Tro Thanh Nguon Phuoc
Trở Thành Nguồn Phước. Lời Kinh Thánh: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. (Sáng thế ký 12:1-3)

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

CÓ ĐIỀU GÌ THẬT KHÔNG? - KENELL J. TOURYAN

Posted at  4/17/2013 11:24:00 CH  |  in  Khoa Học và Niềm Tin

Kết quả hình ảnh cho KENELL J. TOURYAN

GIÁO SƯ:    Có người từng nói: “Tôi không biết mình là một con người mơ làm một chú bướm – hay mình là một chú bướm mơ được làm con người.”  

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Phải chăng khoa học tự nhiên là một tập hợp các sự thật? hay là một tập hợp các ý kiến?
                  
GIÁO SƯ:    Quan trọng hơn, chúng ta có thực sự biết điều gì không? Có điều gì là thật không – hay sự thật chỉ tồn tại trong tâm trí chúng ta?

GIÁO SƯ:    Hai nhà xã hội học giành được một giải thưởng nhờ viết một cuốn sách công bố rằng khoa học không phải là sự khám phá những sự thật về thế giới tự nhiên. Họ công bố rằng những sự thật được khoa học công bố chẳng qua là những thỏa thuận giữa các chuyên gia với nhau mà thôi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, phải chăng các nhà khoa học bầu chọncho những điều họ tin? Và đa số phiếu sẽ quyết định điều nào họ gọi là “sự thật?”

GIÁO SƯ:    Đó là cách lý giải của một nhóm các nhà tư tưởng. Họ tự gọi mình là “những nhà hậu hiện đại” bởi vì họ muốn thay thế các tư tưởng “hiện đại” bằng những điều ít dựa vào logic hơn.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Họ nghiêm túc chứ?     
                            
GIÁO SƯ:    Trước khi chúng ta thảo luận các quan điểm hậu hiện đại, tôi muốn giới thiệu vị chuyên gia về chủ đề hôm nay của chúng ta. Tiến sĩ Kenell [ken-EL] Touryan [tur-YAHN] đã thuyết trình về tư tưởng hậu hiện đại tại hội nghị hằng năm năm 1997 của Hiệp Hội Khoa học Hoa Kỳ. Ông đã có 20 năm nghiên cứu và ứng dụng các nguồn “năng lượng tái tạo.” 
                                               
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải đó là các nguồn năng lượng không phụ thuộc vào “nhiên liệu hóa thạch” như xăng, dầu và than sao?

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt là các loại “năng lượng tái tạo” – bởi vì chúng có nguồn cung cấp mới mỗi ngày. Chúng cũng ít gây ô nhiễm và an toàn hơn, Chẳng hạn như, các nguồn năng lượng phụ thuộc vào việc khai mỏ dưới lòng đất.
                             Tiến sĩ Touryan đã làm việc tại Viện Nghiên Cứu Năng Lượng Tái Tạo Quốc Gia tại Golden [GOHL-den], Colorado [kol-oh-RAD-oh].  Ông đi công tác trên khắp thế giới ở cương vị giáo sư và cố vấn cho nhiều dự án kỹ thuật cao cấp. Buổi thảo luận hôm nay được dựa trên bài diễn thuyết của tiến sĩ Touryan.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Từ đâu các nhà hậu hiện đại có ý tưởng rằng khoa học không thể khám phá ra sự thật?

GIÁO SƯ:    Giáo sư Touryan nói rằng họ có nhiều điểm khởi đầu khác nhau. Ông nói: “Tuy nhiên, họ có một điểm tương đồng. Đó là họ mang một thái độ thù địch đối với khoa học.   …Điều khiến việc đối đầu với các quan niệm này trở nên…khó khăn là họ không dựa trên những tranh cãi bằng lời, nhưng chủ yếu dựa trên những cách tiếp cận khoa trương, tự cho mình vị thế cao hơn người khác.    

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng hạn như?

GIÁO SƯ:    Nhiều người đưa ra những tuyên bố quá khích trong những nỗ lực bảo vệ môi trường của mình. Có người từng nói rằng trong vòng 20 năm, những cây cối còn sót lại trên trái đất sẽ nằm trong viện bảo tàng. Họ tuyên bố rằng công nghiệp khai thác gỗ đang đốn hạ quá nhiều cây, và sự ô nhiễm gây ra từ đó giết chết thêm nhiều cây khác.   

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Hầu như không thể nào tất cả cây cối lại có thể biến mất trong vòng 20 năm được. Gió và côn trùng phát tán hàng triệu hạt giống thực vật.    

GIÁO SƯ:    Và những người sống bằng nghề đốn gỗ biết rằng họ sẽ tự khiến mình mất việc nếu khai thác gỗ cạn kiệt. Vì vậy, nhiều công ty khai thác gỗ trồng thêm nhiều cây mới để thay thế.      

