Trong văn hoá ngày nay, có nhiều buổi lễ thờ phượng, nhiều địa điểm, và nhiều phong cách thờ phượng, thật bất ngờ làm sao khi mà nhiều người vẫn có lý do để không đến dự buổi nhóm của hội thánh. Thường thì những người không đi nhóm thường xuyên là những người thường xuất hiện bất ngờ vào những ngày lễ lớn của Cơ đốc giáo, họ là những người tuyên xưng đức tin lớn nơi Chúa, nhưng gặp khó khăn trong việc duy trì đi nhóm đều đặn tại bất kỳ một hội thánh địa phương nào.

Đối với một số người, “buổi sáng Chúa nhật” và “hội thánh” đi cùng với nhau. Cuối tuần của họ sẽ không được trọn vẹn nếu không đi nhóm hội thánh và là một phần của hội thánh địa phương. Cho dù họ đang bước đi trong trang phục kín đáo vào ngôi nhà thờ tháp chuông màu trắng, hoặc xuất hiện trong chiếc quần bó như đến một nhà kho chứa hàng tại trung tâm thành phố, hầu hết những người tuyên bố có một đời sống đức tin Cơ đốc giáo thường tìm thấy một nơi nào đó để gặp gỡ các tín hữu khác vào cuối tuần. Họ có thể nhanh chóng nhảy vào, xây dựng cộng đồng, phục vụ trong một số khả năng và biến nó thành “nhà của mình”.

Những người khác lại vật lộn với ý tưởng cắm rễ tại một hội thánh. Đối với một số người, họ “đi ngắm” trong một thời gian trước khi hạ cánh dài hạn ở đâu đó, và những lý do của họ cho việc rời khỏi một hội chúng, và sau đó là một hội khác, có thể có một vài điều hợp lý – như là nơi an toàn cho con cái học biết về Chúa Giê-xu. Đáng buồn thay, có những lý do ít quan trọng cho việc không đi đến nhóm cùng hội thánh, và chúng tôi cũng đã liệt kê ra những điều đó ở dưới đây.

1. “Âm nhạc” không theo phong cách của họ.

Nhạc quá to hoặc quá lỗi thời. Hoặc họ muốn nhiều bài hát mạnh mẽ hơn, hoặc họ ghét ánh sáng hào nhoáng. Cái gì đó hoặc quá nhiều hoặc không đủ.

Xuyên suốt Kinh Thánh, có những câu chuyện về những con người đến với nhau bằng lời ngợi khen và bài hát. Tác giả Thi Thiên nói rằng, “Hãy hát cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới. Hỡi cả trái đất, hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va. Hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va và chúc tụng danh Ngài; Từng ngày hãy rao truyền sự cứu rỗi của Ngài” (Thi thiên 96:1-2). Nhưng nhiều người thừa nhận rằng họ sẽ đến hội thánh nhiều hơn “nếu sự thờ phượng theo phong cách của tôi”.

2. Họ không phải là mục tiêu nhân khẩu học.

Hầu hết các hội thánh không có đủ tài nguyên để có các buổi nhóm và các mục vụ thu hút mọi lứa tuổi, thời kỳ, và sở thích. Thật khó để trở thành một hội thánh của nhiều thế hệ mà bất kỳ ai cũng có thể cảm thấy được chào đón và hào hứng.

Đối với những cá nhân nhận thấy rằng họ là người duy nhất dưới 30 tuổi trong một căn phòng đầy những cái đầu bạc, họ sẽ sớm tìm kiếm thứ gì đó trẻ trung hơn. Tương tự, các gia đình có thể cảm thấy không thoải mái trong một căn phòng mà hàng ngàn người đọc Kinh Thánh trên điện thoại – đặc biệt là khi không có phòng chăm sóc trẻ em, đó là buổi nhóm tối Chúa nhật lúc 8 giờ tối, và con cái của họ phải đi học vào buổi sáng hôm sau.

3. Thời gian buổi nhóm không thuận tiện.

Lời tuyên bố này đi đôi với lý do ở trên. Rất có thể nếu ai đó phàn nàn về thời gian của buổi nhóm, thì đó là bởi vì họ không phù hợp với mục tiêu nhân khẩu học.

Thức dậy để đi dự buổi nhóm lúc 8 giờ sáng Chúa nhật có lẽ sẽ không phù hợp với phong cách của những người trẻ hay thức khuya, giống như hầu hết những người trung niên (có trẻ em) muốn có buổi nhóm trước khi buổi trưa kết thúc bởi vì họ đã thức dậy vào buổi sáng và rồi sau đó đi nhóm.

4. Không cảm thấy được kết nối.

Khi “cộng đồng” là một trong những lý do lớn nhất mà các cá nhân có được khi tham dự một hội thánh địa phương, nó cũng thường là lý do mọi người sử dụng để không đi nhóm. Trong khi trách nhiệm của mỗi người là thiết lập và phát triển mối quan hệ trong một hội chúng, nó có xu hướng đáng sợ đến mức ban lãnh đạo hội thánh mong đợi để tạo ra “các mối quan hệ đáng tin cậy” cho tất cả mọi người.

Thay vì ra khỏi vùng thoải mái để tạo nên tình bạn mới, họ đi về cuối phòng nhóm và đưa ra những lý do tại sao họ không thể lấy thức ăn sau buổi nhóm. Họ cũng thường không tham dự các buổi nhóm của nhóm nhỏ hoặc tình nguyện làm trong bất kỳ loại mục vụ nào – nơi mà họ chắc chắn sẽ gặp gỡ những người mới.

