ORETHA HAGIN
ÂN HUỆ LỚN HƠN GIÁ TRẢ
Dịch giả : NGÔ MINH HÒA
Cuốn Sách Dành Cho Các Vợ Mục Sư, Các Nữ Chấp Sự, Các Bà Mẹ Cơ Đốc và Các Tín Đồ “Phái Yếu”
(Bấm vào Link bên dưới để đọc sách mỗi chương)
Chương 5
Hành Trình Đức Tin Của Tôi
Đôi lúc khó mà cảm nhận những thay đổi xảy ra trong đời sống thuộc
linh của chính mình. Sự tăng trưởng thuộc linh là sự phát triển từ bên trong, từ
trong lòng qua việc bạn hiểu biết Đức Chúa Trời và Lời Ngài.
Nhiều lần tôi để ý lúc tôi đối
diện với hoàn cảnh khó khăn và phải sử dụng đức tin cá nhân để chiến thắng thử
thách cũng là lúc có những thay đổi thuộc linh trong đời sống tôi. Có nhiều lúc
tôi không biết chúng tôi sẽ xoay ở làm
sao để vượt qua những giờ phút khó khăn mà chúng tôi đối diện trong chức vụ.
Thế nhưng Chúa luôn thành tín, cả trong những lúc khó khăn. Nếu bạn ngửa
trông Đức Thánh Linh giúp đỡ thì chính trong những lúc khó khăn Ngài sẽ hướng dẫn
bạn vào những nẻo đường thênh thang, rộng lớn. Hãy luôn chú tâm vào Lời Chúa và
vào tâm linh được tạo dựng nên mới của bạn để tìm những câu trả lời cho các vấn
đề trong cuộc sống. Đức Thánh Linh luôn hướng dẫn qua tâm linh của bạn, và Ngài luôn hướng dẫn bạn
phù hợp với Lời Đức Chúa Trời.
Tôi luôn lệ thuộc Chúa để hướng dẫn tôi, đặc biệt trong những hoàn cảnh
khó khăn của cuộc đời. Trong nhiều năm, có nhiều tình huống nếu để tự tôi, thì có
lẽ tôi đã đi lệch sang hướng khác thay vì đi con đường Chúa đang dắt dẫn chúng
tôi đi. Thế nhưng tôi luôn luôn biết Chúa đang dẫn dắt chúng tôi nên tôi tin cậy
Ngài.
Tôi cũng tin cậy nhà tôi nữa. Tuy nhiên, có nhiều lúc tự tôi phải quyết định
mà không có nhà tôi, vì nhà tôi đi xa hầu việc Chúa. Trong những lúc như vậy
tôi chỉ biết ngửa trông Chúa, và Ngài luôn cứu giúp tôi. Đôi lúc Chúa phán với
tôi, "Đừng làm cách này. Hãy nhớ là Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ
bỏ con", rồi thì Ngài chỉ cho tôi những gì phải làm.
Chúa rất là ngọt ngào và tôi rất vui để vâng lời Ngài. Tôi cũng rất vui là
trong những lúc khó khăn, tôi đã làm công việc theo cách của Ngài chớ không phải
theo cách của tôi, vì Ngài không bao giờ bỏ tôi. Chúa đã đem tôi qua một số nan
đề mà dường như bất năng, con người không thể giải quyết nỗi. Mà Ngài cũng đã
ban cho tôi ân sủng và khôn ngoan để giải quyết mỗi một nan đề đó. Trong những lúc
khó khăn như thế, Ngài luôn giúp tôi vượt qua.
Trong lúc nhà tôi đi vắng để hầu việc Chúa thì tôi ở nhà một mình. Điều đó
tạo cho tôi những cơ hội kỳ diệu, sử dụng đức tin để tăng trưởng trong bước đường
theo Chúa. Chúng ta thảy đều gặp phải những lúc khó khăn, vì thế việc phát triển
đời sống cá nhân là điều rất quan trọng. Khi ta cùng đi với Chúa Giê-su mỗi
ngày, làm điều Ngài muốn ta làm, đời sống đức tin ta sẽ hiệu quả, vì Chúa rất thành
tín.
Để phát triển đời sống đức
tin, bạn phải học hỏi Lời Chúa và cầunguyện, phải để thì giờ tìm kiếmChúa. Mà
những công việc đókhông xảy ra chớp nhống được.Ngày nay khi người ta nhìn thấychức
vụ của Kenneth, họ cứ tưởng là nhà tôi không khi nào gặp nam đề. Thế nhưng,
chúng tôi khởi đầu chức vụ từ dưới thấp chứ không phải ở trên đỉnh cao. Trong
những ngày đầu của chức vụ, Kenneth đã để nhiều giờ nghiên cứu Lời Chúa và cầu
nguyện tìm kiếm Chúa. Nhà tôi cứ làm điều đó trong nhiều năm. Nhà tôi đã trung
tín giảng sứ điệp đức tin nơi Lời Đức Chúa Trời, ngay cả trong những lúc hồn cảnh
dường như khó khăn đối với chúng tôi.
Nhà tôi là một người im lặng và luôn là người cầu nguyện. Ai mà biết nhà
tôi thì sẽ rõ là nhà tôi không Nói nhiều.
Vậy mà khi nhà tôi Nói, bạn nên lắng nghe, vì bạn biết là bạn học được điều đó
nếu bạn lắng nghe. Tôi luôn luôn Nói với
mọi người đừng có buồn lòng nếu nhà tôi không có Nói chuyện nhiều với họ. Nhà
tôi ít Nói lắm. Có người Nói, "Nếu tôi là cơ, tôi không thích sống giống
như vậy. Vâng, bạn có thể không thích, nhưng bạn có thể học được điều gì đó từ
một người ít Nói như nhà tôi. Tôi luôn luôn Nói là khi bạn lắng nghe và giữ im
lặng bạn sẽ học được nhiều thứ hơn là cứ Nói liên hồi.
