Posted at 10/16/2019 03:29:00 CH | in
Bài Giảng
Mathiơ
3:13-17: “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng
tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-tem. Song Giăng từ chối mà
rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng
tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho
trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép
báp-tem rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài
thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài. Tức
thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi
đàng”.
BỐ CỤC:
B.
Phép báptêm của Chúa Jêsus: Những điều phép báptêm nói tới, 3:13-17Xem:NC1
(Mác 1:9-11; Luca 3:21-22; Giăng 1:28-34)
1
Đòi hỏi đáng giật mình của Chúa Jêsus: Phải chịu phép báptêm (câu 13)
2
Phản ứng hạ mình của Giăng: Khiêm nhường và có cần (câu 14)
3
Mục đích tin kính của Chúa Jêsus: làm trọn mọi việc công bình (câu 15)
4
Các dấu hiệu bất thường của phép báptêm Chúa Jêsus (các câu 16-17)
a.Các
từng trời mở ra (câu 16a)
b.Đức
Thánh Linh giáng lâm (câu 16b) Xem:NC2
c.Nghe
thấy tiếng phán của Đức Chúa Trời (câu 17)
MATHIƠ:
PHẦN II
SỬA
SOẠN CHO SỰ ĐẾN CỦA ĐẤNG MÊSI, 3:1-4:11
B.Phép
báptêm của Chúa Jêsus: Những điều phép báptêm nói tới, 3:13-17
(3:13-17) Phần giới thiệu: Phép báptêm ấy nói gì? Câu trả
lời được thấy trong việc nghiên cứu phép báptêm của Chúa Jêsus và phản ứng của
Giăng đối với phép báptêm của Chúa Jêsus.
1. Đòi hỏi đáng giật mình của Chúa Jêsus: Phải chịu phép báptêm (câu
13).
2. Phản ứng hạ mình của Giăng: Khiêm nhường và có cần (câu 14).
3. Mục đích tin kính của Chúa Jêsus: làm trọn mọi việc công bình (câu
15).
4. Các dấu hiệu bất thường của phép báptêm Chúa Jêsus (các câu 16-17).
NGHIÊN
CỨU #1 (3:13-17) Từ xứ Galilê đến Giôđanh: Mác nói
rằng Chúa Jêsus đã đến từ "thành Naxarét xứ
Galilê" (Mác 1:9). Hãy chú ý một vài việc.
1.Biến cố sau cùng được ghi lại về thời niên thiếu của Chúa Jêsus là sự Ngài
trở lại xứ Israel từ Aicập. Ngài là "con trẻ" duy
nhứt lúc bấy giờ (Mathiơ 2:19-21).
2.Biến cố duy nhứt khác được ghi lại về thời biên thiếu của Chúa Jêsus và đầu
thời kỳ trưởng thành là việc Ngài chia sẻ với giới chức tôn giáo tại đền thờ ở
tuổi 12 (Luca 2:42…).
3.Thị trấn quê hương của Chúa Jêsus là thành Nazarét. Hiển nhiên Ngài đã sống ở
đó giữa lần trở về từ Aicập cho tới khi mở ra chức vụ khi Ngài khoảng 30 tuổi.
4.Khoảng cách từ xứ Galilê đến sông Giôđanh là một hành trình dài khi đi bộ.
5.Chúa Jêsus đã chọn Giôđanh làm địa điểm mở ra chức vụ của Ngài. Chính tại
sông Giôđanh mà người tiền khu của Ngài, là Giăng Báptít, đã dọn đường cho
Ngài. Giờ đây có nhiều người đang chờ đợi "sự
yên ủi của dân Israel", nghĩa là, sự đến của Đấng Mêsi (xem
Nghiên cứu #2 — Mathiơ 1:18).
1. (3:13) Đức
Chúa Jêsus Christ, Phép báptêm: đòi hỏi đáng giật mình của Chúa Jêsus —
phải chịu phép báptêm.
