của ông Reinhard Bonnke, chỉ trong vòng 12 năm tại Phi Châu mà thôi, những chiến dịch truyền giảng của ông đang lôi cuốn những đám đông lên đến 500.000 người. Những dân tộc đang bị rúng động bởi quyền năng của Đức Chúa Trời và hàng triệu linh hồn đang tiếp nhận Đấng Christ là Đấng Cứu Thế cho chính họ. Việc rao giảng Thánh Linh đang là “sự bày tỏ của Thánh Linh và quyền phép”, với nhiều người đang đụng chạm bởi sự chữa lành của Chúa Jêsus.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM SỰ CỨU RỖI

    Posted at  9/12/2022 11:05:00 CH  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

     LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM SỰ CỨU RỖI

    REINHARD BONNKE


    Kính tặng
    Tôi xin kính tặng quyển sách nhỏ này cho Bố Mẹ tôi,
    Mục sư HERMANN và Bà META BONNKE,
    Người đã dùng lời nói và hành động để dạy dỗ tôi
    đường lối Đức Chúa Trời từ những ngày tôi còn rất bé bỏng.

    MỘT BẢO ĐẢM CHẮC CHẮN
        Khi chúng ta được cứu, chúng ta cần phải biết về sự cứu rỗi này. Nếu không, làm thế nào chúng ta làm chứng về Đấng Christ? Kinh Thánh nói về vấn đề này rất tích cực và mạnh mẽ, chứ không phải nói một cách ngập ngừng đâu. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy chính mình được bảo đảm. Người bạn đồng hương với tôi là Martin Luther đã từng nói, “Đức Thánh Linh không phải là người hay hoài nghi.” Ngài không viết điều gì làm chúng ta phải nghi ngờ. Những lời hứa của Đức Chúa Trời là, “Vâng và Amen!” chứ không phải “Không và có lẽ.” Âm thanh của tiếng kèn Phúc Âm không phải là những âm thanh ấp úng, ngập ngừng.

        Khi có cơn động đất tại nhà tù ở Phi-líp, cơn động đất ấy cũng chấn động người cai ngục và người này đã la lên: “Tôi phải làm gì để được cứu rỗi?” Phao-lô không nói rằng: “Vâng, ông nghĩ gì? Ông có ý kiến gì không?” Nhưng ông nói một câu khẳng định mạnh mẽ trong Công vụ 16:31: “Hãy tin nơi Chúa Jêsus thì ngươi và cả nhà ngươi đều sẽ được cứu rỗi”.

        Phúc Âm chính là sứ điệp của Đức Chúa Trời, chứ không phải ý kiến của những người Cơ Đốc. Phúc Âm không phải là một tư tưởng đề nghị mà những người trong Hội Thánh đánh giá đặc biệt. Thiên tài Michael Faraday là người đã thực hiện máy phát điện đầu tiên, là bậc thầy của tất cả các ngành khoa học, nhưng ông cũng là một Cơ Đốc Nhân không hề nghi ngờ. Khi đang hấp hối vào năm 1867, bạn hữu của ông hỏi ông suy đoán gì về đời sống tương lai? “Suy đoán à?” ông hỏi trong sự ngạc nhiên. “Tôi chẳng suy đoán gì cả! Tôi yên nghỉ trên những điều chắc chắn!” Câu Kinh Thánh mà ông Faraday rất ưa thích là: “Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn, vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng đó có quyền giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.” (II Timôthê 1:12)
        Faraday chẳng hề nghi ngờ về những chân lý của Kinh Thánh. Có người cho rằng những người tự xưng mình được cứu là quá tự phụ, nhưng câu nói ấy là một sự khiêm tốn giả tạo trước ánh sáng của biết bao bằng chứng của Kinh Thánh. Khi Đấng Christ đối diện với chúng ta và Ngài lên tiếng hỏi về những nghi ngờ của chúng ta, chúng ta không nên trả lời rằng: “Con muốn những thắc mắc của con được giải đáp và muốn trình bày quan điểm của con về sự cứu rỗi”. Không, chúng ta phải ăn năn và tin cậy! Được cứu không phải là một kinh nghiệm tình cờ, là điều gì đó mà bạn khó lòng quan tâm. Khi chúng ta ăn năn, tin cậy và chạy đến với Chúa là Đấng Cứu Thế Jêsus Christ, Ngài tiếp nhận và chúng ta được tẩy rửa trong huyết quý báu của Ngài! Bạn hãy nắm lấy hai câu Kinh Thánh mà chính Chúa Jêsus đã phán: “Kẻ đến cùng Ta thì Ta không bỏ ra ngoài đâu.” (Giăng 6:37) “Con Người đã đến để TÌM VÀ CỨU kẻ bị hư mất.” (Luca 19:10)

        Sự cứu rỗi là điều trọn vẹn và đã được hoàn tất. Thật là tức cười khi cho rằng Chúa Jêsus sẽ đi tìm và tiếp nhận chúng ta, nhưng Ngài lại không muốn chúng ta biết những điều này! Ngài không che dấu điều này với chúng ta đâu. Và sự thật ấy được chứng minh trong một câu Kinh Thánh khác: “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” (Rôma 8:16)

    SATAN KHÔNG CÓ ĐỦ BẰNG CHỨNG
        Tuy vậy, tôi xin nói với bạn rằng vẫn còn một số điều lớn lao hơn nữa. Chúng ta “nhờ ân điển Ngài mà được xưng công nghĩa nhưng không.” (Rôma 3:24)
        Thật tuyệt! Tại tòa án luật pháp, chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra cho kẻ vi phạm pháp luật. Bạn hãy tưởng tượng đi! Căn phòng của tòa án với những viên chức ăn mặc nghiêm trang, công an mặc đồng phục, ủy viên công tố và chánh án đang ngồi trên ghế. Bồi thẩm đoàn trở lại với lời tuyên án buộc tội. Bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa. Chắc chắn anh ta phải lãnh án phạt, phải trả một giá. Nếu bị can đề nghị cho anh được xưng công bình, thì chắc cả phiên tòa long trọng sẽ vỡ tung trong tiếng cười không kiềm chế được.

        BÂY GIỜ LÀ MỘT CẢNH KHÁC. Một tội nhân đang đứng trược Vị quan án tối cao. Kẻ Kiện Cáo là Satan đang đứng đó, và các thiên sứ sáng láng vô tội đứng thành từng dãy đang theo dõi. Tội nhân biết mình có tội. Đấng đoán xét cả trái đất luôn luôn công bình. Nhưng Đấng Bênh Vực cho tội nhân là Chúa Jêsus đã xuất hiện và Ngài thách thức kẻ kiện cáo: “Bằng chứng của ngươi đâu?”
        Thật ra, chuyện nầy quả đã gây ra một sự nhốn nháo! Kẻ buộc tội rất xấu hổ. Nó không thể đưa ra bằng chứng nào, không trình bày được lời chê bai nào, không có lời khai và cũng không có gì sao chép lại. Một mảnh bằng chứng nhỏ cũng không có. Trong cả vũ trụ này, không có dấu hiệu nào về tội lỗi của người này bị khám phá. Vậy tội lỗi của chúng ta đâu hết rồi?
        Tôi sẽ kể cho bạn nghe, những bằng chứng về tội lỗi của chúng ta đã bị hủy phá! Chúa Jêsus đã lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và đem nó lên đồi Gôgôtha. Tại đó Ngài chất tội trên lòng và tay Ngài và mang lấy tội lỗi ấy vào trong lò lửa phán xét Thiên Thượng đã quét qua ngọn đồi hôm ấy. Sau những giờ phút kinh khủng, bản ghi chép tội lỗi của chúng ta đã bị thiêu rụi không còn dấu vết nào. Côlôse 2:13,14 mô tả công việc ấy: “Ngài đã tha thứ hết mọi tội chúng ta, Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.”
        “Xóa” không có nghĩa là chỉ gạch bỏ, nhưng có nghĩa là biến mất, không còn vết tích.

        Tại Tòa Án của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus là Đấng Biện Hộ đưa ra lời kêu nài làm mọi người phải chấn động: “Không hề có bằng chứng nào nghịch lại người này.” Và Ngai Công Nghĩa trở thành Ngai Thương Xót. Satan là kẻ kiện cáo đi ra với cơn thạnh nộ hung hăng. Vị Quan Tòa vẫy tay gọi kẻ bị kiện cáo và đưa cho người ấy một văn kiện có đầy đủ chứng cớ, văn kiện ấy được gọi là “Giao Ước Mới” (Tân Ước). Người ấy mở giao ước ra và thấy trên giao ước có những con dấu đỏ vì huyết của Chúa Jêsus đã được rảy ra. Đó là lời công bố giải tội của nhà vua.

        “Tòa án thấy không có bằng chứng gì và vì thế không lời buộc tội nào chống nghịch anh được.” “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus.” (Rôma 8:1)
        Vị Quan Tòa ký vào văn kiện ấy và nói rằng: “Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa.” (Hêbơrơ 10:17)
        Tội nhân được tự do, “được xưng công nghĩa nhờ ân điển” cả Tòa án đứng dậy và vỗ tay hoan nghênh. Trên Thiên đàng cũng đầy vui mừng khi người có tội biết ăn năn. (Luca 15:7) Bất cứ ai cũng có thể thấy điều ấy khi được “xưng công nghĩa bởi ân điển.” Đức Chúa Trời là vị quan tòa không muốn để bạn trong tình trạng phỏng đoán rằng mình đã được xưng công chính. Những ai đang chờ đợi đến Ngày Đoán Xét để xem thử mình được cứu hay bị hình phạt là những người chẳng hiểu gì cả về sự cứu rỗi. Việc am hiểu lời hứa của Chúa Jêsus trong Giăng 5:24 rằng chúng ta “sẽ không đến sự đoán xét” là am hiểu một phần của sự cứu rỗi. Ngài đã cất nỗi sợ hãi ấy khi chúng ta được cứu.

        Chữ “Sự đoán xét” trong phân đoạn Kinh Thánh ấy là chữ “kriss” trong tiếng HyLạp, mà là từ chữ đó chúng ta có chữ “crisis” (cơn khủng hoảng) trong tiếng Anh. Vì thế chúng ta có thể nói rằng một tín hữu đã được tái sanh sẽ không phải ở trong một giờ “khủng hoảng” nào vì đứng trước tòa án, chờ đợi xem mình được cứu hay bị hư mất. Vấn đề đã được giải quyết rồi.

