![]() |
GIÁO SƯ.: Allan Sandage[1] nhìn qua kính viễn vọng, và biết rằng ôngphải trở thành một nhà thiên văn! Giấc mơ thời thơ ấu của ông trở thành hiện thực khi ông khởi đầu làm việc, và sau này đã thành công, với Edwin Hubble.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các giải thưởng của tiến sĩ Sandage bao gồm các Huy Chương Vàng từ một số hiệp hội thiên văn học – và Giải Crafford, một giải thưởng của ngành thiên văn học tương đương với giải Nobel.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Sandage gọi kính thiên văn 5 mét của mình là một cỗ máy kẹo khổng lồ. Theo lời ông: “Tôi giống như một đứa trẻ trong một cửa hàng kẹo...có nhiều những thứ mà tôi muốn đến nỗi đó giống như lễ hội lớn nhất của cuộc sống.”
GIÁO SƯ.: Ký giả khoa học Dennis Overbye mô tả một cách sinh động cách Sandage chuẩn bị các vật liệu chụp ảnh để quan sát những thiên hà mà chưa ai quan sát được. Ông viết rằng: “...Những tấm kính ảnh có hóa chất tráng phim đã được nhúng vào hi-đrô hoặc nung trong ni-tơ cho đến khi lớp tráng bạc vốn rất nhạy kích ứng được với ánh sáng phát xuất từ một ngôi sao hoặc thiên hà nào đó từ trước khi con người được tạo nên.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bách khoa toàn thư Britannica gọi tiến sĩ Sandage là người khám phá ra các chuẩn tinh – tức là các khối vật chất giống như các vì sao. Các thành tựu khác của ông là gì?
GIÁO SƯ.: Thành tựu vĩ đại nhất của ông là trong chuyên ngành vũ trụ học – ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc tổng thể của vũ trụ. Ông đã cống hiến nhiều năm để vẽ nên bản đồ kích cỡ của vũ trụ, và mức độ rộng lớn của nó.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Không phải trước đây các nhà thiên văn học xem vũ trụ học là một lĩnh vực phi khoa học sao? – bởi vì ngành này chỉ có suy luận mà không có quan sát.
GIÁO SƯ.: Đúng vậy, nhưng Sandage đã thay đổi quan niệm đó. Bài viết tiên phong của ông trên Chuyên san Vật Lý Thiên Văn đã mô tả chi tiết cách thức ông sử dụng kính thiên văn để thu thập dữ liệu nhằm lựa chọn giữa lý thuyết cho rằng vũ trụ đã tồn tại từ trước vô cùng, và lý thuyết cho rằng vũ trụ có một khởi đầu. Vào năm 1961 Sandage đã đưa ra nhiều quan sát thực tế có thể được sử dụng để “...lựa chọn lý thuyết nào phù hợp với thế giới thực nhất.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Làm thế nào Tiến sĩ Sandage vào được chỗ mà lúc đó là đài thiên văn lớn nhất thế giới?
GIÁO SƯ.: Ông còn đang theo học thiên văn tại Viện Công Nghệ
Sandage đã học đúng chuyên ngành và có những kinh nghiệm thích hợp để tận dụng cơ hội này – cộng với tính tò mò và khả năng tập trung hiếm có. Một học viên tốt nghiệp cùng khóa đã khen ngợi: “Allan không thông minh hơn chúng tôi nhiều lắm đâu. Có điều anh ấy mổ xẻ vấn đề kỹ hơn chúng tôi mười lần.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Sandage sinh năm 1926, vậy là bây giờ ông ấy đã ở độ tuổi tám mươi. Ông ấy định khi nào mới nghỉ hưu?
GIÁO SƯ.: Sự tò mò không cho phép ông nghỉ hưu. Một nhà báo nhận xét khi Sandage nói về công việc của ông rằng: “Ánh mắt và giọng nói của ông cho thấy bất cứ ai khác cũng sẽ đam mê như vậy, chứ không riêng gì ông.”
Với thái độ đó, tiến sĩ Allan Sandage có một danh sách dài những câu hỏi mà ông còn muốn nghiên cứu.
GIÁO SƯ.: Cảm giác về sự diệu kỳ và kinh ngạc đã lôi cuốn Allan Sandage vào thiên văn học. Nhưng đáng buồn thay, cảm giác đó biến mất chỉ hai tuần sau khi ông đến Caltech.