1.Hãy chú ý cụm từ "[Giăng] cần phải chịu Ngài làm phép báptêm". Chúa
Jêsus đặc biệt đã đến với Giăng để chịu phép báptêm. Chúa Jêsus buộc phải chịu
phép báptêm, nhưng không phải chỉ chịu phép báptêm thôi đâu. Ngài buộc phải để
cho Giăng làm phép báptêm cho. Ngài đã tự xác nhận mình với chức vụ
của Giăng. Ngài là Đấng Mêsi, là Chiên Con của Đức Chúa Trời, được Giăng công
bố ra.
2.Hãy chú ý, tại sao Chúa Jêsus tìm cách để chịu phép báptêm. Sự thực cho thấy
rằng Con của Đức Chúa Trời sẽ chịu phép báptêm là đáng phải giật mình. Ngài là
Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng ta, là Nhà Sáng Lập ra phong trào Cơ
đốc giáo. Ngài là Đấng biến phép báptêm ra khả thi
và hiệu quả (việc làm) cho con người. Phép báptêm của
Giăng là một sự kêu gọi con người phải nắm lấy thế đứng và xác định với một đời
sống ăn năn và công bình. Chúa Jêsus chẳng cần phải ăn năn; Ngài đã là công
bình trọn vẹn rồi. Ngài là Đấng Mua Chuộc sự công bình, là Con Người Lý
Tưởng (xem Nghiên Cứu #3 — Mathiơ 8:20). Sự công bình của Ngài là
khuôn mẫu, là sự công bình có thể đứng vững và bao phủ cho từng người một. Tại
sao Chúa Jêsus lại chịu phép báptêm? Rất đơn giản, theo chính Lời của
Ngài, "làm trọn mọi việc công bình" (xem
chú thích, pt.5 — Mathiơ 3:15).
2. (3:14) Khiêm
nhường: phản ứng hạ mình của Giăng — hạ mình và có cần. Giăng
đã cãi lại việc Chúa Jêsus đến với ông đặng chịu phép báptêm. Tại sao chứ?
Giăng chỉ nói: "Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại
trở đến cùng tôi sao?" Ông đã nói ít nhất hai việc.
1.Ông không xứng đáng làm phép báptêm cho Đấng Christ. Sự Đấng Christ đến với
ông là một vinh dự quá trọng đại đối với ông. Ông không đáng với đặc ân làm
phép báptêm cho Đấng Mêsi, là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29).
Sự hạ mình của Giăng gần như là bất thường, vì Giăng là nhân vật
trọng đại trong mắt của dân sự lúc bấy giờ. Nhiều đoàn dân đông vây
lấy ông (Luca 3:7): đám đông (Luca 3:10), những người
thu thuế (Luca 3:12), binh lính (Luca 3:14), và những
nhà tôn giáo (Mathiơ 3:7…). Ông đã đạt tới đỉnh cao trong mắt
của đoàn dân đông. Ông được tôn cao lên trên mọi sự bởi đoàn dân đông bất chấp
việc bị chống đối bởi các nhà tôn giáo và những kẻ noi theo truyền thống (Luca
7:28). Tuy nhiên, khi Đấng Christ đến gần ông, ông đã tự hạ thấp mình xuống
và đã công nhận rằng ông chẳng là gì hết khi đem ra ví sánh.
2.Về cá nhân, ông cần phép báptêm của Đấng Christ. Ông cần những gì Đấng Christ
đã có. Đấng Christ cần phải làm phép báptêm với Đức Thánh Linh và lửa, còn
Giăng đã tuyên xưng nhu cần của mình phải nhận lãnh Đức Thánh Linh và lửa từ
Đấng Christ (xem Nghiên Cứu #2 — Mathiơ 3:11).