Kinh Thánh Nói, “.. . Người vợ cũng phải vâng phục chồng mình” (1Phi 3:1). Tôi sửa đổi theo nhà tôi, và
trong nhiều năm tôi đã học được nhiều điều thuộc linh từ nhà tôi. Từ trước đến
nay nhà tôi rất siêng năng đọc và nghiên cứu Lời Chúa cũng như cầu nguyện. Kể từ
buổi đầu chúng tôi lấy nhau, nhà tôi luôn
dành thì giờ nghiên cứu và cầu nguyện, và tôi không hề bận tâm về việc đó. Tôi
rất vui sướng nhà tôi bước đi gần gũi với Chúa.
Người ta thường hỏi tôi, “Cơ có bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi khi chồng cơ
để thì giờ học hỏi và cầu nguyện không?” Không, tôi không hề cảm thấy bị bỏ
rơi. Và tôi không hề bực bội hay làm gián
đoạn nhà tôi trong lúc học hỏi. Tôi luôn hỗ trợ nhà tôi trong bất kỳ việc
gì nhà tôi làm cho Chúa. Mà nhà tôi cũng luôn để ý chú tâm đến những nhu cầu của
tôi.
Tôi cũng có thì giờ riêng để học hỏi và cầu nguyện, trong lúc nhà tôi để
thì giờ ở riêng với Chúa thì tôi cũng dùng thì giờ đó ở riêng với Chúa. Thông công với Chúa là điều rất
quan trọng để gây dựng đời sống đức tin mạnh mẽ. Nhà tôi và tôi càng bước đi
lâu trong chức vụ, tôi càng nhận thấy là những
thì giờ tôi ở riêng với Chúa đã đem lại nhiều ích lợi sau này.
Cầu nguyện là một phần quan trọng để hỗ trợ chức vụ của nhà tôi. Tôi dùng
mọi cơ hội có thể được để cầu nguyện cho nhà tôi và chức vụ của nhà tôi. Tôi ít khi biệt riêng
thì giờ đặc biệt nào để cầu nguyện. Nhiều lúc tôi cầu nguyện trong lúc tôi làm
việc quanh nhà, tôi chỉ thưa chuyện với Chúa và trình dâng những hoàn cảnh trong
đời sống nhà tôi lên cho Chúa. Như tôi đã Nói, cầu nguyện và thông công với
Chúa là điều quan trong để phát triển đời sống đức tin của bạn. Thế nhưng, bạn
không thể phát triển đức tin chỉ bằng sự cầu nguyện. Bạn cũng cần có Lời Đức
Chúa Trời vì đức tin đến bởi việc nghe Lời Chúa (Rơ-ma 0:17). Một khi đức tin
đã đến bạn phải 1 sử dụng đức tin của
mình để nhận phước hạnh. Bạn phải thực hành đức tin của mình và đó là cách đức tin
sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi bạn khởi sự thực hành đức tin, bạn không nên khởi sự bằng những việc lớn.
Hãy sử dụng đức tin theo mức độ thuộc linh hiện tại của bạn. Sự tăng trưởng thuộc
linh rất giống sự phát triển thể chất : không
ai mới sinh lại thành ngườilớn liền. Bạn đừng nên bắt đầu đức tin về những việc
lớn. Nếu bạn trung tín với Chúa và lời
Ngài, thìnhững việc nhỏ, mà bạn khởi sự thực
hành đức tin sẽ phát triển thành những
việc vĩ đại hơn. Và điều đó sẽ làm đẹp lòng Chúa bởi vì khi bạn sử dụng đức
tin, điều đó chứng tỏ là bạn đang tin cậy Ngài. Trong bước đường đức tin, nhà tôi
và tôi không khởi sự ở đỉnh cao. Thật ra chúng tôi bắt đầu chức vụ không có gì
cả. Chúng tôi sống bởi đức tin mỗi ngày. Chúng tôi mua căn nhà đầu tiên bởi đức
tin.
Đó là một căn nhà nhỏ có ba phòng
ngủ tại Garland, Texas và thời đó nó là
căn nhà rất xinh. Trước đây chúng tôi đã thuê căn nhà ấy rồi sau chúng tôi mua luôn.
Nhà tôi và tôi sử dụng đức tin để nhận căn nhà đó. Tôi nhớ tôi cần những bức
màn cho căn nhà mới, vậy mà khi tôi Nói
điều đó với nhà tôi, nhà tôi Nói, "Em yêu, ngay bây giờ đức tin anh chỉ tới
mức đó thơi. Anh không thể tin hơn được nữa. Chính em phải tin cậy Chúa để nhận những tấm màn này". Tôi đã tin cậy,
và Chúa đã cung ứng cho chúng tôi những tấm màn đó. Trong nhiều năm tôi đã có nhiều cơ hội để học
cách sử dụng đức tin cá nhân của tôi. Nhà tôi không thể “bồng bế” tôi bằng đức tin
của nhà tôi mãi được, bởi vì Chúa đòi hỏi
mỗi chúng ta phải tự lớn lên trong đức tin và đứng vững trên Lời Chúa. Chúa muốn
chúng ta đừng cứ làm con trẻ thuộc linh hồi
mà phải lớn lên nữa.
Trong đời sống của tôi có một lúc mà nhà tôi không Còn sử dụng đức tin của
mình để “bồng bế” tôi nữa. Và tôi rất vui vì điều đó khiến tôi phát triển đời sống
đức tin của riêng mình. Tôi không biết điều đó sẽ quan trọng như thế nào mãi
cho tôi khi ma quỷ dùng bịnh tật tấn công thân thể tôi. Trong một tuần mà tôi
đã giảm xuống mười pound, và tôi trở nên yếu ớt căng thẳng. Tôi đến bác sĩ
riêng và ông đã khám thử tôi. Kết quả thử nghiệm làm ông ta hoảng sợ, nên ông bắt
tôi phải đến khám bác sĩ chuyên khoa.
