![]() |
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một phi hành gia nói với thính giả trong một buổi diễn thuyết rằng: “Khi đang ngồi trên khoảng hai nghìn tấn chất nổ, quý vị biết mình sẽ đi đâu đó rất nhanh!”
GIÁO SƯ.: Đại tá Guy Gardner đã thực hiện hai sứ mệnh với tàu con thoi. Sau đó ông điều hành một chương trình liên kết giữa NASA với trạm không gian Mir của Nga, và sau đó nữa là làm việc cho một công ty chuyên sắp xếp cho khách du lịch bay vào không gian.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Phi hành gia
GIÁO SƯ.: Kể từ khi học tiểu học, Guy Gardner luôn suy nghĩ và ước mơ về những chuyến bay vào không gian. Ông gia nhập lực lượng không quân Hoa Kỳ và tốt nghiệp hạng ưu trong lớp học tại Trường sát hạch phi công. Sau khi bay ở vị trí phi công quân sự, ông đã thực hiện hai sứ mệnh tàu con thoi từ
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đại tá
GIÁO SƯ.: Nhưng khi có cơ hội lái tàu con thoi Atlantis vào năm 1988 và tàu Columbia vào năm 1990, ông đã rất háo hức được bay. Nguy hiểm là một phần của hành trình.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sau khi nghỉ hưu ở NASA, đại tá Gardner đã trở thành hiệu trưởng của một trường sát hạch phi công, và sau đó là giám đốc điều hành một dự án liên kết giữa các phi hành gia Hoa Kỳ và các nhà du hành vũ trụ Nga. Ông cũng có đủ thời gian để nắm giữ cương vị phó chủ tịch của công ty Trách nhiệm hữu hạn Du hành Vũ trụ, một công ty du lịch không gian.
Vào năm 2004 ông trở thành giám đốc chương trình Công viên Khám phá của đại học Purdue, điều hành những dự án nghiên cứu hàng triệu đô-la trong các lĩnh vực như sinh học, không gian điều khiển, các vấn đề về môi trường và công nghệ sản xuất các thiết bị siêu nhỏ. Năm 2006 ông trở thành giám thị của Học viện Quân đội
GIÁO SƯ.: Tổng biên tập của chương trình Chân lý trong ống nghiệm David Fisher đã phỏng vấn đại tá
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi chúng ta nói chuyện lần đầu vào năm 1989, ông đang chuẩn bị trở thành một thành viên của phi hành đoàn mang gói các thiết bị đo lường vũ trụ Astro One vào không gian. Ông đã thực hiện sứ mệnh đó vào khi nào, và mục tiêu của sứ mệnh đó là gì?
GIÁO SƯ.: Chúng tôi đã cất cánh vào ngày 2 tháng Mười hai, năm 1989.
Các nhà thiên văn học muốn quan sát từ quỹ đạo, bởi vì bầu khí quyển cản hầu hết các tia cực tím của mặt trời đến bề mặt trái đất. Chúng tôi đã mang ba kính thiên văn để quan sát tia cực tím và một kính để quan sát tia X. Bay phía trên bầu khí quyển cho phép chúng tôi nghiên cứu vũ trụ mà không bị các bước sóng làm nhiễu.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chuyến quan sát Astro One đã giúp ông học được những gì?
GIÁO SƯ.: Thậm chí trước khi chúng tôi bay trở về trái đất, các nhà thiên văn học đã hết sức thích thú bởi một điều họ phát hiện ra từ các dữ liệu mà chúng tôi gửi về từ trước đó.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về sự hình thành của vũ trụ. Các nhà thiên văn học đã tính toán nếu vũ trụ được hình thành đúng theo mộtgiả thuyết dự đoán, thì nó hẳn đã tạo ra một dạng bức xạ nhất định trong quang phổ cực tím – và bức xạ này sẽ vẫn còn lại trong không gian. Astro One đã không tìm được bức xạ mà giả thuyết đó dự đoán, vì vậy giả thuyết đó đã bị loại trừ. Bây giờ các nhà khoa học đang kiểm nghiệm xem liệu có giả thuyết nào khác chính xác hay không.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi có ấn tượng là ông đã không đặt gói thiết bị Astro One vào quỹ đạo, như các phi hành gia NASA khác đã thực hiện với kính viễn vọng không gian Hubble. Thay vào đó, ông đã mang các thiết bị này trên tàu và quan sát từ bên trong tàu đúng không?
GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Đó chính là ưu điểm của tàu con thoi. Những thiết bị chúng tôi mang trên tàu tốn ít chi phí hơn rất nhiều so với những thiết bị phải làm việc nhiều năm trong khi phải bay quanh quỹ đạo.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sau hai chuyến bay trên tàu con thoi, ông đã rời trung tâm điều khiển du hành không gian ở
GIÁO SƯ.: Tại trung tâm đầu não của NASA ở Washington, tôi là giám đốc của “chương trình tàu con thoi liên hợp,” một chương trình liên kết giữa Hoa Kỳ và Nga.
Đầu tiên một nhà du hành vũ trụ Nga đã bay trên một tàu con thoi của Hoa Kỳ vào tháng Hai năm 1994. Sau đó vào tháng Ba năm 1995, một phi hành gia Hoa Kỳ đã bay trên một tàu vũ trụ của Nga.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó chẳng phải là tiến sĩ Norman Thagard [NOR-man THAG-ard], một bác sĩ y khoa sao?
GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Tàu Soyuz [SOY-uz] đã đưa tiến sĩ Thagard đến trạm không gian Mir. Ở đó ông đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm y học trên chính mình và trên hai nhà du hành Vladimir Dezhurov [DEZ-ur-of] và Gennady Strekalov, để nghiên cứu chi tiết các ảnh hưởng của những chuyến du hành vũ trụ dài ngày, nhằm đưa ra những dự đoán cần thiết khi thiết lập các trạm không gian vĩnh viễn.
Vào tháng Bảy, năm 1995, tàu con thoi Atlantis của Hoa Kỳ đã đưa Thagard, Dezhurov và Strekalov trở về trái đất.
Và vào tháng Ba, năm 1996, một nữ phi hành gia Cơ đốc, tiến sĩ Shannon Lucid, đã bay vào trạm không gian Mir cũng trong một tàu con thoi.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông đã dự đoán nhiều tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Nhưng NASA đã không lường trước được một số điều.
GIÁO SƯ.: Đúng vậy, thảm họa tàu Challenger và vụ tàu Apollo bốc cháy cơ bản là do những nguyên nhân chúng tôi đã không lường trước được. Nếu chúng tôi lường trước được một vấn đề, chúng tôi sẽ thực hiện các tính toán để điều chỉnh xác suất. Chính những nguyên nhân không lường trước được sẽ gây hại, vì vậy chúng tôi luôn nỗ lực tối đa để đảm bảo mọi thứ đã được kiểm soát.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những tình huống khẩn cấp nào cá nhân ông đã gặp phải trong sự nghiệp phi hành gia của mình?
GIÁO SƯ.: Tôi chưa bao giờ gặp phải một tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Trong chuyến bay đầu tiên, chúng tôi đã phải khắc phục một vụ rò rỉ nước khi đang bay trong quỹ đạo, nếu không chúng tôi sẽ phải rút ngắn thời gian bay và trở về ngay lập tức.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông có phát biểu trong bài diễn thuyết lúc tối rằng Đức Chúa Trời rất quan trọng đối với ông. Nhưng ông cũng nói ông rất sợ khi phải trao quyền kiểm soát cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời, bởi vì ông nghĩ rằng Ngài có thể có những dự định nghề nghiệp khác với mong muốn của ông.
GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Tôi đã từng nghĩ rằng vâng lời Đức Chúa Trời nghĩa là nhất định phải vào học ở một chủng viện và trở thành một mục sư. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Đức Chúa Trời đã tạo dựng mỗi người trong chúng ta là một cá thể độc nhất. Kinh Thánh cho chúng ta biết Ngài đã tạo dựng chúng ta cho những vai trò khác nhau trong cuộc sống, giống như những cơ quan khác nhau trong một cơ thể.
Đức Chúa Trời ban cho mỗi chúng ta những khả năng khác nhau. Tất cả chúng ta đều có một mục đích; tất cả chúng ta đều làm những việc khác nhau theo những cách khác nhau.
