![]() NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một phóng viên từng phỏng vấn bảy phi hành gia đầu tiên của Hoa Kỳ: “Ai trong các vị muốn là người đầu tiên bay vào vũ trụ?”
GIÁO SƯ: Bảy nhà du hành đưa đến tám cánh tay lên. Người phóng viên cười to, vì phi hành gia John Glenn đưa cả hai tay lên!
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi đó ông còn chưa biết, nhưng hành động đó đã trở nên một lời tiên tri. Bởi vì Glenn đã được bay vào vũ trụ đếnhai lần – cách nhau 36 năm!
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bốn triệu người đã tham dự buổi lễ vinh danh ông. Buổi lễ đó được xem là sự đối đãi cao quý nhất từng dành cho một công dân Hoa Kỳ. Nhân vật chính của những tấm lòng nhiệt thành đó là John Glenn, phi hành gia Hoa Kỳ đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất trên một phi thuyền có người lái. Bản tóm tắt tiểu sử ngày nay dựa vào một bài báo của James Hefley [HEF-lee].
GIÁO SƯ: Nhiều trở ngại đã trì hoãn buổi phóng phi thuyền nhiều lần. Suốt thời gian đó, phi hành gia John Glenn vẫn giữ bình tĩnh, vẫn tiếp tục tập luyện đều đặn, nghiên cứu các bản đồ thời tiết, và đến nhà thờ vào Chủ nhật.
Cuối cùng, buổi sáng thứ Ba ngày 20 tháng Hai năm 1962 cũng đã đến. Vào lúc 2 giờ sáng, Glenn có mặt tại trung tâm vũ trụ ở Cape Canaveral [kan-AV-er-ul],
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các chuyên gia y tế của NASA khám và kết luận ông là “một người đàn ông lanh lợi, khỏe mạnh và tự tin.”
Bên ngoài, bầu trời đầy mây, nhưng dự báo thời tiết lại dự đoán trời trong. Vài phút sau 5 giờ sáng, một chiếc xe tải nhỏ đưa ông đến bệ phóng, nhưng mãi cho đến 6 giờ ông mới bước vào phi thuyền vì thời tiết và một trục trặc ở hệ thống không lưu.
GIÁO SƯ: Các phi hành gia tiên phong thường nói đùa: “Đừng trèo vào tàu Mercury [khoang tàu không gian]; hãy đội nó lên đầu.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Từ 508 ứng viên đầu tiên của chương trình vũ trụ Hoa Kỳ, NASA đã tuyển chọn ra bảy nhà du hành vũ trụ tương lai.Trong bảy người đó, Glenn có thời gian bay lâu nhất – 5000 giờ. Thuyền trưởng John Glenn đã bay 16 năm trong không gian. Giờ đây ông đã sẵn sàng để bay cao hơn – vào quỹ đạo vòng quanh trái đất.
GIÁO SƯ: Khi được lựa chon, phi hành gia Glenn đã phát biểu với báo giới: “Chúng tôi thật may mắn vì đã được ban cho những tài năng dành cho những cơ hội như thế này. ...Tôi nghĩ từng người trong chúng tôi sẽ cảm thấy rất mắc lỗi nếu chúng tôi không tình nguyện sử dụng những tài năng của mình cho những điều hệ trọng đối với quốc gia và thế giới nói chung.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sau đó ông nói rằng ông tin vào Đức Chúa Trời và rằng đức tin đó giúp ông thêm tự tin và giảm bớt lo lắng khi bay vào vũ trụ.
GIÁO SƯ: Nhưng ông cũng nói rằng có một loại tôn giáo mà ông không tin là điều mà ông gọi là “một loại tôn giáo chữa cháy thúc đẩy một người kêu cầu Đức Chúa Trời chỉ khi nào người đó cần giúp đỡ.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các nhà khoa học vũ trụ đã cố nghĩ ra tất cả những hiểm họa trong vũ trụ và phương cách để đối phó với chúng. Chẳng hạn như, nếu phi thuyền bị lộn nhào, phi hành gia vẫn phải điều khiển được trong khi bị xoay tròn lên xuống. Vì vậy các kỹ sư đã phát triển một thiết bị giống như tàu siêu tốc, để xoay phi hành gia đồng thời theo ba chiều. Các phi hành gia phải tập suy nghĩ và phản ứng trong bất cứ vị trí nào, và phải điều khiển trong khi bị xoay tròn, để khiến cỗ máy ngừng quay.
GIÁO SƯ: Khi một phi hành gia được phóng vào không gian ở vận tốc cần thiết để phóng phi thuyền, họ sẽ bị bất tỉnh hoặc yếu quá không nhấc tay lên nổi. Những bộ quần áo điều hòa áp suất bó chặt lấy chân họ giúp máu không bị rút khỏi não bộ. Một thiết bị mới gọi là máy ly tâm giả lập hiệu ứng tăng tốc khi phóng phi thuyền, tạo ra một môi trường để các phi hành gia có thể làm quen với gia tốc lớn và bộ quần áo điều hòa áp suất giúp họ chịu được trạng thái đó.
Vài tuần trước chuyến bay, một phóng viên đã hỏi thuyền trưởng Glenn rằng ông có cầu nguyện khi gặp phải một tình huống nguy cấp không. Glenn trả lời: “Tôi không tin vào tôn giáo chỉ để kéo mình ra khỏi một tình huống căng thẳng. Khi đã vượt qua khó khăn rồi, thì người ta trở lại nếp sống cũ, và không có gì thay đổi cả.”