Tôi không muốn đến khám bác sĩ chuyên khoa vì thật lòng tôi thích tìm ra
bệnh tình của tôi; tôi không muốn nghe tin xấu. Khi bác sĩ bảo bạn phải đi khám
bác sĩ chuyên khoa, nếu bạn đi trong tình trạng giống như tôi lúc đó, bạn sẽ không
muốn đi để phát hiện bệnh tình chút nào cả. (Kể từ đó tôi được khôn lên vì
không phải khi nào ta cũng làm những điều khôn ngoan. Vậy mà lúc đó, tôi không
muốn biết bệnh mà bác sĩ chuyên khoa phát hiện nơi tôi.)
Nên sau khi thử nghiệm, tôi đi về nhà. Tôi không Nói cho bác sĩ của tôi biết
là tôi có đến khám bác sĩ chuyên khoa hay là không. Thời điểm đó các con tôi đều
đã lớn hết rồi. Cơ Pat đã lập gia đình Còn cậu Ken Jr. đã đi nghĩa vụ quân sự. Nhà
tôi đi xa để tổ chức nhóm lại, Còn chỉ một mình tôi ở nhà. Buổi chiều ngay sau
khi tôi đi khám bác sĩ, Chúa phán với nhà tôi trong lúc nhà tôi đang tổ chức buổi
nhóm ở một phố khác. Nhà tôi đang nằm dài trên giường, đang nghiên cứu tại cái phòng
nhà tôi ở, thì Chúa phán, "Hãy gọi điện cho vợ con và Nói với nàng đến
khám bác sĩ chuyên khoa".
Nhà tôi Nói, "Dạ vâng,
Chúa ơi, tối nay con sẽ gọi”. Nhưng Chúa
phán, "Hãy đi gọi cho nàng bây giờ". Nhà tôi đứng dậy đi gọi cho tôi,
lập tức tôi gọi bác sĩ của tôi hẹn để cho tôi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Tôi liền đi đền bác sĩ chuyên khoa, và ông đã khám nghiệm tôi nhiều lần. Cuộc
thử nghiệm cuối cùng là cuộc thử nghiệm mất năm giờ đồng hồ để thử nghiệm đường
trong máu. Mỗi giờ tôi phải uống đường, một loại xi rơ đường nhằm làm cho lượng
đường trong máu gia tăng, nhưng nó không tăng gì cả. Ngược lại, nó lại hạ xuống.
Nó hạ xuống liên tục mỗi giờ.
Trong lúc thử nghiệm, tôi cũng thấy yếu. Người y tá phải đỡ tôi lên giường nằm
cho đến khi thử nghiệm xong. Sau này bác sĩ chuyên khoa Nói với nhà tôi là tình
trạng của tôi rất nghiêm trọng, ông nghĩ tôi sẽ chết bất đắt kỳ tử. Bác sĩ Nói
với nhà tôi, “Tôi theo dõi phản ứng của cơ ta mỗi lần cơ uống đường. Lần cuối
cơ uống tôi tự Nói, nếu lần này lượng đường trong máu không tăng lên, cơ ta có
thể chết". Vậy mà lần cuối tôi uống lượng đường trong máu tăng lên một ít.
Sau khi thử nghiệm xong xuơi, bác sĩ Nói tôi bị chứng hạ đường trong máu. Ông Nói
với tôi, "Cơ mắc phải trường hợp nặng mà tôi chưa hề thấy trước đây".
Sau đó ông Nói với nhà tôi, “Khi bệnh tình khá hơn thì tốt hơn hết hãy đem lại cho tôi vì cơ vẫn Còn đang
theo dõi".
Chúa rất là nhơn từ và thương xót, vì Ngài đã phán cho nhà tôi biết cách
Ngài muốn và bảo nhà tôi Nói tôi đến khám bác sĩ chuyên khoa. Chúa đối thương tôi
khi tôi ở trong tình trạng thuộc linh lúc đó, tuy nhiên Ngài vẫn mong tôi tăng
trưởng trong đức tin. Trước khi mọi sự việc này xảy ra, thì chúng tôi đang tổ
chức buổi nhóm của Hội Thánh tại Nam Texas. Chiều hôm ấy trước khi nhóm lại,
tôi đến nghỉ tại căn phòng của chúng tôi. Nhà tôi lên nhà thờ để cầu nguyện.
Khi nhà tôi trở về phòng, nhà tôi lại đánh thức tôi dậy rồi Nói, "Trễ rồi,
em dậy mau chuẩn bị đi".
Tôi trả lời, "Được rồi"
trong lúc Còn nửa tỉnh nửa mê. Và khi nhà tôi rời khỏi phòng, tôi không chịu thức
dậy mà lại ngủ tiếp. Nhà tôi đánh thức tôi lần nữa, song tôi vẫn không dậy. Lần
thứ ba nhà tôi cố đánh thức tôi, lơi tôi ra khỏi giường rồi dẫn tôi đi quanh phòng
để làm cho tôi thức giấc. Bác sĩ bảo
chúng tôi việc đó xảy ra là do lượng đường trong máu thấp nên tôi rơi vào trạng
thái hơn mê. Ông Nói nếu nhà tôi không đánh thức tôi, tôi chắc đã thiếp đi
trong cơn hơn mê mà không tỉnh dậy được.
Bác sĩ chuyên khoa cho tôi về nhà và dặn tôi đừng làm bất cứ việc gì trừ những
việc tôi cần.Tôi rất yếu và bác sĩ không muốn tôi rán sức. Tôi phải nằm trên
giường, và phải ăn sáu lần mỗi ngày, theo những giờ mà bác sĩ quy định cho tôi
ăn.