Tư
tưởng 1. Không một ai xứng đáng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời;
không một ai xứng đáng để phục vụ Đấng Christ. Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa
Trời khiến cho bất kỳ loại quan hệ nào với chính mình Ngài là vượt quá mọi suy
tưởng. Tuy nhiên, Ngài đã làm thế. Ngài kêu gọi con người đến ở với Ngài và
phục sự Ngài. Sự thực nầy là quá nhiều để chứa đựng trong tấm lòng của con
người.
"Thầy đội thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng đáng rước Chúa vào
nhà; xin Chúa chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành" (Mathiơ 8:8).
"Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào
chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống?" (Mathiơ
25:37).
"Si-môn Phi-e-rơ thấy vậy, liền sấp mình xuống ngang đầu
gối Đức Chúa Jêsus, mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có
tội" (Luca 5:8).
"Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời; anh
em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây" ( I Côrinhtô
3:9).
"Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và
chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều
chết" (II Côrinhtô 5:14).
"Phải, ân điển đó đã ban cho tôi, là kẻ hèn hơn hết mọi
thánh đồ, để rao truyền cho dân ngoại sự giàu có không dò được của Đấng
Christ" (Êphêsô 3:8).
Tư
tưởng 2. Mọi người đều cần đến những gì Giăng đã có và những gì Chúa
Jêsus đã có. (Xem chú thích — Mathiơ 3:14).
1) Giăng đã có sự hạ mình.
2) Chúa Jêsus đã có Đức Thánh Linh và lửa (xem Nghiên Cứu #2 — Mathiơ
3:11).
"Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn
hơn hết trong nước thiên đàng" (Mathiơ 18:4).
"Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong
anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo
lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người" (Rôma 12:3).
"Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng
hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em
chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa" (Philíp
2:3-4).
"Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em
lên" (Giacơ 4:10).
Tư
tưởng 3. Chẳng có gì là hổ thẹn khi xưng ra nhu cần về Đấng Christ của
một người và về những gì Ngài hiến cho. Giăng đã tuyên xưng như thế. Làm sao
một người có thể hổ thẹn khi tuyên xưng những gì ai nấy đều biết cả rồi chứ?
1) Con người ngã chết và cần đến Đức Chúa Trời ban cho mình sự sống — sự sống
đời đời.
2) Con người sống không xứng đáng và cần đến sự đầy dẫy Đức Thánh Linh, nghĩa
là, tình yêu thương, vui mừng, bình an… (Galati 5:22-23).
Tư
tưởng 4. Người (nổi tiếng, có quyền lực, giàu có) nhiều
cũng như kẻ thấp hèn đều cần đến những gì Đấng Christ cung ứng: Đức Thánh Linh
và lửa.
Tư
tưởng 5. Người tin Chúa luôn luôn cần ngày càng nhiều sự đầy dẫy bề
trong của Đức Thánh Linh. Giăng đã được "đầy dẫy Đức Thánh
Linh, khi còn ở trong bụng mẹ" (Luca 1:15). Giờ đây
với Đấng Christ đối diện với ông mặt đối mặt, ông đã xưng nhận nhu cần của mình
càng thêm về Thánh Linh của Đức Chúa Trời và về lửa của Đức Giêhôva (xem
Nghiên Cứu #2 — Mathiơ 3:11).
"Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh" (Êphêsô 5:18).
Tư
tưởng 6. Một người càng sống gần gũi với Đức Chúa Jêsus Christ, người
ấy càng nhìn thấy rõ ràng hơn nhu cần của mình phải hạ mình nhiều hơn và càng
thêm về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Giăng đã sống gần gũi với Đức Chúa Trời;
thực vậy, ông đã được "Đức Chúa Trời sai đến" (Giăng
1:6). Nhưng ông đã nhìn thấy nhu cần của mình về những điều Đấng
Christ sẽ ban cho. (Xem Nghiên Cứu #2 — Mathiơ 3:11).
