Tro Thanh Nguon Phuoc
Trở Thành Nguồn Phước. Lời Kinh Thánh: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. (Sáng thế ký 12:1-3)

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

VŨ TRỤ CÓ BIẾT CHÚNG TA SẼ CÓ MẶT KHÔNG?

Posted at  4/17/2013 10:59:00 CH  |  in  Khoa Học và Niềm Tin





NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Thưa giáo sư, tối hôm qua tôi nằm mơ về một kỳ nghỉ thật xa hoa. Trong giấc mơ đó, khách sạn tôi ở cung ứng cho tôi mọi thứ tôi ưa thích.

GIÁO SƯ:   Nghe hấp dẫn quá. Anh kể thêm đi.

GIÁO SƯ:  Tiến sĩ triết học người Anh, giáo sư danh dự Antony Flew mở đầu chương tiếp theo: “Hãy tưởng tượng bạn bước vào phòng khách sạn trong kỳ nghỉ kế tiếp của mình. Chiếc máy đĩa đặt trên chiếc tủ nhỏ cạnh giường ngủ đang chơi một bản trong đĩa nhạc yêu thích của bạn. Hoa văn trên đầu giường giống hệt như hoa văn phía trên lò sưởi ở nhà bạn. Cả căn phòng phảng phất mùi hương bạn thích. Bạn lắc đầu kinh ngạc và đánh rơi hành lý xuống sàn.”

Ông tiếp: “Khi mở tủ lạnh ra, bạn ngạc nhiên nhìn vào những thứ được chứa bên trong. Những loại nước uống bạn ưa thích. Thậm chí cả nhãn hiệu nước đóng chai bạn thích.

“Bạn nhìn kỹ quanh căn phòng. Bạn để ý thấy trên bàn là cuốn sách mới nhất của tác giả bạn yêu thích. Bạn mở ti-vi lên; kênh ưa thích của bạn đã được chỉnh sẵn.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Ông ấy đang minh họa cho điều gì vậy?

GIÁO SƯ:   Ông tiếp: “Nhiều khả năng là, với mỗi khám phá mới về căn phòng tuyệt vời của mình, bạn càng có xu hướng ít tin rằng tất cả những điều đó chỉ là tình cờ hơn, phải không? Có thể bạn tự hỏi làm thế nào mà người quản lý khách sạn biết được những thông tin chi tiết như vậy về mình. Có thể bạn lấy làm lạ về sự chuẩn bị quá kỹ càng của họ. Thậm chí có thể bạn kiểm tra lại xem tổng cộng bạn phải trả bao nhiêu. Nhưng chắc chắn bạn có khuynh hướng tin rằng có người biết bạn sẽ đến!”

Đó chính là cách giáo sư Flew giới thiệu chương sách có tựa đề “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?” Đây là chương sáu của cuốn sách mà vị giáo sư từng là một người vô thần này viết: Có Một Đức Chúa Trời.

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Ông ấy có ngụ ý gì khi đặt tựa “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?”

GIÁO SƯ:  Ông ấy giải thích: “Hình ảnh về kỳ nghỉ đó là một sự so sánh vụng về, hạn chế với cái gọi là tranh luận về sự tinh chỉnh. Sự phổ biến gần đây của tranh luận này đã làm nổi bật một phương diện mới của các quy luật tự nhiên.” 

Tựa đề của chương này lấy cảm hứng từ phát biểu của nhà vật lý Freeman Dyson [FREE-man DY-sun]: “Càng xem xét vũ trụ và nghiên cứu những chi tiết trong thiết kế của nó, tôi càng tìm được nhiều bằng chứng cho thấy theo một ý nghĩa nào đó vũ trụ đã biết trước chúng ta sẽ có mặt.” 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Tôi nghĩ là tôi hiểu. Các quy luật tự nhiên dường như đã được lựa chọn cẩn trọng để tạo thành một vũ trụ nơi sự sống có thể tồn tại. 

GIÁO SƯ:   Khi các nhà khoa học nghiên cứu những quy tắc vật lý căn bản nhất, họ nhận ra rằng thậm chí nếu giá trị của một trong số các hằng số vật lý cơ bản chỉ khác đi một chút thôi, thì không hành tinh nào có khả năng chứa đựng sự sống con người có thể được hình thành.  

Hai trong số rất nhiều ví dụ là vận tốc của ánh sáng và khối lượng hạt điện tử. Chúng phải ở tình trạng thật chính xác, nếu không sự sống trên Trái Đất không thể tồn tại được. 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:    Nếu tôi hiểu đúng, thì có rất ít các nhà khoa học cho rằng sự tinh chỉnh này chỉ hoàn toàn là kết quả của những nhân tố ngẫu nhiên xảy ra trong cùng một vũ trụ đơn độc. 