Tôi làm theo sự chỉ dẫn của bác
sĩ, và tôi cũng bắt đầu uống thuốc. Mới
đầu tôi thấy đỡ hơn, nhưng sau đó lại nặng thêm. Bạn có thể hỏi, “Ủa, sao Anh
Hagin là một người đức tin, và anh ấy dạy về sự chữa lành. Anh ấy không thể cầu
nguyện bởi đức tin cho cơ sao?” Không, anh ấy không thể cầu nguyện bởi đức tin.
Các cơ đốc nhân con trẻ thường được chữa lành qua đức tin của người khác, tuy
nhiên sớm muộn gì, Chúa cũng muốn họ đứng trên đức tin của mình và phải sử dụng
đức tin của mình. Bạn không thể lúc nào cũng cai trị trên đức tin của người
khác.
Vào thời điểm đặc biệt đó, tôi
rất yếu đuối, tôi khó mà sử dụng đức tin cá nhân của mình. Bạn đã từng bao giờ
rơi đến quá yếu đuối không thể nắm giữ lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời Chúa Trời
mà sử dụng đức tin của mình không? Tôi đã ở trong tình trạng đó, vậy nên lúc đầu,
tôi chỉ nằm trên giường đọc Kinh Thánh.
Khi tôi được mạnh mẽ, tôi bắt đầu
đứng trên Mác 1:24, “Vì thế, ta bảo các con, bất cứ điều gì các con cầu nguyện
và nài xin, hãy tin mình đã nhận được thì các con sẽ được như vậy”. Tôi đã cầu
nguyện xin sự chữa lành, nhưng chưa đủ. Mác 1:24 Nói, “.. . Khi các con cầu
nguyện, HÃY TIN MÌNH ĐÃ ĐƯỢC, thì các con sẽ được như vậy". Vậy tôi đã cầu
nguyện, mà tôi cũng phải tin là tôi đã nhận sự chữa lành. Bạn thấy không, bạn
có thể cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện, nhưng nếu bạn không tin là bạn đã
nhận thì bạn sẽ không có gì cả.
Thậm chí sau khi tôi cầu nguyện, tôi cứ tranh chiến với việc lượng đường
trong máu xuống thấp. Hôm nay thì tôi thấy đỡ hơn, rồi hôm sau tôi thấy yếu mệt
nên phải nhà nghỉ ngơi. Đôi lúc tôi không đủ sức đi đến Hơi Thánh nhóm . rước đó,
tôi luôn đi đến Hội Thánh với nhà tôi và
tôi cầu nguyện cũng như hỗ trợ nhà tôi trong các buổi nhóm. Cả hai chúng tôi là
một. Tôi là một phần của nhà tôi, cho dù tôi không phải là một người giảng dạy.
Chức vụ của nhà tôi là chức vụ của tôi, vì chúng tôi là một. Nên tôi luôn hỗ trợ
nhà tôi trong chức vụ.
Lúc đó tôi rất yếu đuối, song tôi tiếp tục sử dụng đức tin của tôi để nhận
sự chữa lành. Như tôi đã Nói, nhà tôi không nhận sự chữa lành thay cho tôi bởi
vì trong nhiều năm tôi đã từng ngồi nghe giảng dạy Lời Chúa trong các buổi nhóm
chữa bệnh. Đáng lý tôi có thể tiến tới mức tự nhận sự chữa lành cho tôi, vậy mà
đức tin của tôi lúc đó không phát triển đủ. Không phải sự chữa lành nào cũng tức
thì. Thật ra, hầu hết sự chữa lành đều từ từ. Đó là lý do bạn phải giữ sự công
bố tích cực luôn. Chớ không phải nay thì bạn công bố, "Bởi những lằn địn của
Ngài tôi đã nhận được sự chữa lành" rồi mai thì lại Nói ngược lại, "Tôi
không biết tôi có được chữa lành hay không". Bạn sẽ không bao giờ nhận sự
chữa lành theo cách đó. Bạn phải giữ vững sự công bố trong Lời Đức Chúa Trời để
đức tin hành động cho bạn.
Bệnh tật trong cơ thể tôi kéo dài khoảng một năm. Lúc đầu tôi thấy đỡ,
nhưng sau thì lại nặng thêm. Thế nhưng, tôi tiếp tục tinậy Chúa nên đức tin của
tôi mỗi ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Một
tối nọ, nhà tôi và tôi có mặt ở buổi nhóm tại Fort Worth, Texas, Chúa lại phán
với tôi. Suốt hôm đó tôi có sự tranh chiến trong tâm trí. Tôi mệt mỏi căng thẳng,
rồi ma quỉ cứ Nói với tôi, Người sẽ chết,
ngươi sẽ chết". Cuối cùng, tôi nổi khùng với ma quỷ và Nói, “Hỡi ma quỷ,
ta sẽ không chết đâu, ta sẽ sống. Lời Đức Chúa Trời phán, ‘.. . Bất cứ điều gì
các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì cáccon sẽ được như vậy.’
Ta tin là ta được lành và sẽ không chết”. Đôi
lúc bạn cũng phải nổi khùng với ma quỷ
và phải đứng vững trên Lời Chúa.
Chiều hôm đó khi chúng tôi đang ngợi khen và thờ phượng Chúa trong buổi nhóm.
Chúa phán với tôi rất ngọt ngào, "Con được lành rồi". Thật là ngọt
ngào và quí báu. Tôi bắt đầu mừng thầm là đức tin tôi đã tăng trưởng tới mức
tôi có thể nhận sự chữa lành. Thật là kỳ diệu khi Chúa phán với bạn, thế nhưng
điều đó không có nghĩa là bạn ngồi im lắng nghe Chúa phán với bạn giống như vậy,
vì Ngài không hề làm như thế. Công việc của chúng ta là đứng trên Lời Chúa, và
công việc của Chúa là thực hiện việc đó. Ngài có thể phán hoặc không phán với chúng
ta. Dầu sao chúng ta luôn luôn có Lời Đức Chúa Trời. Tôi không biết tại sao
Chúa phán với tôi cách đó. Tôi không thắc mắc điều đó, tôi chỉ ngợi khen Ngài.