Chúa cùng bay vào không gian với tôi. Đức Chúa Trời luôn luôn hướng dẫn tôi vào các hoạt động giúp khuyến khích và tăng cường những khả năng của tôi – và giúp tôi thỏa mãn và phát huy được hết năng lực bản thân khi tôi hoàn thành chúng.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đức Chúa Trời có giúp đỡ ông trong sự nghiệp phi hành gia của ông không?
GIÁO SƯ.: Có, tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã hướng dẫn từng nhiệm vụ mà tôi được giao phó. Ngài đã hướng dẫn những người trao công việc cho tôi, thậm chí khi những người đó không biết rằng Đức Chúa Trời đã tác động lên họ.
Khi thay đổi công việc, tôi nương dựa rất nhiều vào sự cầu nguyện và tìm kiếm ý muốn của Chúa về những lời mời gọi công việc khác nhau. Khi nhìn lại cuộc đời mình, tôi nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời ngay cả trong những thay đổi xảy ra trước khi tôi bắt đầu cầu nguyện một cách cụ thể để xin sự hướng dẫn của Chúa. Những thay đổi đó đưa tôi đi theo con đường Ngài muốn tôi phải đi.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có thể có một vài người đang theo dõi chương trình hôm nay nghĩ rằng Đức Chúa Trời là một kẻ đánh cắp niềm vui. Họ nghĩ rằng Ngài tạo ra những luật lệ ngăn trở chúng ta hưởng niềm vui. Ông sẽ nói gì với những người đó?
GIÁO SƯ.: Đức Chúa Trời không có ý khiến cuộc đời chúng ta khốn khổ. Không có con đường nào tốt hơn là con đường dẫn đến thiên đàng. Dù Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì, thì Ngài muốn như vậy là bởi vì điều đó sẽ giúp chúng ta được thỏa lòng nhất.
Tôi đã từng muốn đi đến những nơi và làm những việc mà Đức Chúa Trời biết đó không phải là điều tốt nhất cho tôi. Khi tôi làm những điều Chúa không muốn tôi làm, tôi cảm thấy không thỏa lòng. Nhưng khi tôi làm những điều Ngài muốn tôi làm, tôi rất thỏa lòng.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có người nói rằng: “Đức Chúa Trời ban điều tốt nhất cho những ai trao sự chọn lựa cho Ngài.”
GIÁO SƯ.: Đúng như vậy. Đức Chúa Trời biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta. Cách duy nhất để chúng ta thực sự tận hưởng cuộc sống là thông qua một mối liên hệ cá nhân gần gũi với Ngài, và làm những điều Ngài muốn chúng ta làm. Khi chúng ta vâng theo sự chọn lựa của Ngài, đó luôn là điều tốt nhất.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông muốn nhắn nhủ gì với những người đang theo dõi chương trình hôm nay nhưng chưa biết về Đức Chúa Trời? Làm sao họ có thể biết Chúa một cách riêng tư?
GIÁO SƯ.: Đức Chúa Trời đang chờ đợi và lắng nghe. Hãy mở Kinh Thánh ra đọc – và rồi cầu nguyện với Ngài.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Xin hãy gợi ý chúng ta phải nói gì với Chúa?
GIÁO SƯ.: Hãy thưa với Chúa rằng quý vị muốn Ngài là hoa tiêu cho cuộc đời mình. Hãy thừa nhận rằng quý vị đã đi sai đường và quý vị cần Ngài hướng dẫn và kiểm soát cuộc đời quý vị.
Hãy thừa nhận rằng quý vị không chỉ bị lạc hướng, nhưng nhiều khi quý vị cũng tự ý làm những điều quý vị biết rằng mình không nên làm. Hãy xin Chúa Giê-xu Christ tha thứ cho quý vị, và xin Ngài hướng dẫn cuộc đời quý vị từ nay trở đi.
Nếu chúng ta xin Chúa Giê-xu, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta sống một cuộc đời không phải hối tiếc.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Xin cảm ơn, phi hành gia NASA, đại tá Guy Gardner.
|
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.