GIÁO SƯ:   Anh đúng rồi đấy. Vì vậy họ cố giải thích sự tinh chỉnh này theo một trong hai cách. Một số nhà khoa học nghĩ có thể vũ trụ của chúng ta không phải là vũ trụ duy nhất. Họ suy diễn về khả năng có nhiều vũ trụ, hay đa vũ trụ. Họ giả thuyết rằng có thể có nhiều vũ trụ cùng bắt đầu phát triển nhưng bị sai lệch trong một số chi tiết nào đó và không hoàn thiện được, còn vũ trụ của chúng ta đã may mắn hơn.

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Giáo sư nói có hai cách giải thích có thể áp dụng để có sự chính xác cao độ cho phép sự sống tồn tại. Cách giải thích kia là gì?

GIÁO SƯ:  Nhà lý luận khoa học John Leslie [LES-lee] lập luận trong cuốn sách Những trí tuệ vô hạn của mình rằng, cách giải thích tốt nhất cho sự tinh chỉnh đó là sự tạo dựng thần thánh. Ông nghĩ ý kiến về một Đức Chúa Trời khôn ngoan có lý hơn ý kiến về những vật chất vô tri tự kết hợp với nhau theo những cách cực kỳ chính xác. Ông nói không một ví dụ nào về sự tinh chỉnh thuyết phục được ông, nhưng ông đã bị thuyết phục bởi sự thật rằng những tranh luận này tồn tại rất nhiều.   

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Rằng vũ trụ chứa đựng quá nhiều yếu tố được tinh chỉnh.

GIÁO SƯ:   Đúng vậy. Tiến sĩ Leslie viết: “Vậy, nếu có những khía cạnh của tự nhiên có vẻ như rất may mắn và cũng hết sức nền tảng, thì chúng cũng nên được xem là bằng chứng hướng về niềm tin nơi Đức Chúa Trời.” Ông liệt kê một vài ví dụ về các khía cạnh “may mắn” và “nền tảng” trong tự nhiên. Ông nói một hoặc hai trong những chi tiết này có thể đã xảy ra tình cờ, nhưng sự kết hợp của hàng chục chi tiết như vậy ngụ ý rõ ràng rằng một nhà thiết kế đã dựng nên chúng.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Tôi cũng đang đọc về giả thuyết đa vũ trụ, và tôi nghĩ nó cũng rất đáng để thảo luận. Nhà vũ trụ học Martin Rees viết: “Bất kỳ vũ trụ nào có thể chứa đựng sự sống…phải được điều chỉnh một cách đặc biệt. Điều kiện quyết định cho sự sống thuộc bất cứ dạng nào mà chúng ta biết, như những ngôi sao bền vững, những nguyên tử bền vững như các-bon, ô-xy và si-li-côn, có khả năng kết hợp thành các phân tử phức tạp,…là rất nhạy cảm với các quy luật vật lý và với kích cỡ, độ bành trướng và những thành phần của vũ trụ.”

Ông ấy nói nếu có nhiều vũ trụ với những quy luật và hằng số vật lý khác nhau, thì không có gì là ngạc nhiên nếu có sự tinh chỉnh ở ít nhất một trong những vũ trụ đó.

GIÁO SƯ:   Tiến sĩ Rees đưa ra ba giả thuyết khác nhau về khả năng đa vũ trụ đã hình thành. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng tất cả những giả thuyết này “hoàn toàn mang tính suy đoán.”

Ông lưu ý rằng chỉ một trong số đó có thể đúng. Và, thật ra, ông nói thêm: “Cũng rất có thể là không có giả thuyết nào đúng: có những giả thuyết khác nói về một vũ trụ duy nhất.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Nhưng ông ấy nói rằng, nếu vũ trụ là vô hạn, “tất cả những gì có thể xảy ra sẽ xảy ra.”

GIÁO SƯ:   Nhà vật lý học, tiến sĩ Paul Davies gạt bỏ quan điểm đa vũ trụ. Ông viết rằng “sự thật tầm thường là, trong một vũ trụ vô hạn, tất cả những gì có thể xảy ra sẽ xảy ra.” 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Sự thật tầm thường? Có phải ông ấy nói rằng, thậm chí nếu quan điểm đó có thể đúng, thì nó cũng không có tầm quan trọng gì? 

GIÁO SƯ:   Đúng vậy. Đây chẳng phải là một cách giải thích gì cả. Nếu chúng ta đang cố hiểu tại sao vũ trụ chứa đựng ít nhất một hành tinh nơi động vật và con người có thể sống, thì việc được bảo rằng có thể tồn tại nhiều vũ trụ cũng chẳng có ích lợi gì. Davies nói: “nó giải thích mọi thứ và cũng chẳng giải thích được thứ gì cả.”  

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   “Nó giải thích mọi thứ và cũng chẳng giải thích được thứ gì cả?” Ông ấy nói vậy là có ý gì?