Tôi hôm đó tôi đi về nhà ngủ ngon lành. Tôi không uống thuốc nữa. Từ ngày đó đến
nay, tôi 1 không gặp phải nan đề giảm lượng đường trong máu nữa. Tuy nhiên, sự
chữa lành của tôi không xảy ra tức thì. Tôi phải mất trên một năm, từ tháng Sáu
cho tới tháng Chín năm sau, để phát triển đức tin nhận sự chữa lành. Thế nhưng,
điều đó cũng không có nghĩa là phải mất một thời gian dài như thế mới được chữa
lành.
Kinh Thánh Nói rằng bởi những lằn địn của Giê-su mà chúng ta đã được
chữa lành rồi (1Phi 2:24). Thế nhưng, Đôi lúc Chúa phải đem bạn tới một vị trí đức
tin mà bạn có thể nhận những gì bạn cần từ Ngài. Đó không phải là cách tốt nhất.
Cách tốt nhất là khi khủng hoảng đến thì ta đã ở 1 tại vị trí đức tin đó rồi.
Đó là lý do việc để Lời Chúa và giữ nó bên trong lòng bạn là điều rất quan trọng.
Rồi khi thử thách hoạn nạn xảy đến, bạn có thể rút sức mạnh từ bên trong để đứng
vững trong đức tin và nhận bất cứ điều gì từ Chúa.
Một số người nghĩ rằng Chúa đặt
bệnh tật trên họ để dạy họ điều gì đó. Thế nhưng Chúa không đặt bệnh tật trên họ.
Đó là công việc của ma quỉ. Ma quỉ tìm cách huỷ diệt đời sống và chức vụ của họ
nếu có thể được, nó có thể dùng bất cứ cách nào, kể cả bệnh tật đau yếu. Ma quỉ
cố bước vào đời sống một người qua mọi cánh cửa nhằm tìm cách đóng lại những gì
Chúa dành cho đời sống người đó.
Tuy nhiên, chúng ta không phải
dung chịu ma quỉ và các công việc của nó. Nếu bạn bị bệnh, Chúa muốn chữa lành
bạn. Chúa không muốn bạn bị bệnh. Nếu ngay bây giờ bạn đang bị bệnh trong cơ thể,
thì đừng có thắc mắc, "Tại sao tôi phải vầy? Tại sao bệnh này đến với tôi?
"Nếu đó là thái độ của bạn, thì tôi đốn trúng phốc cách bạn cảm nhận vì
tôi cũng đã kinh nghiệm điều đó. Nhưng bạn phải vượt mức đó nếu bạn muốn nhận từ
Chúa. Bạn không thể nhận từ Chúa được nếu bạn cứ luôn giữ cảm giác thương hại
và tiếc nuối về mình. Bạn phải tập trung để Lời Chúa trong tâm linh bạn, chớ
không chỉ ở trong cái đầu bạn, thực hiện cho bạn. Mà bạn không thể làm việc ấy
nếu bạn cho phép sự tự thương hại có
trong cuộc đời bạn. Đôi lúc đức tin chúng ta cũng bị nỗi sợ hãi ngăn trở. Mà sợ
hãi là đến từ ma quỉ, chớ không phải từ Chúa. Và nếu bạn để ma quỉ hãm áp bạn,
bạn đang nhường chỗ cho ma quỉ, chớ không phải cho Chúa. Khi bạn ở trong trận
chiến thuộc linh, nếu bạn tin cậy Chúa và nhường chỗ cho Ngài, thì Chúa sẽ giải
cứu bạn. Đức Chúa Trời làm ơn và thành tín với mọi con cái của Ngài, cho dầu bạn
là ai.
Đôi lúc ngay ở giữa hoạn nạn và
thử thách ta mới thật sự biết được ân huệ và sự thành tín của Ngài. Chúa rất là
tốt lành và Ngài yêu chúng ta rất nhiều. Đôi lúc chúng ta không nhận biết Ngài tốt lành thể
nào cho đến khi khủng hoảng xảy đến rồi Ngài cứu giúp chúng ta vượt qua. Đức
Chúa Trời luôn trả lời chúng ta khi chúng ta cứ trung thành với Lời Ngài và tin
cậy Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải bày tỏ mình trung tín với Ngài và Lời Ngài
trong những lúc khó khăn cũng như trong những lúc thuận lợi.
Dù ta có tin hay là không, những
lúc khó khăn sẽ xảy đến. Hoạn nạn và thử thách đến với mọi người lúc này hay
lúc khác. Không ai trong chúng ta trải qua cuộc đời trên tấm thảm hồng. Nhưng nếu
bạn trung tín với Chúa và Lời Ngài, thì khi hoạn nạn thử thách đến, bạn sẽ nhận
được sức mạnh vì bạn có Lời Chúa trong lòng. Lời Chúa không hề qua đi. Vào năm 1984,
tôi đã trải qua một số tranh chiến đức tin vì cớ bệnh tật. Thế nhưng Chúa rất
là thành tín, và Ngài đã giúp tôi vượt qua.
Tôi bị nghẽn tim nên làm tôi rất
đau đớn, và hậu quả là tôi yếu ớt và xơ xác. Khi bác sĩ tiến hành thử nghiệm
cho tôi biết bệnh tình, lúc đầu tôi sợ. Thế nhưng tôi không ngồi đó chờ nhà tôi
cầu nguyện cho tôi mà không sử dụng đức tin của tôi. Vâng, nhà tôi có cầu nguyện
cho tôi, song nhà tôi không nhận được sự chữa lành thay cho tôi. Chính tôi phải
làm việc đó, chỉ tôi với Chúa mà thơi.
