Posted at 10/16/2019 03:25:00 CH | in
Bài Giảng
Sáng
thế ký 1:9-10: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời
phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Đức Chúa
Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời
thấy điều đó là tốt lành”.
BỐ CỤC:
D.
Ngày thứ ba (Phần 1): Dựng nên các nguồn nước (Biển, Hồ,
Sông) và đất khô (đại lục, quần đảo), 1:9-10
1
Lời của Đức Chúa Trời dựng nên các nguồn nước và đất khô (câu 9)
2
Đức Chúa Trời đặt tên cho đất khô là Đất và các nguồn nước là Biển (câu
10a)
3Đức
Chúa Trời thấy sự sáng tạo của Ngài là "tốt lành" — làm trọn chức
năng của nó (câu 10b)
SÁNG
THẾ KÝ:PHẦN I
SỰ DỰNG NÊN CÁC TỪNG TRỜI VÀ ĐẤT, 1:1-2:3
D.Ngày
thứ ba (Phần 1): Dựng nên các nguồn nước (Biển, Hồ, Sông) và
đất khô (đại lục, quần đảo), 1:9-10
(1:9-10) Phần giới thiệu — Đất, Thuở Nguyên
Sinh: hãy nhớ lại đất giống với điều gì đã. Toàn bộ địa cầu bị nước
bao phủ. Những lượn sóng khổng lồ, khuấy đảo ào đến trên bề mặt địa cầu. Địa
cầu bị phủ lấy với các đám mây và lớp sương mù dày đặc. Rất khó nhìn thấy ở một
khoảng xa xa bất cứ điều gì có ở trên đất. Nhưng vào ngày thứ hai của sự sáng
tạo, Đức Chúa Trời đã đưa vào vận hành các luật lệ vật lý khiến cho những đám
mây và sương mù rời khỏi đất và treo trên khoảng không ở bên trên. Đức Chúa
Trời đã dựng nên khoảng không, nghĩa là, bầu khí quyển, khoảng không gian, sự
mở rộng, bầu trời trong sáng bên trên đất. Nhưng hãy chú ý: rõ ràng, địa cầu
vẫn còn bị các đám mây dày đặc bao phủ lấy treo bên trên đất vài trăm feet. Vẫn
rất khó nhìn thấy mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao trên không gian bên
ngoài (xem chú thích — Sáng thế ký 1:14-19 để thảo luận). Thêm nữa,
chưa có đất khô nào hết — chưa có đại lục, chưa có đảo — không có đất đai nào
nhìn thấy được. Chỉ có những làn sóng nước gầm rống bao phủ bề mặt địa cầu.
Giờ đây, ngày thứ ba của sự sáng tạo sẵn sàng được mở ra. Bây giờ Đức Chúa Trời
sẵn sàng dựng nên các luật lệ vật lý sẽ khiến cho đất khô xuất hiện và sẽ cung
ứng nước, rau cỏ để nâng đỡ sự sống ở trên đất. Đây là "Ngày
Thứ Ba (Phần 1): Sự dựng nên các nguồn nước (biển, hồ, sông) và Đất Khô (Đại
lục, Quần đảo)". Đức Chúa Trời cũng dựng nên sự sống thực vật vào ngày thứ ba,
nhưng điều nầy sẽ được thấy trong phần bố cục kế đó.
1. Lời của Đức Chúa Trời dựng nên các nguồn nước và đất khô (câu
9).
2. Đức Chúa Trời đặt tên đất khô là Đất và các nguồn nước là Biển (câu
10).
3. Đức Chúa Trời thấy sự sáng tạo của Ngài là "tốt lành" —
làm tròn chức năng của nó (câu 10).
1.
(1:9) Đất — Biển — Sự sáng tạo: Lời của Đức Chúa Trời dựng
nên các nguồn nước và đất khô. Một lần nữa, hãy vẽ lại địa cầu. Toàn bộ bề mặt
của nó hoàn toàn bị chìm trong những làn sóng nước rầm rộ. Không có một đảo nhỏ
nào, chưa có một đỉnh núi nào, mọc lên trên mặt nước. Không có một chỗ đất nào
được thấy rõ. Mọi đất đai bị nhúng chìm dưới những làn nước ào ạt. Địa cầu
chẳng gì khác hơn một đại dương mênh mông.
Hãy tưởng tượng bối cảnh xem.
