![]() NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, có ý kiến cho rằng người ta quá ưa thích cuốn sách đầu tiên của Darwin đến nỗi phần lớn mọi người không để ý đến cuốn sách thứ hai của ông. Như thế có đúng không?
GIÁO SƯ: Vâng. Tôi cho là như vậy.
Trong hơn 120 năm, phần lớn thế giới chẳng biết gìnhững điều Darwin nghiên cứu được sau khi ông viết cuốn Nguồn Gốc Các Loài.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy thì chúng ta hãy cùng dành mười lăm phút để tìm hiểu về những điều đó nhé.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, có một thính giả gửi câu hỏi. Vladimir viết: "Tôi cố gắng theo dõi tất cả các chương trình của giáo sư. Chúng giúp tôi tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của tôi. Cảm ơn chương trình rất nhiều.
“Tôi có một yêu cầu: Xin giúp tôi chứng minh với bạn của mình rằng con người không tiến hóa từ loài khỉ. Bạn tôi tin vào Đức Chúa Trời, nhưng anh ấy không tin vào Kinh Thánh. Anh ấy chỉ tin vào những sự kiện Kinh Thánh nào đã được chứng minh bởi các nhà sử học và các nhà khảo cổ học. Anh ấy cũng xem kênh truyền hình ‘Discovery’, một chương trình nói rất nhiều về sự tiến hóa.
“Bạn tôi nói: ‘Có thể Đức Chúa Trời đã điều khiển quá trình tiến hóa chăng?’ Xin giúp tôi chứng minh với anh ấy rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người và rằng anh ấy không tiến hóa từ khỉ. Xin giúp tôi minh chứng Kinh Thánh là đúng.”
GIÁO SƯ: Vladimir, cảm ơn bức thư của anh. Nhưng tôi nghĩ anh đã khen chúng tôi quá lời rồi. Thậm chí các nhà khoa học đoạt giải Nobel cũng chưa thể xem xét một con người và một con khỉ và chứng minh được một cách thuyết phục rằng hai loài có liên quan với nhau hay không.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẠC NHIÊN) Sao giáo sư lại nói như vậy?
GIÁO SƯ: Tất cả các loài linh trưởng đều có cấu trúc xương tương tự nhau, và ADN cũng tương đồng.
Một số nhà khoa học giải thích điều đó theo hướng con người và loài khỉ có liên quan về mặt di truyền. Một số khác giải thích theo hướng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng với cấu trúc cơ thể tương đồng với con người.
Nhưng chưa hề có ai từng thấy một con khỉ hay một loài linh trưởng sinh ra một con người.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chưa, tất nhiên rồi. Các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa lập luận rằng tiến trình này xảy ra từng bước, trải qua nhiều thế hệ.
GIÁO SƯ: Nhưng các bằng chứng về việc đó đều liên quan đến những hoàn cảnh đặc biệt. Hơn nữa, chúng cũng khá là mơ hồ. Vì vậy các bằng chứng này có thể được giải thích là con người và các loài linh trưởng khác có liên quan, hoặc là Đấng tạo hóa đã tạo dựng nên chúng bởi các thiết kế tương tự nhau.
Tôi xin minh họa. Tất cả các nhà thiết kế xe hơi sử dụng các mẫu thiết kế về cơ bản là tương tự nhau. Chúng đều có bánh xe, động cơ và bộ truyền động.
Như vậy có thể hiểu là tất cả xe hơi đều có liên quan về mặt sinh học với nhau. Hay nó có nghĩa là các kỹ sư đã sáng chế ra bánh xe, động cơ và bộ truyền động – và ứng dụng chúng trong hàng loạt ô-tô.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy chúng ta phải nói với quý vị thính giả như thế nào đây? Làm sao chúng ta có thể kiểm tra liệu con người có tiến hóa từ khỉ hay không?
GIÁO SƯ: Đây là một điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn. Có một phần trong con người không phải được thừa hưởng từ các loài khác. Có những khác biệt lớn giữa năng lực đạo đức và tư duycủa con người so với bất kỳ loài động vật nào khác.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải giáo sư ngụ ý về trí thông minh không?
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Và, thậm chí còn quan trọng hơn, đó là lương tâm – nhận thức về đúng và sai. Một cuốn sách mới đây nói rằng lương tâm là thứ nâng con người lên cao hơn các loài khác.
Tiến sĩ David Loy là một nhà tâm lý học, một nhà khoa học máy tính và cũng là một nhà lý luận tiến hóa. Tiến sĩ Loy là giáo sư tại Đại học Princeton và Đại học Y California, và là một tác giả đã từng giành giải thưởng.