3. (3:15) Phép
báptêm: mục đích tin kính của Chúa Jêsus — làm trọn mọi việc công
bình. Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm chủ yếu là "làm
trọn mọi việc công bình". Về mặt biểu tượng Ngài đang
loan báo trước rằng những điều Ngài đang làm là vì con người tội lỗi.
1.Ngài sẽ làm trọn từng điều luật của Đức Chúa Trời vì con người. Phép báptêm
là một trong những luật lệ đó. Vì vậy, Ngài cần phải chịu phép báptêm. (Đối
chiếu Xuất Êdíptô ký 29:4-7).
2.Ngài sẽ trả giá án phạt của con người vì đã phá vỡ luật pháp — án phạt sự
chết. Sự Ngài chịu báptêm là một biểu tượng cho sự nhúng mình vào sự chết hầu
đến.
3.Ngài đang chứng tỏ tới cấp độ trọn vẹn sự hạ mình của Ngài trong việc trở
thành một con người. Ngài đã tự làm cho mình ra trống không và "Ngài
vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời
là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên
giống như loài người" (Philíp 2:6-7).
4.Ngài đang đồng hóa mình với những kẻ Ngài ngự đến đặng cứu vớt họ, và Ngài
khẳng định rằng tất cả những ai theo Ngài đều phải đồng hóa như thế cả.
5.Ngài đang đi tiên phong cho phong trào ăn năn và công bình mà Giăng đang rao
giảng. Trong việc sáng lập ra phong trào, nghĩa là, đời sống công bình, Chúa
Jêsus phải nêu gương Lý Tưởng Và Khuôn Mẫu cho từng người. Từng người một phải
chịu phép báptêm, vì vậy Con của Đức Chúa Trời đã đi tiên phong và đã thiết lập
ra mạng lịnh về phép báptêm.
6.Ngài đang mở ra chức vụ của Ngài. Giăng tỏ ra điều nầy (Giăng
1:31-34). Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm luôn luôn bước vào chức vụ của mình trong
một nghi thức đặc biệt như thế (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 29:4-7).
Tư
tưởng 1. Có vài bài học cần phải tiếp thu từ đòi hỏi của Đấng Christ là
phải chịu phép báptêm (xem chú thích — Mathiơ 3:13).
1)
Sự công bình. Từng người một phải quyết định "làm
trọn mọi việc công bình" giống như Đấng Christ đã
làm vậy. Từng điều răn của Đức Chúa Trời phải được phu phỉ trong đời sống của
người tin Chúa (xem Nghiên Cứu #5, Sự công bình — Mathiơ 5:6 để thảo
luận).
"Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến
danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau
như Ngài đã truyền dạy ta" (I Giăng 3:23).
2)
Hy sinh. Từng người một phải bằng lòng dâng mình đến nỗi họ phải chết
đi để sống cho Đức Chúa Trời (xem chú thích — Luca 9:23).
"Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta,
phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta" (Luke 9:23).
"Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời
khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa
Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy
biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp
lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào" (Rôma 12:1-2).
"Chớ quên việc lành và lòng bố thí, vì sự tế lễ dường ấy
đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Hêbơrơ 13:16).
3)
Khiêm nhường. Từng người một phải tỏ ra cấp độ trọn vẹn nhất thái độ bằng
lòng của mình muốn phục vụ tha nhân. Người ấy phải trở thành một với người khác
và nêu gương như thế trước mặt mọi người.
"Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão.
Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời
chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường" (I Phierơ 5:5).
4)
Đồng hóa với người khác. Từng người phải trở nên một với mọi người khác, kể cả những
người không cùng làm việc hay sống với mình.
"Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho
những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình" (Rôma 15:1).
"Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm
trọn luật pháp của Đấng Christ" (Galati 6:2).
"Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể
cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi
việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội" (Hêbơrơ 4:15).
"Hãy nhớ những kẻ mắc vòng xiềng xích, như mình cùng phải
xiềng xích với họ, lại cũng hãy nhớ những kẻ bị ngược đãi, vì mình cũng có thân
thể giống như họ" (Hêbơrơ 13:3).