+Quyền phép nào, sức mạnh khổng lồ nào, có khả năng đánh vào địa cầu và tái nắn
đúc bề mặt của nó?
+Năng lực nào có khả năng tạo ra mọi đại lục với
những dãy núi đồ sộ và cao như tháp đẩy lùi mọi đại dương? Quyền phép nào có
thể đốt cháy và nhấc lên các đại lục và núi non cả ngàn ngàn feet rồi khiến nó
cứ trụ mãi lại ở đó? Năng lượng khổng lồ nào có khả năng tạo ra một sự tái nắn
đúc lại lớp vỏ của địa cầu?
+Quyền phép nào có thể tạo ra mọi quần đảo và
các độ cao của chúng để nổi lên và nhô cao khỏi mặt nước? Sức mạnh khổng lồ nào
có thể tạo ra một sự tái nắn đúc lớp vỏ của địa cầu?
+Sức mạnh đáng sợ nào có thể tạo ra mọi hốc núi, đường nứt, trũng
thấp, và hang động — mọi đáy dành cho sông rạch, hồ ao, và các đại dương — để
hình thành, tiếp nhận và giữ tất cả nước bao phủ bề mặt địa cầu?
Sức mạnh nào có thể tạo ra một sự tái nắn đúc lớp vỏ của địa cầu như thế? Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán. Ngài truyền cho nước phải gom lại còn đất khô
phải hiện ra. Khi Đức Chúa Trời truyền, những chấn động to lớn đã diễn ra trên
khắp cả đất.
+ Những vụ nổ núi lửa đã khiến cho cả đất phải bốc cháy rồi nhô lên khỏi nước.
+ Nhiều chỗ trũng được dựng nên ở lớp vỏ của địa cầu: những chỗ trũng được dựng
nên để tiếp nhận và giữ lấy những gì dường như là các đại dương mênh mông nước
trọng tải vô hạn.
Mục đích là đây: Đức Chúa Trời dựng nên biển và đất khô của địa cầu. Các nguồn
nước (đại dương, hồ ao, sông rạch) và đất khô không những xảy
ra do cơ hội. Các đại lục và đại dương của địa cầu chưa tồn tại vì cớ một số
luật lệ đời đời hay vật lý tĩnh học, các luật lệ vật lý tạo ra nước và cai quản
những vụ nổ núi lửa và các chỗ trũng trong lớp vỏ của địa cầu. Bất cứ luật lệ
vật lý nào tạo ra những vụ nổ núi lửa và các chỗ trũng — bất cứ sức mạnh thuộc
thể nào tồn tại có quyền phép ấy —những luật lệ hay sức mạnh đó đều đã được Đức
Chúa Trời dựng nên. Mọi điều luật vật lý đều đã được chuyển thành hiện thực bởi
Đức Chúa Trời. Mọi điều luật vật lý được dựng nên và được Đức Chúa Trời đưa vào
vận hành. Các chấn động to lớn nơi lớp vỏ của địa cầu đã xảy ra vì Đức Chúa
Trời đã truyền cho bề mặt địa cầu phải được tái nắn đúc trở lại.
+ Đức Chúa Trời truyền cho nước phải gom lại ở một chỗ. ("một
chỗ" có ý nói tới những chỗ sâu, hẽm núi, và các chỗ thấp của lớp vỏ địa
cầu).
+ Đức Chúa Trời đã truyền cho đất khô phải nổi lên trên trong các vụ nổ khổng
lồ.
Đức Chúa Trời đã phán. Đức Chúa Trời phán: "Những nước ở
dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra " (Sáng thế
ký 1:9). Và hãy chú ý những gì đã xảy ra: "thì
có như vậy" (Sáng thế ký 1:9). Nhiều
chỗ đất khô của địa cầu với những đỉnh núi cao như tháp cùng những nơi cao đã
nhô lên trong chỗ trũng lớn lao nhất, và trong biển — hàng triệu triệu tấn — ùa
vào những chỗ sâu và hẽm hóc của địa cầu.
Tư
tưởng 1. Kinh thánh cung ứng một phần mô tả rất sinh động những gì đã
xảy ra, một minh họa cụ thể cho quyền phép của Đức Chúa Trời đã làm một việc
đáng kinh ngạc như thế:
"Hỡi Đức Giê-hô-va, bởi lời hăm he của Ngài, Bởi gió xịt ra
khỏi lỗ mũi Ngài, Đáy biển bèn lộ ra, Và các nền thế gian bị bày tỏ" (Thi
thiên 18:15).