    PHỎNG ĐOÁN

        Điều thật lạ lùng là ngay cả những tín hữu trong các Hội Thánh dường như cũng chưa biết chắc và cũng không mong đợi để học biết về số phận của họ cho đến Ngày Đoán Xét! Họ hay dùng chữ “có lẽ” và “hi vọng”. Chắc chắn Đức Chúa Trời đã dùng vô số lời để nói về vấn đề này và thật Ngài đã dùng rất nhiều lời. I Giăng 5:10 và 13 nói rằng: “Ai tin đến Con Đức Chúa Trời thì có chứng ấy trong mình…Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.”
        Hãy lưu ý rằng phân đoạn Kinh Thánh tái bảo đảm về sự cứu rỗi không nói rằng bạn SẼ có sự sống đời đời, nhưng nói rằng bạn CÓ sự sống đời đời ngay bây giờ! Đây là một câu nói đầy sức mạnh mà Giăng đã nhận lấy từ Đức Thánh Linh. Nó bao gồm tất cả những yếu tố mấu chốt trong việc bảo đảm về sự cứu rỗi: Đã viết; tin; biết; có; sự sống đời đời; Con Đức Chúa Trời. Lời Chúa đã ban cho chúng ta tất cả những điều mấu chốt này, có nghĩa là bạn hãy đọc những gì đã được viết ra trong Lời Chúa.
        Nguyên tắc của Kinh Thánh là bất cứ vấn đề gì cũng phải tùy thuộc vào hai hoặc ba lời chứng. Sự bảo đảm này vô cùng quan trọng đến nỗi Đức Chúa Trời đã ban một nguồn tin cậy như một tảng đá có hai mặt cứng vững của hai lời chứng Thiên Thượng không hề có lỗi lầm: Đó là LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI và ĐỨC THÁNH LINH.

    LỜI CHỨNG THỨ NHẤT: LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
        Khi nói đến sự bảo đảm, nhiều người muốn sự bảo đảm ấy phải nằm trong cảm xúc của họ. Đây là một lỗi lầm thông thường hay dẫn đến những hậu quả thảm khốc. Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng chúng ta hãy dựa vào tình cảm để nhận biết về sự cứu rỗi của mình. Sự bảo đảm không tùy thuộc vào tâm lý của chúng ta, nhưng tùy thuộc vào Lời Đời Đời của Ngài. Mặc dầu linh hồn của con người là tuyệt tác trong công cuộc sáng tạo, linh hồn ấy đã được tạo dựng nên để có thể dao động theo kinh nghiệm, khi trồi khi sụt, khi vui khi buồn, tùy vào tình trạng tâm trí của chúng ta, NGAY CẢ SAU KHI CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC CỨU. Những người đã được cứu không phải lúc nào cũng có gương mặt đang mỉm cười, giống như mấy chiếc mặt nạ bằng nhựa, nhưng họ đã bước vào kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho đời sống họ từ buổi ban đầu và không cần phải tham khảo các giác quan của mình để phỏng đoán xem thử mình đã được cứu hay chưa.

        Vì thế sự cứu rỗi được đóng ấn vào trong vầng đá của Lời đời đời. Chúa Jêsus đã nói rằng: “Trời đất sẽ qua đi, song lời Ta phán sẽ chẳng bao giờ qua đâu.” (Mathiơ 24:35)
        Đó là một khe nứt trong Vầng Đá mà chúng ta phải trốn vào mỗi khi Satan dùng nỗi nghi ngờ để tấn công chúng ta. Tôi đã được cứu bởi vì Lời Chúa nói rằng tôi đã được cứu. Dầu tôi có cảm thấy thế nào đi chăng nữa thì niềm tin của tôi vẫn không thể chuyển lay.
        Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã không hề nghi ngờ nhưng biết rất chắc về sự cứu rỗi của mình. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh và thấy rằng “họ đầy niềm hi vọng”, “đầy dẫy sự vui mừng”, “dư dật trong ân điển”. Đầy dẫy hay dư dật có nghĩa là đủ và còn có dư nữa, một sự tràn trề, giống như mười hai giỏ bánh còn thừa khi Chúa Jêsus nuôi đoàn dân đói. Biết chắc về sự cứu rỗi của mình không có gì là quá tự tin, nhưng đó là một sự bình an sâu lắng đầy dẫy linh hồn bạn khi ma quỉ thầm thì vào tai những điều làm bạn nghi ngờ.
        Phao-lô mô tả Cơ Đốc Nhân trong Côlôse là những người có “tất cả những sự thông biết đầy dẫy chắc chắn” (Côlôse 2:2). Sự thông biết đầy dẫy! Chữ đầy dẫy, giàu có ‘riches’ trong Kinh Thánh Hi Lạp là chữ ‘ploutos’, chữ gốc của từ này là chữ ‘plutocrat’ ‘kẻ quyền thế’ có nghĩa là ‘một người có thế lực dựa trên sự giàu có của mình’. Tôi không ngại việc trở thành một người có quyền thế về phương diện tâm linh, đó chính là người DƯ DẬT TRONG SỰ TIN CẬY NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI. Thư tín gửi cho người Hêbơrơ trong 6:1 và 10:22 nói về một sự ‘bảo đảm đầy trọn’, và trong Têsalônica họ có một sự ‘bảo đảm lớn lao’ về nghĩa đen có nghĩa là ‘một sự đầy đủ vô vàn’. Đó là sự đầy đủ thật sự, phong phú đức tin nơi Đức Chúa Trời.

    REO VUI TRONG SỰ TIN CẬY
        Cả Kinh Thánh Tân Ước reo vui trong sự tin cậy. Phierơ rất tích cực khi ông rao giảng tại Giêrusalem: “Vậy, cả nhà Ysơraên khá BIẾT CHẮC RẰNG Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus này, làm Chúa và Đấng Christ.” (Công vụ 2:36)
        Ông đem tin vui này đến Samari giữa những tín hữu Ngoại Bang và nói rằng: “Đức Chúa Trời đã làm chứng cho người Ngoại và đã ban Đức Thánh Linh cho họ.” (Công vụ 15:8). Người Êphêsô nhận được ‘của cầm’ (sự bảo đảm) cho cơ nghiệp thuộc linh của họ và được Đức Thánh Linh ‘đóng ấn’ (Êphêsô 1:13-14; 4:30). Thật là hình ảnh tương phản với sự do dự bối rối! Phao-lô nói với tín hữu Cô-rinh-tô rằng: “Chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, HẦU ĐƯỢC HIỂU BIẾT những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”.

        Bất cứ giáo lý nào để lại trong bạn nỗi nghi ngờ về sự cứu rỗi của linh hồn bạn đều hoàn toàn không phù hợp với Tân Ước. Phao-lô nói với những người nghi ngờ của thành Athên rằng: “Đức Chúa Trời… đã ban sự BẢO ĐẢM cho mọi người khi Ngài khiến Người (Chúa Jêsus) từ kẻ chết sống lại.” (Công vụ 17:31)
        Bạn không cần phải ngồi khư khư trên sự cứu rỗi như thể sự cứu rỗi sẽ bay mất nếu bạn không giữ cẩn thận. Bạn không cần phải để dành sự cứu rỗi. Vì Chúa là Đấng bảo tồn linh hồn bạn!
        Nếu bạn muốn có thêm bằng chứng, hãy đọc thư tín của Giăng. Chỉ trong một lá thư ngắn mà ông dùng chữ ‘biết’ ba mươi lần. Ông đã dùng như vầy: “Chúng ta BIẾT rằng chúng ta BIẾT Ngài …nhờ đó chúng ta BIẾT rằng chúng ta ở trong Ngài…anh em đã BIẾT Cha… anh em đã BIẾT lẽ thật…chúng ta đã BIẾT rằng chúng ta vượt khỏi sự chết mà đến sự sống… chúng ta BIẾT rằng chúng ta ở trong Ngài…chúng ta BIẾT rằng mình thuộc về Đức Chúa Trời …” và cứ tiếp tục như vậy.
        Điều này không làm cho Cơ Đốc Nhân trở thành một người làm như mình biết tất cả mọi sự. Sự hiểu biết không tùy thuộc vào sự thông minh hoặc vào việc nghiên cứu của chúng ta trong lãnh vực trừu tượng. Thật ra, Chúa Jêsus có thể vui mừng vì Ngài có thể thưa cùng Cha Ngài ở trên trời rằng: “Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay.” (Mathiơ 12:25)

        Để có thể được biết chắc về điều này, bạn không cần biết chắc về mọi điều, nhưng chỉ cần biết chắc về một mình Đức Chúa Trời, vì Lời Chúa có chép: “vì Ngài là thành tín và công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác… vì Đấng đã hứa cùng anh em là thành tín.” (I Giăng 1:9)
        Tôi xin dùng một minh họa thật đơn giản. Tôi là Reinhard Bonnke, dầu cho tôi có cảm thấy như vậy hay không tôi vẫn là Reinhard Bonnke. Nếu tôi ngủ thì tôi sẽ không suy nghĩ về điều ấy, nhưng tôi vẫn là Reinhard Bonnke. Thậm chí nếu tôi vì một tai nạn nào đó mà mất trí nhớ thì tôi vẫn là con người đó, tôi vẫn là tôi. Có một giấy khai sinh để chứng nhận tôi là tôi và điều đó đã được ấn định rồi. Đối với Lời Đức Chúa Trời cũng vậy. Nếu bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là Chúa Cứu Thế của bạn, của riêng bạn và bạn đã được sanh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời, tức là bạn đã được TÁI SANH. Kinh Thánh chính là giấy khai sinh của bạn. Nếu bạn không thể tin được điều ấy thì bạn cũng sẽ không biết bạn là ai, mà điều đó thì thật đơn giản biết bao! Giăng nói rằng: “BÂY GIỜ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra THỂ NÀO, điều ấy chưa được bày tỏ.” (I Giăng 3:2)
        Về việc chúng ta sẽ ra THỂ NÀO thì chúng ta chưa biết, nhưng chúng ta biết bây giờ chúng ta là AI. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán rằng: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe Lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời và không đến sự phán xét; song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống.” (Giăng 5:24)
        Lời này rất mạnh mẽ! Lời Chúa nói rằng nếu bạn ĐÃ ăn năn, và ĐÃ tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế cho riêng bạn, thì bạn CÓ sự sống đời đời và ĐÃ vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Ngợi khen Chúa!