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy có phải những người buộc tội khoa học và công nghiệp phá hoại môi trường là sai không? 

GIÁO SƯ:    Đúng mà cũng sai. Nhiều người trong số họ có những lời chỉ trích có lý. Nhưng nhiều người quá khích tuyên bố rằng cách duy nhất để bảo vệ môi trường là phải chấm dứt hoạt động của toàn bộ nền công nghiệp.  Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng nền công nghiệp có thể hoạt động theo những cách thức ít nguy hại cho môi trường.
                  
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy các nhà hậu hiện đại tự cho mình là vượt trội về đạo đức, bởi vì họ có một động lực tốt – như là bảo vệ môi trường?

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Nhiều người trong số họ nghĩ rằng nếu họ có một động lực tốt, thì họ sẽ có lý do chính đáng để phát biểu một số điều sai sự thật nghiêm trọng để đạt được động cơ đó. 
                            
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng tư tưởng chủ đạo của những nhà hậu hiện đại là chúng ta không thể biết chắc chắn được điều gì. Chẳng phải họ đúng một phần khi nói rằng các nhà khoa học tuyên bố biết nhiều hơn những gì họ thực sự biết hay sao?

GIÁO SƯ:    Một số nhà khoa học đúng là như vậy – nhưng chỉ đôi khi mà thôi. Tiến sĩ Touryan nói một số nhà khoa học nghĩ rằng họ biết một số điều nào đó quá chắc chắn đến nỗi không chịu lắng nghe những bằng chứng đi ngược lại tư tưởng của mình.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Xin cho ví dụ?

GIÁO SƯ:    Nhà địa lý học người Đức Alfred Wegener [VAY-guh-ner] sống vào đầu thế kỷ hai mươi. Vào năm 1915 hầu hết các nhà khoa học đã chế nhạo thuyết kiến tạo mảng của ông – đó là ý tưởng cho rằng các lục địa trên trái đất nằm trên các phiến đá khổng lồ có khả năng dịch chuyển. Ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu mở rộng để chứng minh cho quan điểm của mình, nhưng ông đã qua đời vào năm 1930 như một người bị ruồng bỏ khỏi giới tri thức.  
                             Nhưng ý tưởng từng bị nhạo cười vào thời của Wegener giờ đây lại được công nhận là một nguyên lý nền tảng của địa chất học.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vì sao lại lâu như vậy?

GIÁO SƯ:    Một phần bởi vì chúng ta không thể thí nghiệm bằng cách dịch chuyển một bộ phận của quả đất có kích cỡ lớn ở tầm lục địa. Chúng ta phải chờ đợi đến khi tự nhiên làm điều đó – và ở đúng chỗ để quan sát nó xảy ra.
                             Giáo sư Touryan chỉ ra một lý do khác. “Trong các cuộc tranh luận khoa học…, các quan điểm được đưa ra dựa trên những thước đo được quy định bởi các định kiến xã hội, chính trị, và ý thức hệ, hoặc thậm chí bởi…sự đố kỵ nghề nghiệp và sự thất thường của người trình bày.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư đang nói rằng có những định kiến và sự thất thường trong khoa học. Các nhà hậu hiện đại sẽ nói rằng khoa học tự nhiên chẳng qua là những định kiến và sự thất thường.     

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Luôn có mặt tốt và mặt xấu trong các hoạt động của con người, kể cả khoa học. Đừng “vơ đủa cả nắm (throwing the baby out with the bath-water).”

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đúng vậy.        

GIÁO SƯ:    Các nhà khoa học cũng chỉ là con người. Vì vậy nhiều người bị cảm xúc của mình tác động khi có ai đó thách thức học thuyết mà họ thích.                 
Nhiều nhà khoa học nói “khoa học đã làm sáng tỏ” và trông chờ mọi người đồng tình ngay lập tức. Giáo sư Touryan nói những người phát biểu như vậy cũng chẳng khác nào nói rằng: “Đừng tranh cãi nữa mà hãy tin tôi đi!”

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhiều nhà khoa học dành cả đời chỉ để theo đuổi một học thuyết. Vì vậy tôi có thể hiểu vì sao họ sẵn sàng chống lại bất cứ ai nói rằng họ đã lãng phí cuộc đời mình cho một ý tưởng sai lầm!