5)
Đi tiên phong đời sống ăn năn và công bình. Từng người một phải ăn năn và
sống theo đời sống công bình, và từng người phải đi tiên phong và công bố ra
một đời sống thể ấy cho mọi người khác biết.
"Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho
ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho" (Công Vụ các Sứ Đồ 8:22).
"Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý
tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức
Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào" (Êsai 55:7).
"Hãy tỉnh biết, theo cách công bình, và chớ phạm tội; vì có
người không biết Đức Chúa Trời chút nào, tôi nói vậy để anh em hổ thẹn" (I
Côrinhtô 15:34).
"được đầy trái công bình đến bởi Đức Chúa Jêsus Christ, làm
cho sáng danh và khen ngợi Đức Chúa Trời" (Philíp 1:11).
"chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em,
hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao
thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ" (I Giăng
1:3).
6)
Chức vụ. Từng người phải phục vụ tha nhân; người ấy phải làm cho ai nấy
nhìn thấy thái độ bằng lòng phục vụ của mình.
"Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị
cướp? Thầy dạy luật thưa rằng: Ay là người đã lấy lòng thương xót đãi người.
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy" (Luca 10:36-37).
"Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi,
thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau" (Giăng 13:14).
"Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi
người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin" (Galati 6:10).
Tư
tưởng 2. Đấng Christ đang kêu gọi và khẳng định rằng một người tiếp
nhận ơn kêu gọi của Ngài, và Đấng Christ không lui đi. Hãy chú ý bốn sự kiện:
1) Một người có thể cảm thấy không xứng đáng và thiếu khả năng, nhưng Đấng
Christ có cả hai: quyền phép và các ân tứ giúp cho người ta tiếp nhận ơn kêu
gọi của Ngài.
2) Một ý thức bất xứng và thiếu khả năng Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ, song không
được từ chối.
3) Đấng Christ chấp nhận một câu trả lời duy nhứt đối với sự kêu gọi của Ngài: "Lạy
Chúa, vâng — con đây" (I Samuên 3:4-6, 8; Êsai 6:8).
4) Hạ mình thực hiện hai điều mâu thuẫn: nó xưng nhận tình trạng bất xứng và
thiếu khả năng, tuy nhiên nó đầu phục và chấp nhận phần việc hay ân tứ.
4. (3:16-17) Đức
Chúa Jêsus Christ, Phép báptêm: các dấu hiệu bất thường của phép báptêm
Chúa Jêsus. Ba dấu hiệu đặc biệt được nhắc tới bởi Mathiơ.
1.
Các từng trời mở ra. Đây có thể là bối cảnh các đám mây cuộn lại và chim bồ câu
giáng xuống từ trời (các đám mây và bầu trời). Hay có thể đó là một
khải tượng đặc biệt được ban cho Chúa Jêsus và Giăng, cho thấy rằng Đức Chúa
Trời đã mở trời ra để tán thưởng trọn vẹn và chứng tỏ quyền phép của Đức Chúa
Trời giáng trên Con của Ngài. (Đối chiếu Êphêsô 1:1; Công Vụ các Sứ Đồ
7:56).
"Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng
ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng
liêng ở các nơi trên trời" (Êphêsô 1:3).
"Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ
lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội
mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh
em được cứu, và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi
trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ" (Êphêsô 2:4-6).
2.
Đức Thánh Linh ngự xuống như chim bồ câu. Chim bồ câu được ban cho Giăng
thấy là một dấu hiệu đặc biệt chỉ ra Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời (Giăng
1:33-34. Xem chú thích — Giăng 1:32-33; xem Nghiên Cứu #2—Mathiơ 3:16)
Tư
tưởng 1. Các dấu hiệu trong chức vụ của Chúa Jêsus được ban ra để khiến
cho người ta tin (Giăng 5:36; Giăng 10:38). Hầu hết những người tin
Chúa đều có thể chỉ ra vài dấu hiệu và hoàn cảnh đặc biệt mà Đức Chúa Trời ban
ra để khuấy đảo đức tin của họ và cung ứng hướng đi cho đời sống của họ. (Xem
Nghiên Cứu #1—Giăng 2:23).