    LỜI CỦA THẬP TỰ GIÁ
        Khi sứ đồ Phao-lô rao giảng tại thành Côrinhtô, ông không hề cảm thấy khỏe mạnh và đầy dẫy năng lực. Ông rất yếu đuối và e ngại. Thật ra, thậm chí ông còn nói đến những giai đoạn thất vọng trong cuộc đời nữa. Lời giảng dạy của ông rất đơn sơ và trực tiếp. Ông không bước vào bằng lối nói vũ bão, cũng không cầu cứu vào tài diễn thuyết khéo léo, làm cho người nghe phải bị áp đảo, tuy nhiên ông rao giảng bằng “sự tỏ ra của Thánh Linh và quyền phép” (I Côrinhtô 2:4). Kết quả bài giảng của ông thật đầy quyền năng, nhiều người ăn năn và tiếp nhận sự cứu rỗi. Làm thế nào điều ấy có thể xảy ra? Ông rao giảng điều gì mà kết quả đến như vậy? Bí quyết là thế này. Ông nói: “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây Thập tự giá.” (I Côrinhtô 2:2)

        Thánh Phierơ nói rằng Tin lành chính là Lời Đức Chúa Trời và Tin lành chính là Lời của Thập tự giá. Sự cứu rỗi của chúng ta không phải là một lý thuyết. Sự cứu rỗi ấy không phải chỉ là từ ngữ mà thôi, cũng không phải là những tình cảm bị khuấy động lên, nhưng sự cứu rỗi căn cứ vào những gì đã xảy ra, vào một sự kiện, một hành động. “…Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta theo Lời Kinh Thánh.” (I Côrinhtô 15:3)

        Nếu bạn muốn biết chắc chắn rằng một ngày kia bạn sẽ được chào mừng ở Thiên đàng và HÔM NAY Đức Chúa Trời đang mỉm cười với bạn và đang đứng về phía bạn, thì sự việc đã xảy ra như thế này.
        Trước hết Phúc Âm được rao giảng cho chúng ta rằng Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
        Kế tiếp chúng ta ăn năn và tin vào Phúc Âm, và quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua việc mua chuộc chúng ta khỏi sự chết.

        Rồi điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Lời của Đức Chúa Trời làm sống lại tâm linh đã chết của chúng ta và chúng ta trở nên sống động với Chúa, được tẩy sạch và được chữa lành. NHỮNG GÌ CHÚA JÊSUS CHRIST THỰC HIỆN CHO CHÚNG TA TRÊN THẬP TỰ GIÁ, THÌ ĐỨC THÁNH LINH CHUYỂN NHỮNG ĐIỀU ẤY VÀO TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA.
        Tôi xin minh họa điều này: điện thường được dùng như nguồn năng lượng chính để có ánh sáng. Dây điện trong nhà chúng ta được nối trực tiếp vào nhà máy điện qua một trụ điện. Tuy nhiên nếu bạn về nhà trong một đêm tối trời, trong nhà không có ánh sáng, không sao vì bạn biết mình phải làm gì. Bạn bật công tắc và dòng điện chạy qua, ngay lập tức đèn sáng.
        Tin rằng Đấng Christ chết cho chúng ta cũng giống như bật công tắc điện lên vậy. Mọi sự khác đã sẵn sàng rồi. Sứ điệp Phúc Âm giống như những sợi dây điện nối trực tiếp vào nhà máy điện, tức là Thập tự giá tại đồi Gôgôtha. Những sợi dây của chân lý đã nằm sẵn hết rồi. Điện đang chờ sẵn ở đó. Khi chúng ta tin, chúng ta nhấn vào công tắc thuộc linh và quyền năng cứu chuộc tuôn tràn vào chúng ta, cho chúng ta sự sáng. Chúng ta đã được cứu.

        Có người tưởng như họ có thể biết mọi điều về Thập tự giá. Họ đeo một cái Thập tự giá hoặc thánh giá có hình Chúa bị đóng đinh. Nhưng đó chỉ là một sự mê tín và sự mê tín ấy chẳng ích lợi chút nào cho họ. Bạn có thể hiểu biết tất cả mọi điều về điện nhưng bạn vẫn ở trong sự lạnh lẽo và tăm tối vì thiếu điện. Bạn có thể đụng chạm vào chính những bức tường của trạm năng lượng hạt nhân nhưng vẫn bị đông cứng. Tuy nhiên bạn có thể cắm vào nguồn điện của Đức Chúa Trời vì hệ thống dây điện đã được hoàn tất qua việc rao giảng Thánh Linh là chân lý. Khi bạn nghe chân lý ấy và tin, bạn đang móc nối chính mình vào nguồn năng lượng của Đức Chúa Trời, là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt. Và như thế bạn BIẾT mình đã được cứu.

    ĐẤNG CHINH PHỤC VỚI ĐÔI CHÂN ĐẪM MÁU
        Khi Chúa Jêsus bị treo trên Thập tự giá, có nhiều người thật sự chứng kiến sự việc ấy, nhưng họ không bao giờ được cứu. Kinh Thánh mô tả có nhứng người “ngồi đó mà canh giữ Ngài” (Mathiơ 27:36). Công việc của họ chỉ có vậy và họ không được cứu. Hàng ngàn người đã làm y như vậy, họ chỉ xem thôi, có lẽ cũng tò mò nữa và thậm chí thấy tội nghiệp, thương cảm cho cái chết của Chúa Jêsus, nhưng không bao giờ nhận lấy những gì Ngài đã thực hiện khi Ngài chết để ban cho họ: sự bảo đảm về sự tha thứ của Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp nhận.
        Khi đức tin đến, sự bảo đảm cũng đến nữa. Và chúng ta cũng không thể phân rẽ hai điều này và thỉnh thoảng trong Kinh Thánh hai từ này là một. Tôi muốn chỉ cho bạn xem và làm thế nào mà hai từ này lại là một. Chúng ta đọc trong Mác 15:29 và 32 rằng: “những kẻ đi ngang qua đó, nhạo báng Ngài, lắc đầu mà nói rằng: Hỡi Đấng Christ, vua dân Ysơraên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, để chúng ta thấy và tin.”
        Chính họ đã thấy Chúa Jêsus chết cho họ, nhưng họ không tin nên đã không được cứu.
        Hãy thấy và tin! Mác đã có câu giải đáp cho vấn đề này. Ông kể cho chúng ta về một người rất khác những người này, đó là viên đội trưởng người Lamã: “Thầy đội đứng đối ngang Ngài, thấy Ngài trút linh hồn như vậy, thì nói rằng: Người này quả thật là con Đức Chúa Trời.” (Mác 15:39)
        Người lính này đã quan sát sự việc và với một cặp mắt am hiểu hơn, người ấy đã thấy được chân lý.
        Ông ta không cần phải thấy một dấu kỳ, một phép lạ, một phép thuật nào, chẳng hạn như Đấng Christ tự tháo Ngài ra khỏi những cây đinh và đi vòng quanh, hoặc như có người đã hi vọng, được thấy Êli đến giải cứu Đấng Christ. Ông ta đang được nhìn thấy một phép lạ thật sự, đó là tình yêu của Đức Chúa Trời, sự vĩ đại của Đấng Christ. Ông đã nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên gương mặt của Chúa Jêsus.

        Đã hơn một lần đám đông này từng muốn Chúa Jêsus làm vua của họ và chinh phục đội quân Lamã rất đáng ghét đang chiếm đóng vùng đất của người Do Thái. Nhưng Ngài từ chối. Các đầy tớ của Ngài cũng không tranh chiến để làm cho Ngài trở thành Chúa Tể của đất này. Ngài có một phương cách mới. Chúa Jêsus đã chinh phục vị sĩ quan Lamã đang lãnh đạo đội lính chịu trách nhiệm việc đóng đinh. Ngài đã bị đóng đinh và không còn sức lực, tuy vậy Đấng Christ vẫn có thể chinh phục vị sĩ quan nầy. Trong vòng 300 năm, cả Đế quốc Lamã đã bị chinh phục, không phải bởi những đôi chân mang giày bốt của các đoàn quân, nhưng bởi đôi chân đẫm máu của Người đang bị treo ở đó. Ô, ngợi khen Chúa. Vị Hoàng đế Ngoại bang cuối cùng là Julian, cố gắng phục hồi lại việc thờ lạy những vị thần, nhưng những xu hướng ấy đã được Chúa Jêsus giải phóng một cách quá kỳ diệu. Julian đã kêu lên trong nỗi thống khổ: “Ồ, hỡi người Galilê, người đã chinh phục đất này!”

    CHIẾC NEO VÀ ĐẤNG ĐI TRƯỚC
        “Thấy và tin” có nghĩa là nhìn thấy Chúa Jêsus nếm mùi sự chết vì mỗi một người và cho chính bạn. Thập tự giá vẫn đứng vững. Đó chính là chiếc neo cho linh hồn của bạn. Lối nói bóng này được tìm thấy trong sách Hêbơrơ 6:19-20: “Chúng ta giữ điều trông cậy này như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi Thánh mà Chúa Jêsus đã vào, như Đấng đi trước của chúng ta…”
        Đây là một bức tranh nói lên cảnh đi biển trong thời xưa. Một con tàu đi vào bến cảng, nhưng trong đêm đen nó không thể đến quá gần bờ. Vì thế vị thuyền trưởng bước xuống chiếc xuồng với chiếc neo trong tay và một sợi dây được buộc vào và sợi dây ấy đã được nối vào chiếc tàu. Ông ta được gọi là “người đi trước”. Khi ông chèo chiếc xuồng này thì sợi dây giữa mỏ neo và chiếc tàu sẽ nối mỏ neo và thuyền lại với nhau. Cuối cùng chiếc xuồng của người đi trước sẽ đến và thủy thủ sẽ đem chiếc neo vào bờ và đóng nói ở trên đất liền.