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Giáo sư Touryan nói: “…tri thức,…dù không bao giờ là chắc chắn, nhưng cũng có thể hoàn toàn là như vậy.” Ông chỉ ra rằng những người cho rằng khoa học không thể biết điều gì đích xác, chỉ đi theo luận chứng một chiều. Ông trả lời rằng các nhà khoa học chỉ chấp nhận một học thuyết khi các bằng chứng được thu thập từ nhiều nguồn, để kiểm chứng học thuyết đó. 
                             Ông nói: “thật ra,…có vô số các luồng luận chứng có thể tạo nên sự mạch lạc, những mối liên hệ hết sức chặt chẽ.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một sợi dây thừng được làm nên bởi rất nhiều tao hay sợi. Vì vậy một học thuyết khoa học được chống đỡ bởi nhiều luồng luận chứng.     

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Kết quả là sợi dây thừng rất chắc chắn. 
                             Các sự thật khoa học cũng giống như vậy. Mặc dù chúng ta không thể chắc 100% về một học thuyết khoa học, nhưng chúng ta có đủ bằng chứng để cho thấy hầu hết các học thuyết là hoàn toàn có thể.
                             Chúng ta sẽ đưa ra những ví dụ về việc đó trong chương trình tới.
                            
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vào đầu chương trình, giáo sư có trích dẫn: “Tôi không biết mình là một con người mơ làm một chú bướm – hay mình là một chú bướm mơ được làm con người.”  
                             Ai đã nói điều đó? Và ý của người đó là gì?

GIÁO SƯ:    Một người có tên là Suzuki [soo-ZOO-kee] đã nói câu đó vào những năm 1960. Ông dùng câu nói đó để bày tỏ niềm tin của mình vào một triết lý phủ nhận tư duy phân tích.             
                             Giáo sư Touryan phản đối lại Suzuki: “Nhưng các bằng chứng về sự tồn tại của tự nhiên lại không phụ thuộc vào việc chúng có được quan sát hay không, khoa học vẫn có hiệu quả.”  

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi có ấn tượng là cả hai phía đều có những tư tưởng cực đoan. Có những nhà khoa học tuyên bố biết tất cả sự thật. Nhiều người đối lập với khoa học lại cho rằng các nhà khoa họcchẳng biết gì.        

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Nhiều nhà khoa học đã đánh mất uy tín vì tuyên bố biết nhiều hơn những gì họ thực sự biết. Nhà thiên văn học trước đây của Hoa Kỳ Carl Sagan [SAY-gun; theo vần với Tổng Thống Reagan] có viết: “Vũ trụ là tất cả những gì đang tồn tại, hoặc đã tồn tại, hoặc sẽ tồn tại.” 

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, ý của ông ấy là: “Nếu những nhà khoa học chúng tôi không quan sát được điều gì, thì điều đó không tồn tại.”

GIÁO SƯ:    Đó là một quan niệm không thực sự khoa học, nhưng thuộc vềthuyết khoa học vạn năng. Thuyết khoa học vạn năng là niềm tin rằng khoa học tự nhiên là hiện thực duy nhất – là giải pháp cho mọi vấn đề, và thậm chí là thần thánh.
                             Học giả J. D. Grove viết rằng quan điểm của những nhà hậu hiện đại là một cách phản ứng chống lại thái độ thứ gì cũng biết nầy. Ông tin rằng nhiều người đã tin theo chủ nghĩa hậu hiện đại như một cách để báo thù thuyết khoa học vạn năng.   
                            
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Với tôi, dường như sự thật đang nằm đâu đó giữa hai thái cực này. Các nhà khoa học biết một số điều rất rõ. Bằng cách ứng dụng các nguyên lý khoa học chúng ta đang chuyển tải cuộc thảo luận này hôm nay.

GIÁO SƯ:    Đúng vậy. Một thái cực là chủ nghĩa vô thần, nói rằng chỉ có vật chất mới tồn tại. Thái cực kia là triết lý nói rằng tâm trí hay tâm linh mới là những gì thực hữu, còn vật chất chỉ là một ảo giác. 
                             Điều làm tôi bị thu hút vào Kinh Thánh là cuốn sách đó khuyến khích chúng ta nhìn vào tất cả hiện thực. Kinh Thánh dạy rằng vật chất chính là hiện thực. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên vật chất, là có thực.
                            
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những người theo chủ nghĩa duy vật nhìn vào cuộc sống với một mắt nhắm lại. Và những người tuyên bố chỉ có tư tưởng mới tồn tại cũng vậy. 
                            
GIÁO SƯ:    Đức Chúa Trời ban cho chúng ta hai mắt và hai tai, để chúng ta có thể nhìn nhận hai mặt của hiện thực – vật chất và tâm linh. Kinh Thánh cho chúng ta một cái nhìn hiện thực về cả hai điều đó.

Chia sẽ lên

0 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.

Những Bài Viết Liên Quan

CNTTLS...
About-Donate-Contact-Sitemap
Copyright © 2017 TRỞ THÀNH NGUỒN PHƯỚC. Jesus Love You .
Proudly Powered by Quang Vo.
back to top