Tiến sĩ Sandage hồi tưởng lại như sau: “Khi tôi...nhận ra để trở thành một nhà thiên văn học, tôi phải trở thành một cỗ máy phân tích, tôi đã bị đánh gục. ...Cảm giác thích thú của tuổi thơ đã bị thay thế bằng cảm giác kinh ngạc về một sự phức tạp đồ sộ và trật tự của thế giới vật lý cần phải học biết.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng theo một chiều hướng khác, học tập tại trường đại học ở một mức độ phức tạp sâu sắc hơn đã lại khơi dậy cảm hứng ham thích trong tôi. Tiến sĩ Sandage giải bày...
GIÁO SƯ.: “...thế giới thật sự trở nên huyền bí hơn – theo ý nghĩa là mối tương tác giữa thế giới vật lý và toán học trở nên tuyệt đẹp nhưng cũng thật khó khăn. ...Tại sao các phương trình vi phân lại mô tả được thế giới? Không ai hiểu được tại sao thế giới biết phải làm như vậy, nhưng sự thật là như vậy.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, ông ấy đã nghi vấn tại sao vũ trụ lại được tạo dựng theo một phương cách hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc tính toán. Có phải ông ấy ngụ ý rằng vũ trụ nhất định đã được dựng nên bởi một ai đó am hiểu về toán học không?
GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Ông phát biểu với tờ New York Times rằng: “Tôi thấy khá vô lý nếu một trật tự như vậy có thể ra từ hỗn độn. Phải có những nguyên tắc tổ chức nào đó. ...Với tôi...Đức Chúa Trời là sự giải thích cho phép lạ về sự sống, tại sao phải có một nguyên nhân khởi đầu thay vì không có gì cả?”
Vũ trụ chứa đựng những khuôn mẫu có thể được phân tích bởi nhiều phương trình khác nhau, và sự thật đó như ngụ ý rằng vũ trụ được dựng nên bởi Một Ai Đó đã áp dụng toán học vào sự thiết kế và tạo dựng của mình.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy tiến sĩ Sandage có nhận thức về Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo?
GIÁO SƯ.: Đúng vậy, và còn hơn cả sự sáng tạo nữa.
Trong một vài cuộc phỏng vấn được xuất bản, tiến sĩ Sandage đã đi xa hơn câu hỏi về trật tự của vũ trụ, để nói về một điều khác còn chiếm ngự tâm trí ông nhiều hơn nữa. Vào lúc Sandage nhận được bằng tiến sĩ, ông nhớ có hỏi cha mình đâu là mục đích của cuộc sống. Nhưng cha ông không có câu trả lời.
Câu hỏi về mục đích cuộc sống đó đã ám ảnh ông nhiều thập kỷ. Sandage đọc về những triết gia suy luận rằng cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì. Và ông quan sát “triết học về hư không” đó đã dẫn họ về đâu.
Triết gia người Đức vào thế kỷ mười chín Freedrich Nietzsche [FREED-rik NEET-shee] đã dùng từ thuyết hư vô.Bắt nguồn từ chữ “không gì cả” trong tiếng La-tinh, thuyết hư vô được định nghĩa là “một trạng thái thất vọng về sự trống không hay vô nghĩa trong sự tồn tại của con người.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một trạng thái thất vọng vì nghĩ rằng sự tồn tại của con người chẳng có mục đích nào, dù là một mục đích rất nhỏ?
GIÁO SƯ.: Đúng vậy.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông có ý gì khi nói rằng tiến sĩ Sandage đã quan sát “triết học về hư không” đó đã dẫn một số người về đâu?
GIÁO SƯ.: Triết gia bảo vệ thuyết hư vô mạnh mẽ nhất đến cuối đời đã bịđiên! Sandage đã trả lời phỏng vấn cho một cuốn sách của Văn phẩm Đại học Havard rằng: “kết thúc giống như Nietzsche, ngồi bất động bên cửa sổ suốt bảy năm liền, không nói chuyên với ai cả chỉ vì thuyết hư vô, thì không phải là giải pháp... Thuyết hư vô cuối cùng kết thúc trong sự điên loạn, ít nhất là trong trường hợp của Nietzsche... Để tránh không bị như vậy, tôi sẵn lòng tin rằng cuộc sống có một mục đích.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Rồi Sandage có tìm được câu trả lời cho mục đích của cuộc sống không?