        Vào buổi sáng, không tàu thuyền nào cần ra khơi. Thủy thủ trên tàu bắt đầu thâu ngắn sợi dây neo lại. Tuy vậy, chiếc tàu là phần chuyển động chứ không phải mỏ neo. Từ từ chiếc tàu sẽ được kéo vào gần bờ. Đó là bối cảnh mà người ta sử dụng chữ “người đi trước”.
        “Đấng đi trước” của chúng ta là Chúa Jêsus, là Đấng đã đi xuyên qua cái màn và cái mỏ neo của chúng ta được cột chặt. Sự cứu rỗi của chúng ta cũng được neo chặt giống như người thủy thủ đang ở trên bờ mà thủy thủ đoàn không thể nhìn thấy ông ta. Ngày nay chúng ta không thể nhìn thấy Đấng Christ. Ngài đã “lên bờ”trong vinh hiển và BỞI ĐỨC TIN, CHÚNG TA ĐƯỢC BUỘC CHẶT VÀO VỚI NGÀI, ĐƯỢC NGÀI LÀM CHO VINH HIỂN. Ngài đã vì chúng ta bước vào trong sự vinh hiển. Mỗi ngày sợi dây neo được thâu ngắn lại và kéo chúng ta đến càng gần hơn, gần hơn với Đấng Christ, là Đấng đi trước của chúng ta.
        Cuối cùng chúng ta sẽ đến bến bờ Thiên đàng và chúng ta sẽ thấy gì? “Đấng Đi Trước” của chúng ta đang đợi chờ để được chào đón chúng ta, để “Ta ở đâu thì các ngươi cũng sẽ ở đó với Ta.” (Giăng 14:3)
        Đức tin đã nối kết chúng ta rồi và cuối cùng sẽ đem chúng ta đến ở với Ngài, ĐỨC TIN ĐÓ LÀ SỰ BẢO ĐẢM.
    Chúng ta có chiếc neo gìn giữ linh hồn
    Vững chắc và bảo đảm khi biển dậy sóng
    Được cột chặt vào Vầng Đá không hề rúng động
    Được đặt chắc chắn và đâm sâu vào tình yêu của Đấng Cứu Thế.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI NỖI NGHI NGỜ
        Lúc nãy tôi vừa nói rằng khi ở tại Côrinhtô, Phao-lô mang một cảm giác yếu đuối và e ngại và thậm chí sợ hãi vì nghĩ đến mạng sống của ông nữa. Tuy nhiên, ông BIẾT rằng Đức Chúa Trời ở với ông. Ông nói rằng ông thường bị “ruồng bỏ” và thậm chí có khi bị hại đến mạng sống, nhưng tất cả những điều đó đều không làm cho niềm hi vọng của ông bị ảnh hưởng.
        Bạn có tin rằng ma quỷ có thể đem đến những cảm xúc lừa dối? Nếu nó không thành công trong việc làm bạn rối trí vì những lời dối trá, thì nó sẽ dùng phương kế làm bạn chán nản, buồn rầu. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng Kinh Thánh cảnh cáo Satan là cha kẻ nói dối. Nó là bậc thầy trong “trò chơi” màu. Có một số người hôm nay cảm thấy được cứu, ngày mai thì thấy không được cứu nữa; ngày mốt họ lại thấy chừng như họ được cứu trở lại – hoàn toàn là cảm xúc. Nếu bạn không muốn tin vào những lời dối trá của Satan thì cũng đừng tin vào những cảm xúc dối trá mà Satan đem đến cho chúng ta nữa.
        Bạn phải làm gì? Câu trả lời là CHẠY ĐẾN VỚI LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. CHÚNG TA HÃY TÌM MỘT CÂU KINH THÁNH CHẲNG HẠN NHƯ GIĂNG 5:24 VÀ ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI CÂU KINH THÁNH ẤY! Lời Chúa chính là giấy khai sanh của bạn, Đức Chúa Trời nói rằng bạn là con của Ngài, bạn có sự sống đời đời và đó là lời không bao giờ sai trật. Bạn không bị hư mất. Bạn chỉ việc tin cậy nơi Lời Ngài và phải tin cậy nơi Lời Ngài.

        Một cậu bé tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế trong một lớp Trường Chúa Nhật nọ. Giăng 5:24 đã được đóng chặt vào cậu bé và cậu bé đã gạch dưới câu Kinh Thánh này trong Tân Ước của mình. Cậu bé đi ngủ, đọc Kinh Thánh lại một lần nữa, cầu nguyện và tắt đèn. Rồi dường như ma quỷ đến để gieo nghi ngờ và nó nói: “Ngươi chưa được cứu đâu”. Cậu bé nhanh chóng bật đèn lên và đọc Giăng 5:24 một lần nữa. Cậu bé rất vui mừng vì Kinh Thánh không thay đổi! Vì Kinh Thánh vẫn nói rằng ngươi ĐÃ được cứu. Một lần nữa cậu bé tắt đèn và nỗi nghi ngờ lại đến nữa. Và lần này cậu bé nói rằng dường như nỗi cám dỗ đến từ bên dưới giường. Cậu bé bật đèn lên và lật lại trong Giăng 5:24, cầm quyển Kinh Thánh đưa xuống dưới giường và nói: “Hỡi ma quỷ, nếu mày không tin Lời Chúa, thì mày tự đọc lấy đi! TA ĐÃ VƯỢT KHỎI SỰ CHẾT MÀ ĐẾN SỰ SỐNG. Ta là con cái Đức Chúa Trời!”
        Lời của Đức Chúa Trời làm cho kẻ Kiện Cáo phải ngậm miệng và những nỗi nghi ngờ bị đánh bại. Như lời của một bài thánh ca có nói rằng:
    Các thánh đồ có nền tảng thật vững chắc thay
    Đức tin bạn được đặt trên Lời Ngài tuyệt hảo
    Còn có thể nói gì hơn về Đấng đã phán,
    Ngài là nơi ẩn náu cao của chúng ta.
        Lời Đức Chúa Trời là chiếc neo chắc chắn mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong những giai đoạn bão tố và sẽ giúp chúng ta được an toàn trong sự sống và sự chết. Vì thế…HÃY TIN VÀO NHỮNG GÌ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ PHÁN trong Lời Thánh của Ngài, bởi vì “không có đức tin thì không thể nào ở cho đẹp ý Đức Chúa Trời, vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin…” (Hêbơrơ 11:6).

    BẰNG CHỨNG THỨ HAI: THÁNH LINH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
        Sau khi tôi đã tin vào những gì Lời Chúa nói về sự chắc chắn của sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus Christ, thì yếu tố DUY NHẤT SAU ĐÓ, chính là Đức Thánh Linh. Ngài hành động như thế nào? “Chính Đức Thánh Linh (Spirit) làm chứng cho lòng (spirit) chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” (Rôma 8:16)
        Theo bản tiếng Anh, câu Kinh Thánh này nói đến chữ ‘spirit’ hai lần, một chữ được viết hoa (Spirit) để chỉ về Đức Thánh Linh và chữ kia là được viết thường (spirit) nói đến tâm linh của con người. Chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Spirit) làm chứng cho lòng (spirit) của con người rằng chúng ta LÀ con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nhận bản chất của Đức Chúa Trời và tấm lòng mới của chúng ta cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Cha chúng ta. Ngay lập tức chúng ta có được một sự đồng lòng với Đức Thánh Linh khiến chúng ta la lên rằng: “Aba, Cha” (Galati 4:6). Điều này giải quyết rốt ráo vấn đề một cách đầy vinh hiển, bởi vì ngay cả cảm xúc của chúng ta sẽ điều chỉnh theo lời chứng của Thánh Linh ở trong chúng ta.
        Trong bất cứ trường hợp nào, điều mấu chốt là sau khi ăn năn và có đức tin, chúng ta TIN nơi Lời Đức Chúa Trời nếu không chúng ta sẽ không bao giờ có thể bắt đầu để có được sự bảo đảm về sự cứu rối của mình. Ở đây tôi đọc thấy rằng Chúa gọi tôi là con Ngài, vậy tôi có thể biết chắc rằng Ngài là Cha của tôi và tất cả những tín hữu khác là anh em và chị em của tôi. Điều này làm cho cả gia đình của Đức Chúa Trời được kết chặt lại với nhau, không có sự phân biệt hay kỳ thị chủng tộc, không phân biệt về tri thức hay tuổi tác, không phân biệt trên trời hay dưới đất. Vinh hiển thay Đức Chúa Trời!
        Nếu có những người cố ý phô trương sự hiểu biết của mình bằng cách đưa ra những câu hỏi hóc búa, để có thể phơi bày tri thức của mình, thì Chúa Jêsus chỉ đơn giản nói về họ rằng: “các ngươi lầm, vì không hiểu Kinh Thánh và cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời là thể nào.” (Mathiơ 22:29)
        Con người không thể lấy những điều hợp lý của trần gian này để hiểu thấu được chiều kích về sự cứu rỗi đời đời xuất phát từ tấm lòng và tâm trí của Đức Chúa Trời. Bạn không thể đặt Đức Chúa Trời vào một ống nghiệm.

    THƯ KÝ CỦA BA NGÔI
        Tôi từng nghe có người nói rằng Đức Thánh Linh là “Thư Ký của Ba Ngôi Đức Chúa Trời”, khi bắt đầu suy nghĩ về điều ấy, tôi hoàn toàn đồng ý. Công việc của người thư ký là truyền đạt những quyết định của ban lãnh đạo cho những người bên dưới. Và bây giờ, sau khi bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế của bạn, thì ngay lập tức Đức Thánh Linh bắt đầu thực hiện công việc của mình. Một ‘lá thư đăng ký’ được gửi đến cửa lòng bạn với nội dung sau:

    Bạn……………………..yêu dấu!
    Ta đã được Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cho biết rằng tội lỗi của bạn đã được tha thứ và được xóa sạch. Hơn thế nữa, Ta thay mặt để báo cho con biết rằng tên con đã được viết trong Sách Sự Sống của Chiên Con ở trên Thiên đàng.
        Ta khích lệ con hãy trung tín cho đến chết, vì có một mão miện không hay hư nát và một gia sản đang chờ đợi con ở Thiên đàng.
        Cuối cùng, hãy mạnh mẽ trong Chúa và trong sức mạnh của quyền năng Ngài.
        Chúc con cứ mãi trung tín và ở mãi trong Ngài.
        Thay mặt cho Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
            ĐỨC THÁNH LINH

    (* Bạn đọc thân mến, nếu bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế cho riêng bạn, thì hãy viết tên bạn vào chỗ chừa trống ở bên trên. Lá thư này được dành cho BẠN).
    Phần minh họa này được tóm gọn trong Rôma 8:16. Thật ra chính xác là như vậy. Thật tuyệt vời biết bao!
    CÔNG TÁC LỚN LAO NHẤT CỦA ĐỨC THÁNH LINH
    Sự cứu rỗi là công việc lớn lao nhất của Đức Thánh Linh và không phải chỉ đem lại những kết quả nho nhỏ, như chỉ làm cho chúng ta trở thành những người chuyên về tôn giáo hay điều chỉnh bản chất của chúng ta mà thôi.
    Đức Chúa Trời chỉ tốn mất sáu ngày để thực hiện công cuộc sáng tạo trời đất này, nhưng Ngài đã dành nhiều thế kỷ để chuẩn bị cho sự cứu rỗi của chúng ta. Ngài đã làm việc trong những đất nước khác nhau, tại Ai Cập, Ysơraên, Babylôn, Rôma, qua những con người tốt và xấu, qua những chuỗi lịch sử dài cho đến khi “giờ đã trọn” để Chúa Jêsus đến. Sự kiện đó ảnh hưởng đến mọi điều, ảnh hưởng cả đến Đức Chúa Trời nữa. Con của Đức Chúa Trời, phải tách rời Cha, mất đi niềm vui với các thiên sứ, đối diện với đời sống trên đất này trong một căn nhà nghèo nàn nhỏ hẹp tại Nazarét. Sau đó Ngài lại đối diện với sự chết tại đồi Gôgôtha, chiến trận với Satan. Trong trận chiến đó, mặt đất bị chuyển động, đá nứt ra, mặt trời trở nên tối tăm. Kẻ thù của Ngài đã phải tháo chạy trong nỗi sợ hãi khi đối diện với những sự việc khủng khiếp.
    Địa ngục cũng bị ảnh hưởng. Đấng Christ bật tung tảng đá lớn và cứng ở cửa mộ đã được đóng ấn, phá vỡ cửa sự chết, dẫn dắt các phu tù vượt lên cao trên hết mọi thế lực để trình diện Đức Chúa Cha qua những vết thương của Ngài. Ngài đã bị thương vì cớ tôi! Đây là những công việc quá đỗi quyền năng mà nhờ đó bạn và tôi được cứu. Nếu chúng ta không biết rằng mình đã được cứu thì đó là một tội quá lớn! Chính Lời Chúa đã nói như vậy. Không phải chúng ta chỉ hi vọng hoặc có niềm lạc quan về sự cứu rỗi, nhưng Phao-lô nói rằng: “Tôi tin chắc…tôi biết”.