Trước khi tôi đến bác sĩ để thử
nghiệm phát hiện bệnh tình, thìtám tháng trước đó tôi rất là yếu. Tôi tưởng tôi
yếu mệt vì chúng tôi quá bận rộn. Những
chiến dịch mùa hè làm cho thời khố biểu chúng tôi rất bận rộn. Cuối cùng tôi
quá yếu không thể tự mình bước qua phòng .Khi tôi đến bác sĩ để khám, ông Nói
tôi bị nghẽn tim nên máu không lưu thông qua phần bên kia của tim. Ông rất là
lo. Ông cho thử nghiệm thêm để xem thử có cần thiết phải mổ hay phải uống thuốc
để trị tình trạng nầy không. Ông bảo tôi
về nhà nằm dưỡng, đừng làm thứ gì nặng cả. Ông Nói tim tôi không chịu nỗi.
Lúc đầu khi bác sĩ Nói tôi tin
đó, tôi đốn là ông thấy tôi trông vẻ sợ
hãi vì ông trích dẫn câu Kinh Thánh này cho tôi, "Vì Thượng Đế chẳng ban
cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần hùng dũng, yêu thương và tự chủ"
(Ti-mô-thê :7). Gặp bác sĩ cơ đốc thì rất tốt. Sau khi ông trích câu Kinh thánh
đó, ông cầu nguyện, lời cầu nguyện rất hay cho tôi. Những người khác cũng cầu nguyện
cho tôi, chúng tôi không thể kể hết ra đây được. Nhà tôi từ văn phòng về đến nhà
nhằm cái ngày tôi nhận giấy chẩn đốn bệnh, nhà tôi hỏi: "Bác sĩ Nói gì em?
Ông ấy cho em biết bệnh gì?" Khi tôi Nói với nhà tôi là tôi bị nghẽn tim,
nhà tôi bổng tái 1 đi, và tôi tưởng nhà tôi sẽ xỉu. Đólà phản ứng đầu tiên của
nhà tôi, nhưng sau đó chúng tôi liền ngửa trông nơi Chúa. Tôi biết nhà tôi mạnh
mẽ trong đức tin và cùng đứng với tôi để
nhận sự chữa lành. Nhà tôi đã cầu nguyện cho tôi và cùng tôi tin ậy Chúa. Thế
nhưng tôi cũng biết tôi cũng phải mạnh mẽ
trong đức tin. Chính tôi cũng biết Đấng Chữa Lành tôi là ai. Điều quan trọng nhất
cần phải biết khi bệnh tật cố tấn công bạn là Giê-su, Đấng chữa lành bạn. Chính
bạn phải biết rõ Chúa Giê-su.
Tôi rất vui sướng là tôi biết được Chúa Giê-su khi sự khủng hoảng đó xảy đến.
Trong nhiều ăm nhà tôi đã có chức vụ chữa
bệnh lớn lao, song tôi vẫn biết nhà tôi không thể nhận sự chữa lành thay
cho tôi. Tôi phải đến với Lời Chúa và tự đứng trên Lời Ngài. Vì vậy tôi bắt đầu
ăn nuốt Lời Chúa cho tâm linh tôi. Nhà tôi đã thâu băng cassette có tựa là
"Những câu Kinh Thánh chữa bệnh". Tôi lắng nghe liên tục, và tôi suy
gẫm Lời Chúa từ sáng đến tối. Tôi gây dựng chính mình trong đức tin. Sự chữa
lành không đến với bạn chỉ vì bạn có đức tin. Bạn phải hành động đức tin của bạn
nữa. Nó phải ở trong lòng bạn, chớ không chỉ ở cái đầu bạn và bạn phải sử dụng
đức tin phù hợp với Lời Chúa. Chỉ tin thơi thì chưa đủ, bạn phải Nói với Chúa điều bạn tin và cũng nói với
ma quỉ điều bạn tin.
Bạn phải NÓI .
Lúc đó chúng tôi có một chiến dịch
sắp xếp tại California. Tôi hứa với bác sĩ là tôi sẽ nghỉ ngơi điều độ, nên cuối
cùng thì ông đồng ý để tôi đi cùng nhà
tôi đến chiến dịch. Ban ngày nhà tôi không để tôi đến buổi nhóm. Tôi ở lại phòng
nghỉ ngơi. Tôi ăn trưa với nhà tôi, rồi chiều thì nghỉ ngơi. Sau đó tôi đi đến buổi
nhóm tối để giúp nhà tôi.
Miễn là tôi ở dưới sự xức dầu của Đức Thánh Linh thì tôi cảm thấy khoẻ.
Nhưng khi sự xức dầu rút khỏi thì cơn đau bắt đầu trở lại. Đôi lúc cơn đau nhức
nhĩi tôi tưởng tôi không đứng thêm được phút nào nữa. Tôi rất yếu không đi đến phòng
được.
Thế nhưng tôi tiếp tục sử dụng đức tin của tôi. Vâng, tôi có nghỉ ngơi vì
tôi có đủ suy nghĩ để biết rằng nếu tôi không nghỉ ngơi, tim tôi không thể đập
tiếp. Nên tôi nghĩ, song tôi không hề ngưng sử dụng đức đức tin của mình. Chắc
chắn, việc sử dụng đức tin là một cuộc chiến, chớ không phải là dễ dàng. Ma quỉ
tìm cách gây chiến với mọi lý do. Dường như ma quỉ nhảy lên vai tôi Nói, "Bấy
giờ ngươi sẽ làm gì? Ngươi là vợ của một tiên tri và đầy tớ có ơn chữa bệnh.
Ngươi sẽ không lành bệnh đâu. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chức vụ chồng
ngươi?" Tôi trả lời, "Điều đó không hề hấn gì với chức vụ của chồng
ta, vì ta sẽ không chết đâu hơn nữa dầu ta
có được lành hay không, Lời Đức Chúa Trời vẫn chân thật".
Ma quỉ thủ thỉ với tôi và cố dùng những lời dối trá của nó làm tôi sợ hãi.