Lúc này, chỉ còn 90 giây trước giờ phóng. Bố mẹ ông đang xem trên ti-vi - và cầu nguyện.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ba mươi lăm giây trước khi phóng phi thuyền, các kỹ thuật viên ngắt kết nối các “ dây rốn,” nguồn cung cấp năng lượng và hơi lạnh bên ngoài cho phi thuyền.
GIÁO SƯ: 18 giây trước khi phóng, phi hành gia Scott Carpenter nói vào một micrô từ mặt đất: “Thành công nhé, John Glenn.” Đếm ngược đến không, và phi thuyền bay vào không gian. Glenn phát biểu cách bình tĩnh: “Đồng hồ đang vận hành. Chúng ta đang trên đường.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi tên lửa đạt vận tốc 28 000 ki-lô-mét một giờ, trọng lực khiến trọng lượng của Glenn đạt tới 581 ki-lô-gram. Chỉ một lát sau, trọng lượng của ông chỉ còn là zero trong môi trường vô trọng lực.
GIÁO SƯ: Từ quỹ đạo, Glenn thấy mặt trời phản chiếu trên những đám mây trắng, và thấy từng luồng nước xanh qua những khe hở của các đám mây. Ông liên lạc với trạm điều khiển mặt đất: “Ôi, khung cảnh này thật tuyệt vời.”
Cần 90 phút để bay vòng quanh trái đất. Ông được chứng kiến hoàng hôn lần đầu tiên trên Ấn Độ Dương. Khi bay qua bầu trời đêm của Úc, ông thốt lên: “Đây là ngày ngắn nhất trong đời tôi!”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng ngắm cảnh không làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Các thử nghiệm diễn ra từng phút để trả lời những câu hỏi từ các nhà khoa học vũ trụ dưới mặt đất: Con người có thể ăn trong môi trường không trọng lực không? Ông cầm lên một ống nước táo ép, và nặn thức ăn vào miệng mà không làm đổ một giọt nào.
Môi trường không trọng lực ảnh hưởng đến chuyển động của cơ thể như thế nào? Ông cử động đầu lên xuống, rồi xoay qua bên này bên kia. Ông thấy rằng chuyển động rất dễ dàng, thậm chí còn dễ chịu nữa.
GIÁO SƯ: Khi đến thời điểm để chiếc phi thuyền kiểu 1960 nầy quay về Trái Đất, các tên lửa giảm tốc hạ tốc độ phi thuyền lại. Sau đó một chiếc dù bung ra để giảm tốc độ hơn nữa. Kỹ thuật hạ cánh thời đó yêu cầu phi thuyền giảm bớt chấn động bằng cách hạ cánh xuống Đại Tây Dương.
Một con tàu chạy thật nhanh trong khoảng cách 10 ki-lô-mét còn lại để đưa Glenn lên tàu. Tổng thống Kenedy chúc mừng ông qua điện thoại, sau đó Kenedy còn đến tận
Mục sư của gia đình hướng dẫn bà Glenn và các con cầu nguyện để tạ ơn Đức Chúa Trời về một nhiệm vụ thành công.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sau khi trở về từ quỹ đạo, John Glenn đã được vinh danh bởi một cuộc diễu hành khổng lồ ở
Ông cũng phát biểu với Quốc hội, có vai trò như nghị viện hoặc cơ quan lập pháp của chính phủ. Thường thì hai viện của quốc hội có các cuộc họp khác nhau: Hạ nghị viện và thượng nghị viện. John Glenn đã phát biểu trong một cuộc gặp chung của cả hạ viện và thượng viện.
GIÁO SƯ: Ông đã chia xẻ cách cởi mở về những kỳ tích của chuyến bay, ông lặp lại liên tục “chúng tôi” thay vì “tôi.” Ông đã giới thiệu cha, mẹ, vợ, và các con mình. Ông nhìn nhận các phi hành gia khác và ca ngợi họ.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ngài phó tổng thống nói với ông: “Thường thì cuộc gặp chung này chỉ dành cho thống đốc của các bang. Nhưng cả quốc gia đã bầu cho ông.”
GIÁO SƯ: Tại
Glenn đáp: “Vâng, đã là như vậy và sẽ mãi mãi là như vậy. Đây là món quà tuyệt vời nhất tôi từng được nhận.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sau khi nghỉ hưu ở tập đoàn hàng không, thuyền trưởng John Glenn đã trở thành Thượng Nghị Sĩ John Glenn, một thành viên của Quốc Hội.
Có thể là việc ông đưa cả hai tay lên đã trở thành một lời tiên tri. NASA muốn kiểm tra tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng bay vào không gian của một người như thế nào. Vì vậy vào năm 1998, Glenn đã bay vào vũ trụ lần thứ hai!
GIÁO SƯ: Phi hành gia Glenn đã nói với các phóng viên: “Du hành vũ trụ chỉ là một bước xa hơn trong việc con người khám phá về môi trường mà Đức Chúa Trời đã ban cho.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông cho biết một trong những phân đoạn Kinh Thánh ưa thích nhất của ông là Thi Thiên 139: “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi Thần Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó. Ví tôi ở dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó. Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.” (câu 7-10)
GIÁO SƯ: Và phi hành gia tiên phong, thuyền trưởng John Glenn kết luận: “Càng học hỏi về khoa học, tôi càng cảm thấy mình đang minh chứng cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.”
|
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.