    KHÔNG BẮT BUỘC
    Còn có một từ nữa quan trọng hơn. “Tuy vậy, nền vững bền của Đức Chúa Trời đã đặt vẫn còn nguyên, có mấy lời như ấn đóng rằng: Chúa biết kẻ thuộc về Ngài; lại rằng: Phạm người kêu cầu danh Chúa thì phải tránh khỏi sự gian ác.” (II Ti-mô-thê 2:19)
    Có những người có một niềm tin cậy giả tạo, một sự an toàn giả tạo bày tỏ trong sự kiêu ngạo, khoe khoang cho rằng mình kinh nghiệm cứu rỗi, nhưng tâm tánh, cung cách và nếp sống của họ không bao giờ nói lên được điều mà họ muốn khoe. Nhờ xem những bông trái trong đời sống của một người mà chúng ta có thể biết về người đó. Đây chỉ là những Cơ Đốc Nhân giả mà thôi. “Chúng ta biết rằng mình đã vượt qua sự chết mà đến sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy.” (I Giăng 3:14)

    Có một điều rất nguy hiểm nhưng cũng rất tinh tế. Người ta có thể trở thành những người bắt chước và sống NHƯ những Cơ Đốc Nhân, nhưng họ chưa được cứu. có một số người nói như vẹt. Bẩm sinh họ đã có tài bắt chước. Một người bạn của tôi có một con chim ở Phi Châu tên là Polly rất giỏi, nó có thể bắt chước giọng nói của người ta. Đôi khi rất khó mà phân biệt được ai đang nói. Con chim ấy nói như thể trong nhà có thêm một người và nó nói bằng giọng người ta. Nó cũng hay chen vào giữa cuộc đối thoại của người ta. Nhưng thật tội nghiệp cho nó, dầu nó nói giống y như tiếng người và người ta có thể tưởng đó là một người, nhưng nó cũng chỉ là một con két mà thôi.

    Vô số người bắt chước nếp sống của những Cơ Đốc Nhân. Họ làm theo những điều mà Cơ Đốc Nhân phải làm. Họ bắt chước tất cả những lời nói nhưng chẳng hề có một chút nhạc điệu nào, có nghĩa là không có một bài hát cứu chuộc vinh hiển nào đáp ứng với Thiên đàng. Đời sống của họ chỉ toàn là công việc và nỗ lực. Có lẽ đôi khi sự bắt chước của họ coi còn hay hơn công việc của Cơ Đốc Nhân thật nữa. Nhưng họ có phải là Cơ Đốc Nhân không? Một Cơ Đốc Nhân là người có ‘bản chất Thiên thượng’, được sanh ra từ trên, Cha Thiên thượng của họ đang ở trên Thiên đàng. Họ hát, “Đức Thánh Linh đáp ứng với huyết và nói với tôi rằng tôi được Đức Chúa Trời sanh ra”. Khi bạn thật sự thuộc về Ngài, bạn sẽ biết điều ấy.
    Có thể tất cả chúng ta đều thất bại, nhưng sự cứu rỗi cứ tiếp tục hành động trong chúng ta để chúng ta đắc thắng sự yếu đuối của mình. Ít nhất lòng ao ước được làm đẹp lòng Chúa của chúng ta phải thật, cho đến ngày sự cứu chuộc của chúng ta được hoàn tất và chúng ta được nhìn thấy gương mặt tuyệt vời của Ngài. Lúc bấy giờ, chúng ta có thể nói như sứ đồ Phao-lô: “vì biết Ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.” (II Timôthê 1:12)

                                            HẾT
    TÁC GIẢ
    Mục sư Reinhard Bonnke là nhà sáng lập và là nhà lãnh đạo của một chức vụ truyền giáo được gọi là “ĐẤNG CHRIST CHO MỌI DÂN TỘC”. Lập cơ sở tại Frankfurt am Main, Đức. Ông đã trở thành một người nổi tiếng trên khắp thế giới vào năm 1984 khi ông bắt đầu sử dụng chiếc lều lớn nhất thế giới, có 34.000 chỗ ngồi.

    Tuy nhiên, chẳng bao lâu chiếc lều đã trở nên quá nhỏ bé đối với những Chiến Dịch Truyền Giáo hiện tại của ông Reinhard Bonnke, chỉ trong vòng 12 năm tại Phi Châu mà thôi, những chiến dịch truyền giảng của ông đang lôi cuốn những đám đông lên đến 500.000 người. Những dân tộc đang bị rúng động bởi quyền năng của Đức Chúa Trời và hàng triệu linh hồn đang tiếp nhận Đấng Christ là Đấng Cứu Thế cho chính họ. Việc rao giảng Thánh Linh đang là “sự bày tỏ của Thánh Linh và quyền phép”, với nhiều người đang đụng chạm bởi sự chữa lành của Chúa Jêsus.

     Rô-ma 3:21-26

    21 Nhưng bây giờ, sự công bình của Thiên Chúa đã được bày tỏ bên ngoài luật pháp, đang được làm chứng bởi luật pháp và các tiên tri.

    22 Nhưng sự công bình của Thiên Chúa, bởi đức tin về Đức Chúa Jesus Christ, cho hết thảy và trên hết thảy những ai tin, vì chẳng có phân biệt người nào.

    23 Vì họ đều đã phạm tội và họ đang bị thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời.

    24 Bởi ân điển của Ngài, họ đang được công chính mà không phải trả giá, nhờ sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus.

    25 Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong chính máu Đấng ấy, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài; bởi sự tha thứ của những sự đã phạm trước đây về những tội lỗi,

    26 trong sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài trong thời hiện tại, cho sự Ngài là công chính và đang xưng công chính kẻ nào ra từ đức tin nơi Đức Chúa Jesus.

    Dẫn Nhập

    Trước khi đi vào chi tiết của những câu Thánh Kinh trên đây, chúng ta cần ôn lại mấy điều cơ bản này:

    · Trong Thánh Kinh Cựu Ước, danh xưng “Thiên Chúa,” dịch từ chữ “Elohim” – một danh từ số nhiều chỉ về thần linh trong tiếng Hê-bơ-rơ, được dùng để chỉ chung Ba Ngôi Thiên Chúa.

    · Trong Thánh Kinh Tân Ước, danh xưng “Thiên Chúa,” dịch từ chữ “Theos” trong tiếng Hy-lạp khi không có mạo từ xác định đứng trước, được dùng để chỉ chung Ba Ngôi Thiên Chúa.

    · Trong Thánh Kinh Tân Ước, danh xưng “Đức Chúa Trời,” dịch từ chữ “Theos” trong tiếng Hy-lạp khi  mạo từ xác định đứng trước, được dùng để chỉ về Đức Chúa Cha [1].

    Khi Thánh Kinh nói đến “sự công bình của Thiên Chúa” là nói đến: Ý muốn công chính của Đức Chúa Cha, được thực hiện bởi hành động công chính của Đức Chúa Con, và được năng lực công chính của Đức Chúa Thánh Linh tác động trên muôn loài thọ tạo. Ý muốn, hành động, và năng lực của Thiên Chúa là công chính có nghĩa là không nghịch lại mà còn làm cho chiếu sáng sự công bình của Ngài. Như vậy, khi nói đến sự công bình của Đức Chúa Trời là nói đến ý muốn công chính của Đức Chúa Cha; khi nói đến sự công bình của Đức Chúa Jesus Christ là nói đến hành động công chính của Đức Chúa Con; và khi nói đến sự công bình của Đức Thánh Linh là nói đến sự tác động công chính của Ngài trên muôn loài thọ tạo.

    Sự công bình của Thiên Chúa được thể hiện qua luật pháp của Ngài: Ai tôn trọng, vâng phục ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ được ban thưởng. Ai nghịch lại ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ bị hình phạt. Tuy nhiên, sự công bình của Thiên Chúa còn bày tỏ bên ngoài luật pháp mà không làm ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của luật pháp.

    Sự Công Bình của Thiên Chúa Được Bày Tỏ Bên Ngoài Luật Pháp

    Trong Rô-ma 3:21-26 chúng ta được học biết về một lẽ mầu nhiệm vô cùng. Đó là sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ bên ngoài luật pháp. Chúng ta đã biết luật pháp là sự thể hiện sự công bình của Thiên Chúa; nhưng nếu sự công bình của Thiên Chúa chỉ thể hiện trong luật pháp thì loài người sẽ bị hư mất đời đời, vì “mọi người đều đã phạm tội,” mà đã phạm tội thì phải chịu sự hình phạt của luật pháp.Cảm tạ Thiên Chúa! Sự công bình của Ngài không phải chỉ bày tỏ trong luật pháp mà còn được bày tỏ trong ân điển, nhờ đó mà loài người được thoát khỏi sự định tội của luật pháp.

    Ân điển là lòng thương xót ban cho kẻ không đáng được thương xót. Giả sử, có một người bị kẻ cướp tấn công, cướp hết tiền bạc và làm cho bị thương tích trầm trọng, suýt chết. Một ngày kia, người ấy tình cờ gặp lại kẻ cướp trong khi kẻ cướp đang bị thương tích trầm trọng. Người ấy đem kẻ cướp về nhà, tận tình chăm sóc, thuốc men chu đáo cho đến khi kẻ cướp bình phục, rồi ban cho kẻ cướp một việc làm trong nhà mình để kẻ cướp có thể làm lại cuộc đời, sống một đời sống lương thiện. Việc làm của người ấy chính là lòng thương xót ban cho kẻ không đáng được thương xót.