GIÁO SƯ.: Có. Một ngày kia có người nói với ông: “Mục đích của cuộc sống là tôn cao Đức Chúa Trời.” Tiến sĩ Sandage nói: “Điều đó nghe có vẻ đúng.” Đó giống như là một liều thuốc giải cho thuyết hư vô.
Nhiều năm sau đó, ông nhận xét: “Sẽ không có mục đích nào trong cuộc sống, nếu không có nguồn gốc của mục đích đó.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Sẽ không có mục đích nào trong cuộc sống, nếu không có nguồn gốc của mục đích đó?”
GIÁO SƯ.: Đúng như vậy. Trong một bài viết vào năm 1985, tiến sĩ Sandage nói rằng chúng ta không thể chứng minh Đức Chúa Trời theo một cách rõ ràng như khi chúng ta đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trời được. Theo lời tiến sĩ Sandage: “Những bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời có rất nhiều loại – đây là một điểm quan trọng cần được các nhà khoa học vốn chỉ chấp nhận những kết quả thu được bởi các phương pháp khoa học thấu hiểu. Khoa học chiếu soi rực rỡ, nhưng nó chỉ chiếu soi một phần của hiện thực.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Khoa học chiếu soi rực rỡ, nhưng nó chỉ chiếu soi một phần của hiện thực.” Ông ấy có nói chi tiết hơn không?
GIÁO SƯ.: Có. Tiến sĩ Sandage giải thích rằng khoa học và tôn giáo giải quyết những khía cạnh khác nhau của hiện thực. Chúng ta không học Kinh Thánh để tìm ra cường độ và bước sóng của tuyến hi-đrô Balmer. Cũng như khoa học không thể đi vào lãnh vực tâm linh tối hậu nhưng rất thật của thế giới.
Sandage nói rằng: “...khoa học chỉ có thể trả lời một dạng câu hỏi xác định. Đó là những câu hỏi liên quan đến cái gì, khi nào, và như thế nào. Theo phương pháp của mình, khoa học không thể, và thực sự không thể nào trả lời được tại sao.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN:Xin giáo sư hãy nói lại điều đó. Khoa học chỉ có thể trả lời những câu hỏi về cái gì, khi nào và như thế nào.
GIÁO SƯ.: Phần còn lại trong phát biểu của ông là: Theo phương pháp của mình, khoa học không thể, và thực sự không thể nào trả lời được tại sao.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng tôi muốn cảm ơn tiến sĩ Allan Sandage vì đã chia sẻ sự thông tuệ của ông.
GIÁO SƯ.: Trước khi kết thúc, chúng ta hãy cùng suy nghĩ về những ý tưởng này. Vũ trụ bao la tồn tại thay vì cõi hư vô là bởi vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên nó. Và Đức Chúa Trời không ngừng công việc sáng tạo lại khi Ngài chạm vào các tinh vân và các chuỗi xoắn ADN. Chính quyền năng đã khởi động ánh sáng nhiệt hạch của các vì sao đang sẵn sàng để biến đổi cuộc đời bạn.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó nhắc nhở tôi về một điều sứ đồ Phao-lô đã viết trong Kinh Thánh. Ông nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời là Đấng có phán: ‘Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm!’ đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Giê-xu Christ.” (2 Cô-rinh-tô 4:6).
GIÁO SƯ.: Vũ trụ riêng tư của quý vị cũng có thể trở nên có ý nghĩa thay vì hư vô. Hãy cùng thưa với Đấng Tạo Hóa mình: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài đã khiến ánh sáng soi trong vũ trụ tối tăm. Linh hồn con cảm thấy tăm tối và lạnh lẽo như ngoài không gian. Xin biến đổi con thành một người biết đáp ứng lại tình yêu của Ngài. Xin soi chiếu vào lòng con sự thông hiểu về Ngài, và hiểu về ‘ý nghĩa’ Ngài muốn ban cho cuộc đời con. Con cầu xin Chúa ban cho con một cuộc sống ý nghĩa thông qua con Ngài là Chúa Giê-xu Christ. Amen.”
|
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.