Tư
tưởng 2. Có vài dấu hiệu đặc biệt minh chứng một người đã nhận lãnh Đức
Thánh Linh.
"Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui
mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ:
không có luật pháp nào cấm các sự đó" (Galati 5:22-23).
3.
Tiếng của Đức Chúa Trời nghe thấy được. Ba việc đặc biệt được nói tới ở
đây.
+ Con
Ta: điều nầy chỉ ra thần tánh của Đấng Christ (Mathiơ
14:33; Mathiơ 27:43; Mathiơ 27:54; Mác 1:1; Giăng 1:34; Giăng 3:18; Giăng
10:36; Giăng 11:4; Giăng 20:31; Công Vụ các Sứ Đồ 8:37; Rôma 1:4; Hêbơrơ 4:14;
I Giăng 3:8; I Giăng 4:15; I Giăng 5:5, 10, 13, 20).
+ Con Yêu Dấu: điều nầy chỉ ra tình yêu trong Ba Ngôi Đức
Chúa Trời (Giăng 3:35; Giăng 10:17; Côlôse 1:13; đối chiếu Êsai 42:1).
+ Đẹp lòng: điều nầy chỉ ra đời sống trọn vẹn mà Chúa
Jêsus đã sống. Ngài "không phạm tội" (Hêbơrơ
4:15; Hêbơrơ 7:26; đối chiếu II Côrinhtô 5:21).
Tư
tưởng 1. Việc duy nhứt một tín đồ sẽ mong muốn là nghe những gì Chúa
Jêsus đã nghe: "Nầy là Con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đường".
1) Những người tin Chúa được xem là con cái của Đức Chúa Trời (Rôma
8:15; Galati 4:4-6).
2) Những người tin Chúa có thể có đời sống và sự phục vụ của họ được tán thưởng
bởi Đức Chúa Trời.
"Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm" (Mathiơ
25:21).
"Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở
nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công
bình của Đức Chúa Trời" (II Côrinhtô 5:21).
"Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người
làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ
thật" (II Timôthê 2:15).
Tư
tưởng 2. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy đời sống và cách ăn ở của Đấng
Christ, và Ngài đã thấy đẹp lòng nơi Đấng Christ. Đức Chúa Trời nhìn thấy từng
người một, và sẽ xét đoán đời sống và việc làm của từng người. Không một điều
chi che khuất được mắt Ngài.
"Chẳng có sự gì giấu mà không phải lộ ra, chẳng có sự gì
kín mà không được biết" (Luca 12:2).
"Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ
tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong
lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng
lãnh" (I Côrinhtô 4:5).
"Dầu ngươi lấy hỏa tiêu và dùng nhiều diêm cường rửa mình,
tội lỗi ngươi cũng còn ghi mãi trước mặt ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy"
(Giêrêmi 2:22).
"Vì mắt ta chăm chỉ mọi đường lối chúng nó, không giấu khỏi
trước mặt ta được, tội lỗi chúng nó không khuất khỏi mắt ta đâu" (Giêrêmi
16:17).
NGHIÊN
CỨU #2 (3:16) Thánh Linh của Đức Chúa Trời: đây là
lần đầu tiên Ba Ngôi Đức Chúa Trời, ba thân vị của Đức Chúa Trời, được thấy rõ
ràng trong Tân Ước. Đức Chúa Con, Đức Chúa Jêsus Christ, đang chịu phép báptêm;
Đức Thánh Linh ngự xuống trên Đức Chúa Con; và Đức Chúa Cha đã thốt ra sự tán
thưởng của Ngài.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.