    Sự kiện Thiên Chúa ban cho loài người cơ hội được tha tội và được làm cho sạch tội gọi là ân điển cứu rỗi và là một ân điển lớn nhất trong các ân điển. Nhờ có ân điển cứu rỗi của Thiên Chúa mà chúng ta mới có thể nhận được các ân điển khác, như: ân điển được phục hồi địa vị làm con của Đức Chúa Trời, ân điển được hầu việc Đức Chúa Trời, ân điển nhận được Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ân điển được sống đời đời, ân điển được thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời, ân điển được đồng trị với Đức Chúa Jesus Christ cho đến đời đời…

    Trong ân điển cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho loài người, thì chính Thiên Chúa đã phải trả giá cho sự phạm tội của loài người một cách công chính. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét thí dụ sau đây:

    Người cha nói với con rằng, con còn bé chưa biết dùng dao nên không được chơi dao, nếu con chơi dao thì sẽ bị đứt tay và sẽ bị cha đánh năm roi trên tay của con. Lời nói của người cha là luật pháp để bảo vệ con và bày tỏ ý muốn của ông dành cho con.

    Đứa bé vâng dạ khi nghe cha nói, nhưng rồi một hôm, nó đã tò mò lấy dao ra chơi và bị đứt tay. Vì không vâng lời cha mà đứa bé đã gây ra thiệt hại cho chính mình và phạm vào luật pháp của cha. Vì sự công bình của người cha mà đứa bé phải bị hình phạt theo luật pháp.

    Người cha xức thuốc và băng bó vết thương cho con. Sau đó, ông phán xét việc làm của con và thi hành án phạt như đã quy định. Ông bảo đứa con đưa tay ra, rồi ông lấy tay mình để trên tay của con và đánh năm roi thật mạnh trên tay của mình. Ông nói với con, vì con đã vi phạm luật cha đặt ra nên cha phải thi hành án phạt; nhưng cha yêu con, không muốn con bị đau đớn, nên cha gánh thay hình phạt cho con. Cha mong rằng từ nay con sẽ không cải lời của cha.

    Hành động chịu đòn thay con của người cha đã cùng một lúc thỏa mãn đòi hỏi của sự công bình và của tình yêu. Sự công bình đòi hỏi luật pháp phải được thi hành, tội lỗi phải bị hình phạt. Tình yêu đòi hỏi sự tha thứ và bảo vệ đối tượng được yêu.

    Thiên Chúa Ngôi Con đã nhập thế làm người, suốt ba mươi năm Ngài đã sống như một con người bình thường, vâng giữ trọn vẹn các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa. Ngài đã chịu chết trong khi sự chết không có quyền trên Ngài, để gánh thay án phạt cho loài người mà luật pháp đòi hỏi. Bản thể và bản tính người của Ngài khiến cho Ngài có thể gánh thay án phạt cho loài người. Bản thể và bản tính Thiên Chúa vô hạn của Ngài khiến cho Ngài có thể gánh thay án phạt cho tất cả mọi người. Qua sự Đức Chúa Jesus Christ chết thay cho toàn thể loài người trên thập tự giá mà cùng một lúc, đòi hỏi của sự công bình và của tình yêu Thiên Chúa được thỏa mãn. Tội lỗi bị hình phạt đúng theo luật pháp của Thiên Chúa và loài người được tha thứ, được bảo vệ theo lòng thương xót của Thiên Chúa.

    Đó là việc làm vĩ đại và mầu nhiệm của Thiên Chúa đã làm ra cho loài người. Đó là sự công bình của Thiên Chúa được thể hiện trong ân điển, bên ngoài luật pháp. Tuy nhiên, mỗi người phải tin nhận ân điển của Thiên Chúa thì mới được hưởng ân điển của Ngài. Ân điển đó được ban ra với điều kiện, hễ ai muốn nhận ân điển thì phải ăn năn tội. Ai không ăn năn thì: “dồn chứa cho chính mình sự thịnh nộ trong ngày thịnh nộ và phơi bày sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời, Đấng sẽ trả cho mỗi người tùy theo những việc làm của họ” (Rô-ma 2:5-6).

    Chú Giải Rô-ma 3:21-26

    21 Nhưng bây giờ, sự công bình của Thiên Chúa đã được bày tỏ bên ngoài luật pháp, đang được làm chứng bởi luật pháp và các tiên tri.

    Trạng từ “bây giờ” được dùng trong câu 21 để nói đến thời điểm Phao-lô viết thư Rô-ma mà cũng hàm ý là Thời Kỳ Ân Điển. Trong suốt Thời Kỳ Ân Điển, sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ trong ân điển, bên ngoài luật pháp. Nghĩa là: tội lỗi vẫn bị hình phạt theo như đòi hỏi của luật pháp nhưng hình phạt không giáng xuống trên tội nhân mà giáng xuống trên Đức Chúa Jesus Christ. Điều đó được chính luật pháp làm chứng qua các nghi thức dâng sinh tế chuộc tội; được các tiên tri làm chứng qua những lời tiên tri về sự thương khó và sự chết của Đấng Christ; điển hình là Ê-sai 53.

    22 Nhưng sự công bình của Thiên Chúa, bởi đức tin về Đức Chúa Jesus Christ, cho hết thảy và trên hết thảy những ai tin, vì chẳng có phân biệt người nào.

    Sự công bình của Thiên Chúa được nói đến ở đây là sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ trong ân điển. Sự công bình đó là sự Thiên Chúa Ngôi Con gánh thay án phạt của tội lỗi cho tội nhân, để hoàn thành sự đòi hỏi của luật pháp. Sự công bình đó được ban cho hết thảy những ai có đức tin về Đức Chúa Jesus Christ và có hiệu lực trên hết thảy những người tin, không phân biệt một người nào về bất cứ một điều gì. Đức tin về Đức Chúa Jesus Christ là đức tin về tất cả những gì Ngài phán và Ngài làm.

    23 Vì họ đều đã phạm tội và họ đang bị thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời.

    Loài người đều đã phạm tội và đang thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Phạm tội là làm ra những điều nghịch lại các điều răn của Thiên Chúa. Thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời tức là thiếu hụt tình yêu, sự thánh khiết, và sự công bình của Ngài. Chính vì sự thiếu hụt đó mà loài người không thể yêu thương Thiên Chúa và yêu thương lẫn nhau như Thiên Chúa yêu họ; không thể sống thánh khiết theo các điều răn của Thiên Chúa; và không thể làm ra những việc công bình theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa.

    Người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, ngay trong đời này được phục hồi sự vinh quang của Thiên Chúa để có thể yêu như Thiên Chúa yêu, thánh khiết như Thiên Chúa thánh khiết, và công chính như Thiên Chúa công chính. Sự vinh quang đó do chính Đức Chúa Jesus Christ ban cho những kẻ thuộc về Ngài: “Con đã ban cho họ sự vinh quang mà Ngài đã ban cho con, để họ trở nên một cũng như chúng ta là một” Giăng 17:22. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể yêu thương, hiệp một. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể được kể là công chính trước mặt Thiên Chúa và cũng không thể làm ra những việc công bình theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa.

    24 Bởi ân điển của Ngài, họ đang được công chính mà không phải trả giá, nhờ sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus.

    Bởi ân điển của Ngài” là bởi ơn thương xót của Đức Chúa Cha. Những người có đức tin về lời phán và việc làm của Đức Chúa Jesus Christ thì được trở nên công chính, tức là không còn trách nhiệm đối với tội lỗi, bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Họ được điều đó mà không cần phải trả giá. Thánh Kinh nói rất rõ về ân điển cứu rỗi của Thiên Chúa như sau: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9). Mệnh đề: “Sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus” nhấn mạnh đến việc làm của Đức Chúa Jesus trong chức vụ của Đấng Được Xức Dầu. Chúng ta nên nhớ, Đức Chúa Jesus được xức dầu để:

    · Làm tiên tri, công bố về Vương Quốc Trời cho nhân loại, giải bày Cha cho những ai tin nhận Ngài, và rao trước những sự cuối cùng.

    · Làm thầy tế lễ để dâng chính mình Ngài làm sinh tế chuộc tội cho nhân loại, và cầu thay cho những ai thuộc về Ngài.

    · Làm vua để cai trị đời sống những ai theo Ngài và cai trị Vương Quốc Trời.

    Sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus bao gồm cả ba phương diện: tội nhân nghe lẽ thật qua chức vụ tiên tri của Đấng Christ, tội nhân tiếp nhận lẽ thật qua chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ, tội nhân được tha tội, được làm cho sạch tội và sống trong lẽ thật, được cai trị bởi Đấng Christ qua chức vụ vua của Ngài.

    25 Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong chính máu Đấng ấy, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài; bởi sự tha thứ của những sự đã phạm trước đây về những tội lỗi,

    26 trong sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài trong thời hiện tại, cho sự Ngài là công chính và đang xưng công chính kẻ nào ra từ đức tin nơiĐức Chúa Jesus.

    Của lễ chuộc tội cho nhân loại do chính Đức Chúa Trời thiết lập, bằng cách Ngài chỉ định Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá. Tuy nhiên, sự chuộc tội chỉ có thể xảy ra khi tội nhân tin vào sự đổ huyết của Đấng Christ là vì tội lỗi của mình. Đức tin trong chính máu của Đấng Christ là: tin rằng sự sống của Đấng Christ đã bị cất đi khi máu của Ngài đổ ra trên thập tự giá, để phục hồi sự sống của tội nhân.

    Chúng ta cần ghi nhớ điều quan trọng này: khi loài người phạm tội thì lập tức loài người bị hư mất, tức là bị chết từ thuộc thể đến thuộc linh. Để có thể phục hồi sự sống thuộc thể và thuộc linh cho một người đã chết thì một người đang sống phải chịu chết cả phần thuộc thể lẫn thuộc linh. Chúng ta đã nhiều lần nhắc đến ý nghĩa của sự chết. Sự chết thuộc thể là linh hồn và tâm thần bị phân rẽ khỏi xác thịt. Sự chết thuộc linh là linh hồn, tâm thần và xác thịt bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Trên thập tự giá, Đấng Christ đã bị phân rẽ với Đức Chúa Trời, và Ngài đã kêu lên cách đau thương: “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi.” Kế tiếp, linh hồn và tâm thần của Ngài cũng đã bị phân rẽ với xác thịt.