Tôi không ngồi đó khóc lĩc: song tôi chống trả nó. Tôi cứ lắng nghe băng chữa
lành bệnh của của nhà tôi đọc. Tôi cũng đọc Lời Chúa và cầu nguyện, buổi sáng tôi
thức dậy nghe băng Kinh Thánh chữa bệnh đó, tôi đi ngũ tôi cũng nghe nó, tôi lợi
dụng mọi thì giờ mở băng đó nghe và giữ Lời Chúa sống động trong tâm linh tôi luôn.
Đừng bao giờ nghĩ là vì bạn đang đứng trên Lời Chúa thì ma 1 quỉ để bạn
yên thân. Nó không để ạn yên đâu. Nó sẽ liên tục gieo nghi ngờ và vơ tín, cố khiến bạn bỏ cuộc và mất
đức tin. Nhưng đừng bỏ cuộc, Đức Chúa Trời thành tín và Ngài sẽ không hề bỏ bạn
nếu bạn tin cậy Ngài và trung tín với Lời Ngài.
Tôi đã chiến đấu với bệnh tim kể từ tháng Tư. Chúng tôi từ chiến dịch trở về
vào tháng Mười Hai, và tôi dự định trở lại bác sĩ khám nghiệm thêm. Vào một tối
nọ, khi nhà tôi và tôi đang ngồi trong phòng khách ở nhà, tôi bắt đầu suy gẫm
Kinh thánh. Tôi biết rằng để nhận sự chữa lành, Lời Chúa phải ở trong tâm linh
hay tấm lòng tôi, chớ không phải ở trong cái đầu tôi thơi.
Khi tôi đang ngồi trong phòng khách suy gẫm những câu Kinh Thánh cũng như ngẫm
nghĩ về sự tốt lành của Chúa, đột nhiên tôi cảm nhận dường như có một cái gì đó
giống như hai cánh tay đang lồng vào tim tôi. Đó là Đức Thánh Linh, các cánh
tay này nhấc một cái gì đó khỏi tim tôi, rồi đặt nó xuống bên cạnh cái ghế.
Ngay lúc đó tôi biết tôi được lành hồn tồn, dấu hiệu được chữa lành hồn tồn bày
tỏ ra. Khi tôi thầm tạ ơn Chúa về sự tốt lành và tình yêu của Ngài, thì nước mắt
bắt đầu rơi trên Đôi má tôi. Tôi vui sướng vơ cùng. Khi đó tôi đang ngồi trong phòng
khách, tôi được Chúa đụng chạm đến nỗi lúc đầu tôi không thể kể cho nhà tôi
nghe điều gì đã xảy ra. Tôi chỉ có thể chia sớt nổi vui mừng của mình với Chúa,
vì chính Ngài là Đấng chữa lành tôi. Nhà tôi vẫn đang ngồi trong phòng khách với tôi, đang xem tin tức buổi tối trên
truyền hình. Sau đó, khi chúng tôi đi xuống phòng ngủ tôi Nói, "Anh yêu,
em có điều muốn Nói với anh". Tôi Nói với nhà tôi là tôi đã được chữa lành
hồn tồn, và chúng tôi cùng vui mừng vềnhững
gì Chúa đã làm.
Tôi trở lại bác sĩ khám nghiệm thêm, và sau đó một tuần y tá gọi điện cho
tôi biết kết quả. Bà Nói với tôi, "Cơ Hagin, tất cả kết quả xét nghiệm của
cơ điều ngược lại". Sau đó bác sĩ muốn tôi và nhà tôi đến phòng khám gặp ông.
Bác sĩ nhìn tôi rồi Nói, "Tôi muốn cơ biết là tim cơ không có trục trặc
gì, hồn tồn lành lặn. Cơ không uống thuốc, giải phẫu gì nữa. Tim cơ khoẻ mạnh
và cơ hãy Nói với người ta là bác sĩ bảo vậy".
Bác sĩ của chúng tôi là một Cơ
Đốc Nhân và ông đã chứng kiếnnhiều bệnh nhân được chữa lành qua sự giúp đỡ của
thuốc men và lời cầu nguyện. Thế nhưng ông Nói với chúng tôi rằng sự chữa lành của
chúng tôi là phép lạ thuần tuý đầu tiên mà cá nhân ông đã từng chứng kiến.
Có người hỏi, "Cơ có hồi
hộp khi cơ trở lại bác sĩ khám nghiệm tiếp
không?" Không. Tôi không hồi hộp hay sợ hãi gì cả, vì tôi biết Chúa đã chữa
lành hồn tồn. Tôi biết Lời Chúa là chân thật và Ngà đã đụng chạm tôi, nên không
ai có thể nói khác đi được.
Tôi biết trong lòng lá tôi được chữa lành và không ai cất đi sựbiết chắc đó của
tôi. Tuy nhiên, tôi được chữa lành không phải là vì tôi ở trong chức vụ hay tôi
là vợ của tiên tri và của người có ơn chữa
bệnh. Nếu tôi chỉ ngồi yên và không đặt Lời Chúa trong tâm linh tôi thì tôi
không thề nhận được sự chữa lành. Đúng! Đức Chúa Trời luôn luôn chữa lành cho
chúng ta. Thế nhưng chúng ta cũng dự phần vào đó. Như tôi đã Nói, nếu chúng ta
trung tín với Lời Chúa, Ngài sẽ thành tín với ta. Ngược lại nếu ta không tôn trọng
lời Ngài và đứng trên lời Ngài, Ngài sẽ không có gì để làm ứng nghiệm trong đời
sống chúng ta.
Nhiều người không để thì giờ với
Lời Chúa. Họ không giấu Lời Chúa trong lòng (Thi 19:11), nên khi khủng hoảng xảy
đến, họ không đủ sức. Vâng một số người nhận sự chữa lành tức thì và phép lạ tức
thì vì Chúa thương xót. Song hầu như luôn luôn, các sự chữa lành không đến tức
thì. Vậy hãy khôn ngoan biết cách đứng vững trên Lời Chúa và sử dụng đức tin cá
nhân của mình.