Ngạc nhiên thay, ông đưa ra quan điểm của mình bằng cách trích dẫn Charles Darwin!
Trong một cuốn sách của ông có tựa đề Học Thuyết Bị Thất Lạc về Tình Yêu của Darwin, tiến sĩ Loy cho thấy vào cuối đời mình Darwin cố kết nối các ý tưởng của ông về cái gọi là “sự hoàn tất nửa cuối” cho thuyết tiến hóa.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Darwin đã trau chuốt học thuyết của mình trong suốt gần ba thập kỷ trước khi xuất bản cuốn Nguồn Gốc Các Loài. Có phải tiến sĩ Loy cho rằng học thuyết của Darwin chưa hoàn chỉnh trong cuốn sách đầu tiên?
GIÁO SƯ: Đúng, ông ấy cho là như vậy. Cuốn Nguồn Gốc Các Loài tập trung vào suy luận của Darwin về cách các loài có thể đã tiến hóa.
Trong cuốn Nguồn Gốc Loài Người ông đưa ra giả thuyết về sự tiến hóa của loài người. Ông phỏng đoán về sự hình thành của đạo đức và lương tâm. Darwin nói “có lẽ tôi đã quy cho tác động của chọn lọc tự nhiên quá nhiều, tức sự sống sót của cá thể thích nghi nhất.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong phần lớn của thế kỷ hai mươi, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã tin rằng sự ích kỷ chính là động lực hình thành bản tính con người.
GIÁO SƯ: Đó là bởi vì họ đã đọc cuốn Nguồn Gốc Các Loài, nhưng chưa đọc cuốn sách thứ hai của Darwin, Nguồn Gốc Loài Người. Các học giả đã đọc cuốn sách về các loài động vật, nhưng lại bỏ lỡ cuốn về loài người.
Chẳng hạn như, nhà động vật học người Anh Despond Morris [DEZ-mund MOR-is] có viết một cuốn sách gọi là Loài Vượn Người Trần Trụi. Morris nghĩ con người đã tiến hóa từ các loài linh trưởng – nhưng phát triển một bộ não thông minh hơn và khả năng đứng trên hai chân, cùng với việc rụng bớt lông trên cơ thể.
Một nhà động vật học người Anh khác, Richard Dawkins [DAW-kinz] viết cuốn Gen Ích Kỷ. Ông đưa ra giả thuyết là nguồn gốc tổ tiên động vật khiến con người ích kỷ, và rằng thậm chí ngay cả khi các hành vi của con người không tỏ ra ích kỷ, thì thật ra chúng cũng hình thành từ các động cơ ích kỷ.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải tiến sĩ Loy cho rằng các ý kiến đó là sai?
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Sau khi cẩn thận đọc cuốn Nguồn Gốc Loài Người,tiến sĩ Loy nói: “Ở đây người ủng hộ thuyết tiến hóa nhiệt tình nhất, xác nhận rằng điều gì con tim nói với bạn là đúng, là thật sự đúng. Darwin nói rằng: Đúng, chúng ta ích kỷ, nhưng bên cạnh đó cũng có một hệ thống động cơ khác, đó chính là hướng đến người khác và làm điều tốt cho họ.”
Darwin kết luận rằng “bản năng xã hội” chính là nền tảng của đạo đức. Ông quan sát thấy con người bày tỏ sự cảm thông và quan tâm, và khả năng chọn lựa thay vì chỉ hành động theo bản năng. Ông cũng chú ý thấy con người trong hầu hết các nền văn hóa trên khắp thế giới đều đề cao các giá trị đạo đức mà chúng ta gọi là Luật Vàng.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Luật Vàng chính là một phát ngôn của Chúa Giê-xu: “Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ…” (Ma-thi-ơ 7:12).
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Darwin đã đi đến nhiều nơi. Ông quan sát thấy con người ở khắp mọi nơi đều nhận thức rằng giúp đỡ người khác là điều nên làm. Ông phát hiện thấy con người có những phẩm tính rất khác biệt với bản năng “sống sót của cá thể thích nghi nhất” ở động vật.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải Darwin là một người vô thần sao?
GIÁO SƯ: Đôi khi ông tự cho mình là người theo thuyết bất khả tri, tức ông không biết liệu Đức Chúa Trời có tồn tại hay không. Ông nghĩ tự nhiên đã ban những mong muốn không ích kỷ này cho con người.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là ông ấy không nhất trí với lời Kinh Thánh là Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta?