    Đức Chúa Trời đã lập Đấng Christ làm của lễ chuộc tội cho nhân loại để bày tỏ rằng, sự kiện Ngài tha tội cho nhân loại là công chính, vì tội lỗi đã bị Ngài hình phạt trên Đấng Christ. Mà nếu tội lỗi đã bị hình phạt thì tội nhân phải được tha thứ, tức là được kể là không còn trách nhiệm về tội lỗi, không còn bị gọi là tội nhân, nhưng được Đức Chúa Trời xưng là công chính và được gọi là một người công chính.

    Đức Chúa Trời đã nhẫn nại, tức là kiên trì chịu đựng sự phạm tội của nhân loại, để hoàn thành sự tha tội cho nhân loại. Sự tha tội đó có tác dụng trên cả những tội mà loài người đã phạm trong quá khứ, trước khi Đấng Christ hoàn thành công cuộc chuộc tội. Những người có lòng tin cậy nơi Thiên Chúa trước khi Đấng Christ chịu chết cũng được hưởng sự tha thứ của Đức Chúa Trời qua cái chết chuộc tội của Đấng Christ. Nói cách khác, sự chết chuộc tội của Đấng Christ có hiệu lực chuộc tội cho tất cả những ai tin cậy Thiên Chúa, bất kể là họ thuộc về thời đại nào.

    Kết Luận

    Thiên Chúa giàu có, trọn vẹn, và tuyệt đối trong mọi sự. Ngài giàu lòng thương xót nên đã ban ân điển cứu rỗi cho nhân loại. Ngài trọn vẹn trong sự thánh khiết nên không thể chấp nhận tội lỗi. Ngài tuyệt đối công chính nên luôn luôn trừng phạt tội lỗi đúng theo luật pháp. Khi chúng ta suy ngẫm về những gì Thiên Chúa đã làm cho loài người, chúng ta sẽ thấy rõ sự vinh quang của Ngài, tức thấy rõ tình yêu, sự thánh khiết, và sự công bình của Ngài chiếu sáng qua mỗi việc làm của Ngài. Chúng ta cần đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, để được trở nên thánh khiết như Thiên Chúa, và có thể làm ra những điều công bình như Thiên Chúa. Chỉ có ở trong Chúa chúng ta mới được trở nên trọn vẹn như chính Ngài là trọn vẹn.

    Ngược lại, nếu chúng ta không tiếp nhận ân điển của Thiên Chúa thì trong ngày phán xét chung cuộc, sự công bình của Thiên Chúa sẽ thể hiện trên chúng ta qua luật pháp của Ngài. Khi đó, luật pháp của Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi việc làm tội lỗi của chúng ta và chúng ta sẽ chịu khổ đời đời trong hỏa ngục (Khải Huyền 20:11-15).


    Ân Điển và Sự Công Bình của Thiên Chúa

    Posted at  9/12/2022 10:48:00 CH  |  in  Tìm Hiểu Niềm Tin  |  Read More»

     Rô-ma 3:21-26

    21 Nhưng bây giờ, sự công bình của Thiên Chúa đã được bày tỏ bên ngoài luật pháp, đang được làm chứng bởi luật pháp và các tiên tri.

    22 Nhưng sự công bình của Thiên Chúa, bởi đức tin về Đức Chúa Jesus Christ, cho hết thảy và trên hết thảy những ai tin, vì chẳng có phân biệt người nào.

    23 Vì họ đều đã phạm tội và họ đang bị thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời.

    24 Bởi ân điển của Ngài, họ đang được công chính mà không phải trả giá, nhờ sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus.

    25 Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong chính máu Đấng ấy, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài; bởi sự tha thứ của những sự đã phạm trước đây về những tội lỗi,

    26 trong sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài trong thời hiện tại, cho sự Ngài là công chính và đang xưng công chính kẻ nào ra từ đức tin nơi Đức Chúa Jesus.

    Dẫn Nhập

    Trước khi đi vào chi tiết của những câu Thánh Kinh trên đây, chúng ta cần ôn lại mấy điều cơ bản này:

    · Trong Thánh Kinh Cựu Ước, danh xưng “Thiên Chúa,” dịch từ chữ “Elohim” – một danh từ số nhiều chỉ về thần linh trong tiếng Hê-bơ-rơ, được dùng để chỉ chung Ba Ngôi Thiên Chúa.

    · Trong Thánh Kinh Tân Ước, danh xưng “Thiên Chúa,” dịch từ chữ “Theos” trong tiếng Hy-lạp khi không có mạo từ xác định đứng trước, được dùng để chỉ chung Ba Ngôi Thiên Chúa.

    · Trong Thánh Kinh Tân Ước, danh xưng “Đức Chúa Trời,” dịch từ chữ “Theos” trong tiếng Hy-lạp khi  mạo từ xác định đứng trước, được dùng để chỉ về Đức Chúa Cha [1].

    Khi Thánh Kinh nói đến “sự công bình của Thiên Chúa” là nói đến: Ý muốn công chính của Đức Chúa Cha, được thực hiện bởi hành động công chính của Đức Chúa Con, và được năng lực công chính của Đức Chúa Thánh Linh tác động trên muôn loài thọ tạo. Ý muốn, hành động, và năng lực của Thiên Chúa là công chính có nghĩa là không nghịch lại mà còn làm cho chiếu sáng sự công bình của Ngài. Như vậy, khi nói đến sự công bình của Đức Chúa Trời là nói đến ý muốn công chính của Đức Chúa Cha; khi nói đến sự công bình của Đức Chúa Jesus Christ là nói đến hành động công chính của Đức Chúa Con; và khi nói đến sự công bình của Đức Thánh Linh là nói đến sự tác động công chính của Ngài trên muôn loài thọ tạo.

    Sự công bình của Thiên Chúa được thể hiện qua luật pháp của Ngài: Ai tôn trọng, vâng phục ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ được ban thưởng. Ai nghịch lại ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ bị hình phạt. Tuy nhiên, sự công bình của Thiên Chúa còn bày tỏ bên ngoài luật pháp mà không làm ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của luật pháp.

    Sự Công Bình của Thiên Chúa Được Bày Tỏ Bên Ngoài Luật Pháp

    Trong Rô-ma 3:21-26 chúng ta được học biết về một lẽ mầu nhiệm vô cùng. Đó là sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ bên ngoài luật pháp. Chúng ta đã biết luật pháp là sự thể hiện sự công bình của Thiên Chúa; nhưng nếu sự công bình của Thiên Chúa chỉ thể hiện trong luật pháp thì loài người sẽ bị hư mất đời đời, vì “mọi người đều đã phạm tội,” mà đã phạm tội thì phải chịu sự hình phạt của luật pháp.Cảm tạ Thiên Chúa! Sự công bình của Ngài không phải chỉ bày tỏ trong luật pháp mà còn được bày tỏ trong ân điển, nhờ đó mà loài người được thoát khỏi sự định tội của luật pháp.

    Ân điển là lòng thương xót ban cho kẻ không đáng được thương xót. Giả sử, có một người bị kẻ cướp tấn công, cướp hết tiền bạc và làm cho bị thương tích trầm trọng, suýt chết. Một ngày kia, người ấy tình cờ gặp lại kẻ cướp trong khi kẻ cướp đang bị thương tích trầm trọng. Người ấy đem kẻ cướp về nhà, tận tình chăm sóc, thuốc men chu đáo cho đến khi kẻ cướp bình phục, rồi ban cho kẻ cướp một việc làm trong nhà mình để kẻ cướp có thể làm lại cuộc đời, sống một đời sống lương thiện. Việc làm của người ấy chính là lòng thương xót ban cho kẻ không đáng được thương xót.

    Sự kiện Thiên Chúa ban cho loài người cơ hội được tha tội và được làm cho sạch tội gọi là ân điển cứu rỗi và là một ân điển lớn nhất trong các ân điển. Nhờ có ân điển cứu rỗi của Thiên Chúa mà chúng ta mới có thể nhận được các ân điển khác, như: ân điển được phục hồi địa vị làm con của Đức Chúa Trời, ân điển được hầu việc Đức Chúa Trời, ân điển nhận được Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ân điển được sống đời đời, ân điển được thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời, ân điển được đồng trị với Đức Chúa Jesus Christ cho đến đời đời…

    Trong ân điển cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho loài người, thì chính Thiên Chúa đã phải trả giá cho sự phạm tội của loài người một cách công chính. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét thí dụ sau đây:

    Người cha nói với con rằng, con còn bé chưa biết dùng dao nên không được chơi dao, nếu con chơi dao thì sẽ bị đứt tay và sẽ bị cha đánh năm roi trên tay của con. Lời nói của người cha là luật pháp để bảo vệ con và bày tỏ ý muốn của ông dành cho con.

    Đứa bé vâng dạ khi nghe cha nói, nhưng rồi một hôm, nó đã tò mò lấy dao ra chơi và bị đứt tay. Vì không vâng lời cha mà đứa bé đã gây ra thiệt hại cho chính mình và phạm vào luật pháp của cha. Vì sự công bình của người cha mà đứa bé phải bị hình phạt theo luật pháp.

    Người cha xức thuốc và băng bó vết thương cho con. Sau đó, ông phán xét việc làm của con và thi hành án phạt như đã quy định. Ông bảo đứa con đưa tay ra, rồi ông lấy tay mình để trên tay của con và đánh năm roi thật mạnh trên tay của mình. Ông nói với con, vì con đã vi phạm luật cha đặt ra nên cha phải thi hành án phạt; nhưng cha yêu con, không muốn con bị đau đớn, nên cha gánh thay hình phạt cho con. Cha mong rằng từ nay con sẽ không cải lời của cha.

    Hành động chịu đòn thay con của người cha đã cùng một lúc thỏa mãn đòi hỏi của sự công bình và của tình yêu. Sự công bình đòi hỏi luật pháp phải được thi hành, tội lỗi phải bị hình phạt. Tình yêu đòi hỏi sự tha thứ và bảo vệ đối tượng được yêu.

    Thiên Chúa Ngôi Con đã nhập thế làm người, suốt ba mươi năm Ngài đã sống như một con người bình thường, vâng giữ trọn vẹn các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa. Ngài đã chịu chết trong khi sự chết không có quyền trên Ngài, để gánh thay án phạt cho loài người mà luật pháp đòi hỏi. Bản thể và bản tính người của Ngài khiến cho Ngài có thể gánh thay án phạt cho loài người. Bản thể và bản tính Thiên Chúa vô hạn của Ngài khiến cho Ngài có thể gánh thay án phạt cho tất cả mọi người. Qua sự Đức Chúa Jesus Christ chết thay cho toàn thể loài người trên thập tự giá mà cùng một lúc, đòi hỏi của sự công bình và của tình yêu Thiên Chúa được thỏa mãn. Tội lỗi bị hình phạt đúng theo luật pháp của Thiên Chúa và loài người được tha thứ, được bảo vệ theo lòng thương xót của Thiên Chúa.