GIÁO SƯ:             Đó là một lời tuyên bố trống rỗng không thể chứng minh được. Davies nói rằng quan điểm về đa vũ trụ thay thế thế giới thật với trình tự hợp lý bằng một sự sắp xếp trí tưởng tượng vô cùng phức tạp khiến cho toàn bộ suy nghĩ về “sự giải thích” trở nên vô nghĩa. 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Chúng ta không thể trực tiếp quan sát sự hình thành của vũ trụ, bởi vì chúng ta không thể đi ngược thời gian. Nhưng cách giải thích hợp lý hơn giả thuyết đa vũ trụ là gì?

GIÁO SƯ:   Triết gia tại Đại học Oxford, tiến sĩ Richard Swinburne nói: “Thật không bình thường khi chấp nhận sự tồn tại của cả nghìn tỷ…vũ trụ để giải thích những yếu tố của chỉ một vũ trụ, trong khi chấp nhận sự tồn tại của một thực thể, là Đức Chúa Trời, có thể giải đáp mọi chuyện.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Nghe hợp lý lắm. Giả thuyết rằng có cả nghìn tỷ vũ trụ để giải thích những yếu tố của chỉ một vũ trụ thì không hợp lý bằng lập luận rằng một Đức Chúa Trời có thể đã dựng nên vũ trụ duy nhất mà chúng ta biết đang tồn tại.   

GIÁO SƯ:  Giáo sư Flew có nói ba điều về sự tinh chỉnh.  

Thứ nhất, chúng ta biết chắc chắn rằng mình sống trong một vũ trụ với những quy luật và hằng số nhất định, và sự sống đã không thể tồn tại nếu một vài trong số những quy luật và hằng số này khác đi. 

Thứ hai, sự thật rằng các quy luật và hằng số hiện có cho phép sự sống tồn tại không trả lời cho câu hỏi về khởi nguyêncủa sự sống. 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Chẳng hạn như, thức ăn, nước uống, và không khígiữ chúng ta sống, nhưng không khiến chúng ta sống.  

GIÁO SƯ:   Thứ ba, sự thật rằng có thể tồn tại đa vũ trụ với những quy luật tự nhiên riêng của chúng là hợp lý cũng không chứng minh rằng những vũ trụ đó có tồn tại. 

Hiện nay chưa có bằng chứng nào về đa vũ trụ. Đó vẫn chỉ là một giả thuyết.

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Vậy tại sao quan điểm về đa vũ trụ lại phổ biến như vậy?

GIÁO SƯ:   Một phần bởi vì các nhà khoa học cố gắng tìm ra lời giải thích khoa học cho mọi thứ.

Lý do thứ hai nhiều người thích quan điểm về đa vũ trụ là nó cho họ một sự thay thế tương đối hợp lý để không tin vào Đức Chúa Trời. 

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Tại sao giáo sư nói đó chỉ là một sự thay thế “tương đối hợp lý” cho Đức Chúa Trời?

GIÁO SƯ:   Nếu đa vũ trụ thật sự tồn tại, thì các quy luật tự nhiên hẳn đã tạo nên chúng. Những giả thuyết này không giải thích được các quy luật tự nhiên đã hình thành như thế nào. Đặt câu hỏi các quy luật kiểm soát sự hình thành đa vũ trụ đã hình thành như thế nào cũng chính là đặt câu hỏi các quy luật tự nhiên nói chung đã hình thành như thế nào. 

Giáo sư Flew kết luận chương có tựa đề “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?” bằng phát biểu tóm tắt: “Vậy dù đa vũ trụ có tồn tại hay không, chúng ta vẫn phải tìm hiểu về sự hình thành của các quy luật tự nhiên. Và cách giải thích duy nhất có thể chấp nhận được ở đây là trí tuệ thần thánh.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Trí tuệ của Đức Chúa Trời.

GIÁO SƯ:    Đúng vậy.

NGƯỜI PHỎNG VẤN:    Như vậy, vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?

GIÁO SƯ:   Đức Chúa Trời Đấng đã dựng nên vũ trụ biết. Đức Chúa Trời biết Ngài sẽ tạo dựng loài người chúng ta. Vì vậy Ngài đã chuẩn bị vũ trụ và trái đất này cho chúng ta, “tinh chỉnh” tất cả các chi tiết để vũ trụ vận hành trôi chảy – và tạo ra loại khí quyển, nhiệt độ cũng như hàng nghìn chi tiết phù hợp khác để con người chúng ta có thể sống được trên trái đất này.   

NGƯỜI PHỎNG VẤN:  Ngài đã làm điều đó thậm chí còn cẩn thận và tỉ mỉ hơn cả người quản lý khách sạn đã “điều chỉnh” mọi chi tiết để đón tiếp tôi tại khách sạn.

Chia sẽ lên

0 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.

Những Bài Viết Liên Quan

About-Donate-Contact-Sitemap
Copyright © 2017 TRỞ THÀNH NGUỒN PHƯỚC. Jesus Love You .
Proudly Powered by Quang Vo.
back to top