"Ngài sáng lập đất trên các nền nó; Đất sẽ không bị rúng
động đến đời đời. Chúa lấy vực sâu bao phủ đất như bằng cái áo, Nước thì cao
hơn các núi. Chúa hăm dọa, nước bèn giựt lại; Nghe tiếng sấm Chúa, nước lật đật
chạy trốn. Núi lố lên, trũng sụp sâu xuống chốn mà Chúa đã định cho nó"
(Thi thiên 104:5-8).
"Định bờ cõi cho biển, Để nước không tràn phạm điều răn của
Ngài, và khi Ngài lập nên trái đất" (Châm ngôn 8:29).
"Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đấng làm
cho biển động, sóng bổ ầm ầm. Đức Giê-hô-va vạn quân là danh Ngài" (Êsai
51:15).
"Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run
rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh
đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển
dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó" (Giêrêmi 5:22).
Tư
tưởng 2. Những nguồn nước của địa cầu tỏ ra sự khôn ngoan và quyền phép
lạ lùng của Đức Chúa Trời. Các nguồn nước hết thảy đều đan dệt chéo với nhau.
Chúng ở dưới hay ở trên đất, nhưng do lớp bùn lắng, triều dâng, và sự bay hơi,
hết thảy chúng đều có một nguồn và chỗ dự trữ chung. Chỉ có sự khôn ngoan và
quyền phép của Đức Chúa Trời mới có thể nối kết và làm cho các nguồn nước của
địa cầu tương tác với nhau.
"Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi
mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa" (Truyền đạo 1:7).
Tư
tưởng 3. Các nguồn nước của sự sáng tạo thường được sử dụng trong Kinh
thánh để làm biểu tượng cho cả sự sống, các thử thách và các tai họa trong cuộc
sống.
1) Có một hình ảnh về nước sự sống.
"Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-tem cho các ngươi
ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày
Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng
lửa" (Mathiơ 3:11).
"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng
ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào
nước Đức Chúa Trời" (Giăng 3:5).
"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của
Đức Chúa Trời, và biết người nói: "Hãy cho ta uống" là ai, thì chắc
ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống" (Giăng
4:10).
"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn
khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ
thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời" (Giăng
4:13-14).
"Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa
Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ
nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh
đã chép vậy" (Giăng 7:37-38).
2) Có một hình ảnh về các thử thách và những tai họa trong cuộc sống.
"Vực gọi vực theo tiếng ào ào của thác nước Chúa; Các lượn
sóng và nước lớn của Chúa đã ngập tôi. Dầu vậy, ban ngày Đức Giê-hô-va sẽ sai
khiến sự nhân từ Ngài; Còn ban đêm bài hát Ngài ở cùng tôi, tức là bài cầu
nguyện cùng Đức Chúa Trời của mạng sống tôi" (Thi thiên 42:7-8).
"Tôi lún trong bùn sâu, nơi không đụng cẳng; Tôi bị chìm
trong nước sâu, dòng nước ngập tôi. Tôi la mệt, cuống họng tôi khô; Mắt tôi hao
mòn đang khi trông đợi Đức Chúa Trời tôi ... Xin hãy cứu tôi khỏi vũng bùn, kẻo
tôi lún chăng; Nguyện tôi được giải thoát khỏi những kẻ ghét tôi, và khỏi nước
sâu. Nguyện dòng nước không ngập tôi, vực sâu chớ nhận tôi, hầm không lấp miệng
nó lại trên tôi" (Thi thiên 69:2-3, 14-15).
2. (1:10) Đất
— Biển — Sự sáng tạo: Đức Chúa Trời đặt tên đất khô là Đất và
các nguồn nước là Biển. Hãy chú ý, không phải con người
đặt tên cho đất khô và biển, mà là Đức Chúa Trời. Điều nầy rất quan trọng; nó
có ý nói rằng Đức Chúa Trời làm chủ cả đất và biển. Ngài là Chủ Nhân, Chúa Tể
của cả đất và các đại dương của địa cầu. Là Chủ Nhân của hành tinh địa cầu,
chính quyền hành của Ngài, đặc quyền của Ngài, gọi chúng theo ý Ngài muốn. Và
Đức Chúa Trời chọn đặt tên cho đất khô là Đất và các nguồn nước là Biển.