    Đó là việc làm vĩ đại và mầu nhiệm của Thiên Chúa đã làm ra cho loài người. Đó là sự công bình của Thiên Chúa được thể hiện trong ân điển, bên ngoài luật pháp. Tuy nhiên, mỗi người phải tin nhận ân điển của Thiên Chúa thì mới được hưởng ân điển của Ngài. Ân điển đó được ban ra với điều kiện, hễ ai muốn nhận ân điển thì phải ăn năn tội. Ai không ăn năn thì: “dồn chứa cho chính mình sự thịnh nộ trong ngày thịnh nộ và phơi bày sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời, Đấng sẽ trả cho mỗi người tùy theo những việc làm của họ” (Rô-ma 2:5-6).

    Chú Giải Rô-ma 3:21-26

    21 Nhưng bây giờ, sự công bình của Thiên Chúa đã được bày tỏ bên ngoài luật pháp, đang được làm chứng bởi luật pháp và các tiên tri.

    Trạng từ “bây giờ” được dùng trong câu 21 để nói đến thời điểm Phao-lô viết thư Rô-ma mà cũng hàm ý là Thời Kỳ Ân Điển. Trong suốt Thời Kỳ Ân Điển, sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ trong ân điển, bên ngoài luật pháp. Nghĩa là: tội lỗi vẫn bị hình phạt theo như đòi hỏi của luật pháp nhưng hình phạt không giáng xuống trên tội nhân mà giáng xuống trên Đức Chúa Jesus Christ. Điều đó được chính luật pháp làm chứng qua các nghi thức dâng sinh tế chuộc tội; được các tiên tri làm chứng qua những lời tiên tri về sự thương khó và sự chết của Đấng Christ; điển hình là Ê-sai 53.

    22 Nhưng sự công bình của Thiên Chúa, bởi đức tin về Đức Chúa Jesus Christ, cho hết thảy và trên hết thảy những ai tin, vì chẳng có phân biệt người nào.

    Sự công bình của Thiên Chúa được nói đến ở đây là sự công bình của Thiên Chúa được bày tỏ trong ân điển. Sự công bình đó là sự Thiên Chúa Ngôi Con gánh thay án phạt của tội lỗi cho tội nhân, để hoàn thành sự đòi hỏi của luật pháp. Sự công bình đó được ban cho hết thảy những ai có đức tin về Đức Chúa Jesus Christ và có hiệu lực trên hết thảy những người tin, không phân biệt một người nào về bất cứ một điều gì. Đức tin về Đức Chúa Jesus Christ là đức tin về tất cả những gì Ngài phán và Ngài làm.

    23 Vì họ đều đã phạm tội và họ đang bị thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời.

    Loài người đều đã phạm tội và đang thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Phạm tội là làm ra những điều nghịch lại các điều răn của Thiên Chúa. Thiếu hụt sự vinh quang của Đức Chúa Trời tức là thiếu hụt tình yêu, sự thánh khiết, và sự công bình của Ngài. Chính vì sự thiếu hụt đó mà loài người không thể yêu thương Thiên Chúa và yêu thương lẫn nhau như Thiên Chúa yêu họ; không thể sống thánh khiết theo các điều răn của Thiên Chúa; và không thể làm ra những việc công bình theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa.

    Người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, ngay trong đời này được phục hồi sự vinh quang của Thiên Chúa để có thể yêu như Thiên Chúa yêu, thánh khiết như Thiên Chúa thánh khiết, và công chính như Thiên Chúa công chính. Sự vinh quang đó do chính Đức Chúa Jesus Christ ban cho những kẻ thuộc về Ngài: “Con đã ban cho họ sự vinh quang mà Ngài đã ban cho con, để họ trở nên một cũng như chúng ta là một” Giăng 17:22. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể yêu thương, hiệp một. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa. Không có sự vinh quang của Đức Chúa Trời loài người không thể được kể là công chính trước mặt Thiên Chúa và cũng không thể làm ra những việc công bình theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa.

    24 Bởi ân điển của Ngài, họ đang được công chính mà không phải trả giá, nhờ sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus.

    Bởi ân điển của Ngài” là bởi ơn thương xót của Đức Chúa Cha. Những người có đức tin về lời phán và việc làm của Đức Chúa Jesus Christ thì được trở nên công chính, tức là không còn trách nhiệm đối với tội lỗi, bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Họ được điều đó mà không cần phải trả giá. Thánh Kinh nói rất rõ về ân điển cứu rỗi của Thiên Chúa như sau: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9). Mệnh đề: “Sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus” nhấn mạnh đến việc làm của Đức Chúa Jesus trong chức vụ của Đấng Được Xức Dầu. Chúng ta nên nhớ, Đức Chúa Jesus được xức dầu để:

    · Làm tiên tri, công bố về Vương Quốc Trời cho nhân loại, giải bày Cha cho những ai tin nhận Ngài, và rao trước những sự cuối cùng.

    · Làm thầy tế lễ để dâng chính mình Ngài làm sinh tế chuộc tội cho nhân loại, và cầu thay cho những ai thuộc về Ngài.

    · Làm vua để cai trị đời sống những ai theo Ngài và cai trị Vương Quốc Trời.

    Sự cứu chuộc trong Đấng Christ Jesus bao gồm cả ba phương diện: tội nhân nghe lẽ thật qua chức vụ tiên tri của Đấng Christ, tội nhân tiếp nhận lẽ thật qua chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ, tội nhân được tha tội, được làm cho sạch tội và sống trong lẽ thật, được cai trị bởi Đấng Christ qua chức vụ vua của Ngài.

    25 Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong chính máu Đấng ấy, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài; bởi sự tha thứ của những sự đã phạm trước đây về những tội lỗi,

    26 trong sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời, cho sự bày tỏ sự công bình của Ngài trong thời hiện tại, cho sự Ngài là công chính và đang xưng công chính kẻ nào ra từ đức tin nơiĐức Chúa Jesus.

    Của lễ chuộc tội cho nhân loại do chính Đức Chúa Trời thiết lập, bằng cách Ngài chỉ định Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá. Tuy nhiên, sự chuộc tội chỉ có thể xảy ra khi tội nhân tin vào sự đổ huyết của Đấng Christ là vì tội lỗi của mình. Đức tin trong chính máu của Đấng Christ là: tin rằng sự sống của Đấng Christ đã bị cất đi khi máu của Ngài đổ ra trên thập tự giá, để phục hồi sự sống của tội nhân.

    Chúng ta cần ghi nhớ điều quan trọng này: khi loài người phạm tội thì lập tức loài người bị hư mất, tức là bị chết từ thuộc thể đến thuộc linh. Để có thể phục hồi sự sống thuộc thể và thuộc linh cho một người đã chết thì một người đang sống phải chịu chết cả phần thuộc thể lẫn thuộc linh. Chúng ta đã nhiều lần nhắc đến ý nghĩa của sự chết. Sự chết thuộc thể là linh hồn và tâm thần bị phân rẽ khỏi xác thịt. Sự chết thuộc linh là linh hồn, tâm thần và xác thịt bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Trên thập tự giá, Đấng Christ đã bị phân rẽ với Đức Chúa Trời, và Ngài đã kêu lên cách đau thương: “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi.” Kế tiếp, linh hồn và tâm thần của Ngài cũng đã bị phân rẽ với xác thịt.

    Đức Chúa Trời đã lập Đấng Christ làm của lễ chuộc tội cho nhân loại để bày tỏ rằng, sự kiện Ngài tha tội cho nhân loại là công chính, vì tội lỗi đã bị Ngài hình phạt trên Đấng Christ. Mà nếu tội lỗi đã bị hình phạt thì tội nhân phải được tha thứ, tức là được kể là không còn trách nhiệm về tội lỗi, không còn bị gọi là tội nhân, nhưng được Đức Chúa Trời xưng là công chính và được gọi là một người công chính.

    Đức Chúa Trời đã nhẫn nại, tức là kiên trì chịu đựng sự phạm tội của nhân loại, để hoàn thành sự tha tội cho nhân loại. Sự tha tội đó có tác dụng trên cả những tội mà loài người đã phạm trong quá khứ, trước khi Đấng Christ hoàn thành công cuộc chuộc tội. Những người có lòng tin cậy nơi Thiên Chúa trước khi Đấng Christ chịu chết cũng được hưởng sự tha thứ của Đức Chúa Trời qua cái chết chuộc tội của Đấng Christ. Nói cách khác, sự chết chuộc tội của Đấng Christ có hiệu lực chuộc tội cho tất cả những ai tin cậy Thiên Chúa, bất kể là họ thuộc về thời đại nào.

    Kết Luận

    Thiên Chúa giàu có, trọn vẹn, và tuyệt đối trong mọi sự. Ngài giàu lòng thương xót nên đã ban ân điển cứu rỗi cho nhân loại. Ngài trọn vẹn trong sự thánh khiết nên không thể chấp nhận tội lỗi. Ngài tuyệt đối công chính nên luôn luôn trừng phạt tội lỗi đúng theo luật pháp. Khi chúng ta suy ngẫm về những gì Thiên Chúa đã làm cho loài người, chúng ta sẽ thấy rõ sự vinh quang của Ngài, tức thấy rõ tình yêu, sự thánh khiết, và sự công bình của Ngài chiếu sáng qua mỗi việc làm của Ngài. Chúng ta cần đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, để được trở nên thánh khiết như Thiên Chúa, và có thể làm ra những điều công bình như Thiên Chúa. Chỉ có ở trong Chúa chúng ta mới được trở nên trọn vẹn như chính Ngài là trọn vẹn.

    Ngược lại, nếu chúng ta không tiếp nhận ân điển của Thiên Chúa thì trong ngày phán xét chung cuộc, sự công bình của Thiên Chúa sẽ thể hiện trên chúng ta qua luật pháp của Ngài. Khi đó, luật pháp của Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi việc làm tội lỗi của chúng ta và chúng ta sẽ chịu khổ đời đời trong hỏa ngục (Khải Huyền 20:11-15).


    Những Bài Viết Liên Quan

    CNTTLS...
    About-Donate-Contact-Sitemap
    Copyright © 2017 TRỞ THÀNH NGUỒN PHƯỚC. Jesus Love You .
    Proudly Powered by Quang Vo.
    back to top