Đức Chúa Trời không bao giờ đặt
bệnh tật trên con người, vàNgài không hề phán, "Hãy đợi" khi mà bạn
xin Ngài chữa lành. Chúa khi nào cũng sẵn sàng chữa lành và ban phước cho dân sự
Ngài. Mà nhiều khi Chúa phải đem chúng ta tới chỗ chúng ta có đức tin trước khi
Ngài hành động trong đời sống chúng ta như Ngài muốn. Ngài phải dự bị chúng ta
để nhận lãnh từ Ngài vì mọi thứ chúng ta nhận lãnh từ Ngài đều bởi đức tin, và thật
sự thì không Còn cách nào khác.Đó là lý do việc để Lời Chúa chiếm vị trí hàng đầu
trong đời sống bạn là điều rất quan trọng.
Đừng chờ khi khủng hoảng hay
thử thách hoạn nạn xảy đến thì lúc đó mới bắt đầu để Lời Chúa trong lòng vì lúc
đó có thể quá trễ. Tuy nhiên, nếu bạn trung tín với Chúa và lời Ngài, Ngài sẽ
đem bạn qua mọi hoạn nạn thử thách.1 Việc trung tín với Chúa và Lời Ngài không
phải lúc nào cũng dễ. Nhiều lần trong đời sống tôi, tôi nghĩ tôi làm theo cách
cách của tôi hay bỏ cuộc, không vâng theo những gì Chúa bảo mình làm thì dễ
dàng hơn. Hiện giờ nhiều người trong các bạn có thể cảm nhận theo cách đó. Bạn
có thể đang đối diện với những hoạn nạn thử thách mà bạn nghĩ bạn không thể đắc
thắng. Có thể bạn đang nghĩ, Chiến đấu như thế thì thật là khó quá. Tôi không thể
tiếp tục được. Nhưng đừng bỏ cuộc, không gì quá khó cho Chúa. Nó có thể là quá
khó đối với sức riêng bạn. Thế nhưng, không gì bất năng với Chúa. Vậy hãy để mắt
nơi Chúa Giê-xu. Dù gì đi nữa 1 thì Ngài là Đấng giúp bạn vượt qua. Tự bạn không
thể làm được. Nhưng nếu bạn trung tín với Chúa và làm những gì Ngài bảo bạn làm,
câu trả lời sẽ luôn luôn đến.
Vâng, bạn phải dự phần trong việc
nhận phước của Chúa. Bạn phải trung tín với Chúa và Lời Ngài. Mà không có gì
thoả nguyện trong cuộc đời hơn là cứ trung tín với Chúa và trung tín đặt Lời
Chúa trong lòng bạn. Sau đó bạn có thể làm những gì Chúa bảo bạn và trở thành
nguồn phước cho người khác. Bạn sẽ không hề hối tiếc về chuyện cứ trung tín với
Chúa cũng như với ý muốn và chương trình của Ngài cho đời sống bạn vì phần thưởng
sẽ luôn luôn đến với những ai trung tín.
Nhà tôi đã thường Nói rằng nếu
bạn cứ bám vào những chỗ khó của cuộc đời thì cuối cùng bạn sẽ nghỉ ở đỉnh núi.
Bởi ân huệ của Chúa, nhà tôi và tôi đã bám vào những chỗ khó. Chúng tôi cứ
trung tín với chương trình của Chúa cho đời sống chúng tôi. Có một cái giá phải
trả để bám trụ khi gặp nhữnglúc khó khăn nhưng chúng tôi vui lòng trả giá.
Chúng tôi luôn luôn kể hầu việc Chúa và hồn thànhchương trình của Ngài cho đời
sống chúng tôi là một đặc quyền. Và chương trình đó vẫn tiếp tục mở ra. Chúng
tôi thích thú về tưông lai mở ra cho chúng tôi vì chúng tôi đang hầu việc một Đức
Chúa Trời thành tín. Và chúng tôi biết ơn về ân huệ và sự thành tín 1 của Ngài
trong quá khứ mà Ngài đã ban quyền năng cho chúng tôi để hồn tất trong chức vụ.
Tại mỗi một giai đoạn trong chức vụ chúng tôi, chúng tôi không hiểu hết mọi sự
mà Chúa đã hoạch định cho chúng tôi. Thế nhưng, chúng tôi bước theo Chúa từng
bước, cứ xem Ngài là Đấng thành tín. Và chúng tôi khám phá ra rằng ân huệ của Ngài
lớn hơn bất cứ cái giá nào mà chúng ta phải trả.
Dịch xong 6/4/1996
Hiệu đính 5/7/07
ANH-RÊ
“Thương em anh dịch sách này Món
quà gởi gắm tâm tình Cha ban” (MBH)
CHỨC VỤ MÙA GẶT GIỚI THIỆU Trong
cuốn sách Ân Huệ Lớn Hơn Giá Trả này, bà Oretha Hagin chia sẻ những hiểu biết
quý báu từ hơn năm mươi năm trong chức vụ hầu việc Chúa với chồng bà là mục sư
nổi tiếng Kenneth Hagin. Bạn sẽ cảm kích những lời chia sẻ nồng ấm của bà
Oretha về những nan đề và thử thách mà ông bà đã trải qua trong chức vụ và thể
nào Đức Chúa Trời giúp họ vượt qua hếtthảy.
Bạn sẽ được cảm động qua cách
mà bà Oretha khiêm nhu tiếp nhận ân sủng của Chúa trong những chỗ khó khăn với
lòng tin cậy Chúa đơn sơ và tuyệt đối. Câu chuyện của bà là một lời chứng về ân
sủng phong phú của Đức Chúa Trời dành cho con cái của Ngài! Bà Oretha là vợ của
cố mục sư Kenneth E. Hagin, nhà sáng lập và là chủ tịch chức vụ Kenneth Hagin
Ministries và Trường Kinh Thánh RHEMA Bible Training Center.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.