Tư
tưởng 1. Con người chỉ là người được ủy thác trông coi đất đai và các
nguồn nước của địa cầu. Con người là người được ủy thác tạm thời, một người
được ủy thác nhất thời đến nỗi con người, như một cá thể, sống chỉ 70 hay nhiều
năm hơn — hầu hết — tai họa hay bịnh tật nào đó cướp lấy sự sống của người đi.
1) Con người phải coi chừng đất khô và các nguồn nước của địa cầu và cẩn thận
chăm sóc chúng. Con người phải bảo toàn cả đất đai và nguồn nước của địa cầu.
Đất đai và nguồn nước thuộc về Đức Chúa Trời, chớ không thuộc về con người. Đức
Chúa Trời buộc con người chịu trách nhiệm về phương thức họ sử dụng các nguồn
dự trữ của hành tinh địa cầu.
"Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước
ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều
thuộc về ta" (Xuất Êdíptô ký 19:5).
"Đất không được đoạn mãi; vì đất thuộc về ta, các ngươi ở
cùng ta như kẻ khách ngoại bang và kẻ kiều ngụ" (Lêvi ký 25:23).
"Nhưng tôi là ai, và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức
dâng cách vui lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật
chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa" (I Sử ký 29:14).
"Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó,
đều thuộc về Đức Giê-hô-va" (Thi thiên 24:1).
2) Đức Chúa Trời làm chủ và giám sát cả đất đai và đại dương. Vì lẽ đó, Đức
Chúa Trời có quyền chăm sóc con người khi con người sống trên đất và đại dương.
Đức Chúa Trời có thể sử dụng đất đai và đại dương của Ngài để tiếp trợ cho con
người. Ngài cũng có thể giải cứu con người qua những nguy hiểm và giông bão
hành hại ngang qua cả đất và đại dương.
"Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và
đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những
điều ta đã hứa cùng ngươi" (Sáng thế ký 28:15).
"Đức Chúa Trời ôi! xin thương xót tôi, xin thương xót tôi,
Vì linh hồn tôi nương náu nơi Chúa! Phải, tôi nương náu mình dưới bóng cánh của
Chúa, cho đến chừng tai họa đã qua " (Thi thiên 57:1).
"Đấng gìn giữ Y-sơ-ra-ên không hề nhắp mắt, cũng không buồn
ngủ" (Thi thiên 121:4).
"Vì Ngài là nơi bền vững cho kẻ nghèo, đồn lũy cho kẻ thiếu
thốn trong lúc khó khăn, chỗ đụt cho khỏi bão, chỗ bóng mát cho khỏi nắng, khi
những kẻ cường bạo thổi hơi ra như bão, xông vào tường thành" (Êsai 25:4).
"Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức
Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu
công bình ta mà nâng đỡ ngươi" (Êsai 41:10).
"Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi
lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn
lửa chẳng đốt ngươi" (Êsai 43:2).
3. (1:10) Đất
— Biển — Sự sáng tạo: Đức Chúa Trời thấy rằng sự sáng tạo của Ngài là "tốt
lành" — đất khô và biển làm tròn chức năng của chúng. Cụm
từ "tốt lành" có ý nói đất khô và các
nguồn nước của địa cầu đều có giá trị: chúng có một mục đích rất đặc biệt khi
được dựng nên. Đâu là các mục đích mà vì đó đất và biển đã được dựng nên?
+ Để cung ứng một chỗ cho cả con người và động vật sinh sống, cả động vật trên
đất và trong biển
+ Để cung ứng một chỗ cho đồ ăn mọc lên và cho nước để tụ lại và tuôn tràn hầu
cho sự sống sẽ được nâng đỡ trên hành tinh địa cầu.
Tư
tưởng 1. Con người mắc nợ sự sống của mình, sự hiện hữu của mình, đối
với Đức Chúa Trời. Chính đất và biển — mọi sự Đức Chúa Trời dựng nên — để giữ
cho con người sống động. Không có bàn tay sáng tạo của Đức Chúa Trời dựng nên
đất và biển, con người không thể tồn tại được.
Tư
tưởng 2. Sự dựng nên đất và biển là một món quà tuyệt vời nhất đến từ
Đức Chúa Trời.
+ Đất cung ứng cho con người một chỗ để sống và để sản xuất thực phẩm để ăn.
+ Các nguồn nước cung ứng cả nước để uống và thực phẩm để ăn.
+ Cả đất và biển đều cung ứng thật đa dạng và thêm vào lợi ích và vẻ đẹp nhà
cửa của con người trên hành tinh địa cầu.
"Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó; Còn đất khô,
tay Ngài cũng đã nắn nên nó. Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống
trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi!" (Thi thiên 95:5-6).
"Người trả lời rằng: Ta là người Hê-bơ-rơ, và ta kính sợ,
Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời trên trời, Ngài đã làm nên biển và đất
khô" (Giôna 1:9).
Tư
tưởng 3. Một vài việc sẽ khích lệ con người phải ngợi khen Đức Chúa
Trời.
+ Sự tiếp trợ đất khô giống như một ngôi nhà.
+ Sự tiếp trợ đất khô làm cho nhiều thứ lớn lên để cung ứng thực phẩm, vẻ đẹp
và sự đa dạng.
+ Sự tiếp trợ nước để uống.
+ Sự tiếp trợ nước để cung ứng đồ ăn, đầu tư buôn bán, vẻ đẹp, và sự tái tạo.
Tư
tưởng 4. Đức Chúa Trời biết con người phải có nước để uống và đất khô
giống như một ngôi nhà để nâng đỡ sự sống mình ở trên đất. Cũng một thể ấy về
mặt thuộc linh.
1) Con người phải có nguồn nước thuộc linh, nước hằng sống của Đấng Christ để
sống đời đời với Đức Chúa Trời.
"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của
Đức Chúa Trời, và biết người nói: "Hãy cho ta uống" là ai, thì chắc
ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống .... Đức Chúa
Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ
cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó,
văng ra cho đến sự sống đời đời" (Giăng 4:10, 13-14).
Hãy chú ý 5 phương diện về nước hằng sống của Đấng Christ.
+ Nước hằng sống ra từ Đấng Christ. Ngài, và chỉ một mình Ngài, là nguồn của
nó.
+ Nước hằng sống giữ cho người ta không bị khát mãi. Sự khao khát bề trong của
người đã q qua đi cho đến đời đời. Cơn khát bị dập tắt và được làm cho thỏa mãn
trọn vẹn.
+ Nước hằng sống là "giếng nước" đặt
trong con người. "Giếng nước" không đặt ở bên ngoài con
người, không đặt ở đâu khác ngoài thế gian, không đặt trong nhà cửa, nhà thờ,
câu lạc bộ, đất đai, ao hồ, hay trong sở làm của con người. Nước ấy được đặt
trong con người.
+ Nước hằng sống tuôn chảy và tiếp tục tuôn chảy, tuôn tràn ra mãi mãi. Nước ấy
luôn luôn ở trong sự chuyển động.
+ Nước hằng sống tuôn chảy cho đến sự sống đời đời. Nó sẽ không bao giờ dứt.
"Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa
Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ
nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh
đã chép vậy" (Giăng 7:37-38).
"Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến
những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng"
(Khải huyền 7:17).
"Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và
Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự
sống mà ban cho nhưng không" (Khải huyền 21:6).
"Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng
hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống
cách nhưng không" (Khải huyền 22:17).
“Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa; Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy
sự sáng" (Thi thiên 36:9).
"Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự
cứu" (Êsai 12:3).
"Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào
không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần
tiền, không đòi giá" (Êsai 55:1).
"Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt đưa ngươi; làm cho ngươi no lòng
giữa nơi khô hạn lớn; làm cho cứng mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng
tưới, như nước suối chẳng hề khô vậy” (Êsai 58:11).
2) Con người phải nhìn qua bên kia địa cầu hay hư nát nầy
đến quê hương đời đời của trời mới đất mới để sống đời đời với Đức Chúa Trời.
"Vả, ấy chẳng phải bởi luật pháp mà có lời hứa cho
Áp-ra-ham hoặc dòng dõi người lấy thế gian làm gia nghiệp, bèn là bởi sự công
bình của đức tin" (Rôma 4:13).
"Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa
Trời đã xây cất và sáng lập" (Hêbơrơ 11:10).
"nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở
trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của
họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành" (Hêbơrơ 11:16).
"Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa
Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm
lại" (Hêbơrơ 12:22).
"Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi,
nhưng chúng ta tìm thành hầu đến" (Hêbơrơ 13:14).
"Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các
từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất
cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả. Vì mọi vật đó phải tiêu tán
thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào,
trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng
trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo
lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn
ở" (II Phierơ 3:10-13).
"Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và
đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành
thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa
soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng
lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài
người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở
với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết
,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã
qua rồi" (Khải huyền 21:1-4).
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.