5. Họ không thích bài giảng.

Khác với phong cách âm nhạc, đây là điều mà các cá nhân phàn nàn nhiều nhất. Mục sư giảng quá dài hoặc sử dụng một bản dịch lạ; họ giảng về tiền bạc, ly hôn, và chính trị quá nhiều; hoặc, họ kể quá nhiều câu chuyện, nhưng không trưng dẫn Kinh Thánh.

Hầu hết những người có ý kiến về những gì mục sư nên nói mỗi tuần và mong đợi hội thánh phải hoạt động như chế độ dân chủ, nơi mà mọi người đều bỏ phiếu về những chủ đề nên có trên sổ ghi chép và lượng thời gian mục sư được phép giảng.

6. Con cái không thích đi.

Đối với hầu hết các bậc phụ huynh, chất lượng của lớp thiếu nhi là một mối quan tâm, và than vãn chính. Nếu con của họ than khóc vào mỗi buổi sáng, thì cha mẹ sẽ không hào hứng ra khỏi cửa vào buổi sáng Chúa nhật. Ngược lại, thanh thiếu niên sẽ không gào thét và nổi giận ngay tại cửa lớp học … nhưng nếu chúng tự giam mình trong phòng ngủ vào buổi sáng, hoặc lê bước chân mình và đảo con mắt suốt quãng đường từ  xe đến phòng thanh thiếu niên, thì rất có thể cha mẹ chúng sẽ tìm kiếm hội thánh khác trong thị trấn với những chương trình tốt hơn.

Nhiều bậc phụ huynh thậm chí sẽ ở tại một hội thánh mà chính mình họ không thích nếu như mà họ cảm thấy đó là một nơi tốt cho con cái của họ. Các nhân sự, chương trình giảng dạy, và môi trường vật chất là tất cả những lý do mà những đứa trẻ không muốn quay trở lại – và điều đó thường là đủ cho người mẹ và người cha.

7. Họ quá bận rộn.

Cho dù họ làm việc theo ca, hoặc cuối tuần, hoặc có những đứa con năng động tham gia vào các môn thể thao đồng đội, có rất nhiều người cảm thấy đầy thách thức để làm cho thời gian của buổi nhóm thờ phượng phù hợp với lịch của họ. Trong trường hợp những người tham dự một nhóm nhỏ, hội thánh ở nông thôn với chỉ một hoặc hai buổi nhóm, đây có thể là một lý do dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các cá nhân, đôi khi có hàng tá lựa chọn giữa buổi tối thứ Sáu và Chúa nhật, và có nhiều chỗ để lựa chọn.

Những người khác có thể có thể sắp xếp thời gian để đi nhóm, nhưng họ dường như luôn luôn có một lý do cho việc không đi nhóm: “việc kinh doanh của họ không được tốt”, “yêu cầu tăng ca từ ông chủ”, hoặc danh sách vô tận các công việc nhà vào cuối tuần, việc lặt vặt, và du lịch và đó là quá quan trọng để ưu tiên tốt hơn.

8. Họ đã làm quá nhiều thứ cho “hội thánh”.

Đối với nhiều người làm việc tại một hội thánh hoặc trong một tổ chức giáo hội, đây thường là lý do; khá nguy hiểm nếu nơi bạn thờ phượng cũng là nơi trả lương cho bạn.

Có những người có đầy lịch cho các buổi học, các hội nghị và các hội thảo về Kinh Thánh và họ thực sự không có thời gian là một phần trong các buổi nhóm vào cuối tuần. Nhiều người tìm thời gian để tình nguyện vào cuối tuần, cho dù tại hội thánh của mình hoặc việc từ thiện khác, và tin rằng làm điều này là sự thay thế cho việc tham dự một buổi nhóm thờ phượng.

9. Họ không phải là một người hâm mộ “tôn giáo có tổ chức”.

Họ có thể tuyên bố một đức tin sâu sắc nơi Đức Chúa Trời và yêu mến Kinh Thánh, nhưng họ thực sự vật lộn với việc quy phục đối với một hội thánh địa phương đầy dẫy những kẻ cuồng tín “giả hình” và “hám tiền”. Họ yêu Chúa Giê-xu và tin vào những gì Ngài dạy dỗ, nhưng họ đã bị tổn thương trong quá khứ, bị lợi dụng, hoặc bị lạm dụng rồi áp đặt tất cả các hội thánh như nhau.

Họ hoàn toàn ổn khi tham gia các hội thánh qua mạng, và với các tuỳ chọn ngày càng có sẵn, dễ dàng nhận ra lý do tại sao việc đến dự các buổi nhóm có thể bị giảm.

10. Họ không cảm thấy tham dự nhóm hàng tuần là cần thiết.

Trung bình việc đi nhóm của hầu hết những tín hữu ở Mỹ là hai lần một tháng, họ có thể kiểm tra “việc lành” của họ trong một tuần và cảm thấy hợp lý để ở nhà ở trong Chúa nhật tới. Đối với những cá nhân này, đây thực sự không phải là về những chi tiết cụ thể trong hội thánh; chỉ là họ không thấy nó là một sự ưu tiên.

Có lẽ họ chưa bao giờ nghe Hê-bơ-rơ 10:25 cảnh báo rằng “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm”, hoặc có thể họ cảm thấy câu Kinh Thánh này chỉ áp dụng cho những ai là “thành viên” của một hội thánh nào đó.

Dịch: Nau Puih
Nguồn: Crosswalk.com