GIÁO SƯ: Nhưng thật ngạc nhiên, Darwin viết rằng: “một niềm tin cao quý vào Đức Chúa Trời” là rất quan trọng đối với sự tiến hóa của loài người. Ông nói thêm: “nền tảng của những gì cao thượng nhất trong bản chất con người” không dựa trên sự ích kỷ.
Tiến sĩ Loy tin rằng điều đó là quan trọng bởi vì nó trái ngược với một hình thái của thuyết tiến hóa trong đó một số người hết sức đề cao quan điểm cho rằng thậm chí sự vô vị kỷ cũng được thúc đẩy bởi sự vị kỷ.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Darwin cho xuất bản cuốn Nguồn Gốc Loài Người vào năm 1871. Vì sao phải mất hơn một thế kỷ các học giả mới chú ý đến nó?
GIÁO SƯ: Tiến sĩ Loy tin rằng cuốn sách này đã bị bỏ qua lâu như vậy thứ nhất là vì ảnh hưởng chi phối từ việc xuất bản cuốn sách thứ nhất của Darwin.
Và giáo sư Weber [WEB-er] tại Đại học California nói thêm các quan điểm trong cuốn sách thứ hai của Darwin đã không được trình bày rõ ràng như trong cuốn Nguồn Gốc Các Loài.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhiều người kéo dãn thuyết tiến hóa ra xa khỏi lĩnh vực sinh học. Chẳng hạn như, một số người ứng dụng nó vào tâm lý học để cố giải thích tại sao đôi khi con người hành động tàn nhẫn như loài vật.
GIÁO SƯ: Đúng là có như vậy thật. Tiến sĩ Weber nói cuốn sách của tiến sĩ Loy là rất quan trọng bởi vì nó minh họa rằng khoa học không buộc con người phải chấp nhận cách giải thích như vậy.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các học giả khác phản ứng với cuốn sách của tiến sĩ Lucy, Học Thuyết Bị Thất Lạc về Tình Yêu của Darwin, như thế nào?
GIÁO SƯ: Nhà toán học Ralph Abraham nói: “Nó sửa chữa một sự thiếu sót trong lịch sử khoa học vốn đã khiến thế giới hiện đại bị lệch hướng.”
Tư tưởng của thuyết Darwin về bản chất con người đã đem đến cho chúng ta phim ảnh, chương trình ti-vi, tiểu thuyết, và trò chơi máy tính mà theo lời tiến sĩ Loy là: “đầy khẩu phần bạo lực của những tình tiết và nhân vật ‘theo Darwin’.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sự sống sót của những cá thể thích nghi cao nhất. Giết chóc hoặc bị giết.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông ấy nghi ngờ những tư tưởng như vậy đã góp phần gây ra những cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử.
Tiến sĩ Loy nói thêm rằng quan điểm cho rằng cuộc sống là vô nghĩa, bị điều khiển bởi những sự tình cờ mù quáng trong một vũ trụ ngẫu nhiên, “gây một hiệu ứng tâm lý kinh khủng lên con người. …Có gì đó sai trong quan điểm cho rằng cuộc sống là vô định hướng.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: và quan niệm sai có thể gây ra những hành động sai trái.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói thêm rằng nét đẹp trong cuốn sách thứ hai của Darwin, Nguồn Gốc Loài Người, đó là nó nói rằng cuộc sống có định hướng. Và nguồn lực đưa quá trình tiến hóa đi tới là tình yêu và nhận thức đạo đức. Nó nói với chúng ta rằng đạo đức “là phần căn bản trong mọi con người, và chúng ta phải hiểu cách nghiêm túc về đạo đức, về việc nhận biết các quy tắc đạo đức và sống theo như vậy.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy tiến sĩ chỉ ra rằng vào cuối đời, Darwin đã nghĩ rằng con người có một phương diện đạo đức và lương tâm rất khác so với những gì các loài vật khác có.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Điều này cho chúng ta hai lựa chọn về nguồn gốc của những nhận thức đó. Một là chúng ta đã thừa hưởng chúng từ tổ tiên là động vật không phải người.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó có nghĩa là chúng ta đã thừa hưởng chúng từ các sinh vật không có nhận thức về đạo đức và lương tâm, vậy chúng không thể truyền lại những điều đó cho chúng ta.
GIÁO SƯ: Hai là nhận thức đạo đức đó đã được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa – Đấng đã dựng nên chúng ta “thấp hơn các thiên sứ một chút.”
Vì câu hỏi của vị thính giả này rất quan trọng nên chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong chương trình tới.
|
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.