KHOA HỌC VÀ KINH THÁNH
Sứ đồ Phao-lô xác chứng “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (IITi 2Tm 3:16). Và Sứ đồ Phierơ cũng đã khẳng định “Thánh linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). Thánh kinh mang bản chất nhân tính bao gồm chữ viết, văn phạm, văn mạch, văn hoá, văn chương, lý luận, hoàn cảnh lịch sử, địa lý, v. v… Ngoài ra Kinh thánh còn mang bản chất thần tánh như vô ngộ, có thẩm quyền, hiệp nhất và huyền nhiệm. Vậy giữa khoa học và Kinh thánh có hoà hợp nhau không?
Sự hoà hợp giữa khoa học và Kinh thánh là gì? Mat Mt 12:40 đề cập đến Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. Một câu chuyện mà nhiều người nhận thấy khó tin, vậy mà Chúa Giê-su đã tin nhận câu chuyện ấy. Trước đây người ta nghĩ rằng chẳng có con cá nào to đủ để nuốt trọn một con người, tuy nhiên ngày nay người ta biết rằng loại cá nhà táng, loại cá mập trắng lớn megalodon và cá voi có thể làm điều đó. Các sinh vật biển nầy có thói quen mửa ra những thứ trong bụng nó trước khi chết.
Có những lời ký thuật, rất hết sức xác thực, về những con người trong thời buổi hiện đại đã bị nuốt trọn bởi những loài cá lớn nầy và sau đó được giải cứu mà vẫn sống. Một thuỷ thủ người Anh bị ngã qua mạng tàu, bị con cá nhà táng nuốt chửng, đã sống một ngày rưỡi trong bụng con cá lớn nầy. Con cá bị săn đuổi, bị đánh bắt và người đàn ông nầy được lấy ra khỏi bụng cá, bất tỉnh nhưng vẫn còn sống. Câu chuyện nầy nói lên sự hoà hợp giữa khoa học và Kinh thánh.
A
THIÊN VĂN HỌC
Trái đất hình tròn và không có vật chống đỡ: Ê-sai đã mô tả trái đất hình tròn “The circle of the earth: Vòng trái đất”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ “Khug” được dịch là vòng tròn, hoặc hình cầu, giống như quả cầu, là điều chính xác không ai chối cải được.
Dân Hê-bơ-rơ, dân tộc cổ xưa, duy nhất tin rằng trái đất hình tròn chứ không phải hình dẹp. Cách đây 2700 năm Ê-sai đã được Đức thánh linh cảm thúc và viết lên quả đất hình tròn: “Ngài Đấng ngự trên vòng trái đất” (EsIs 40:22). Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ các em bé học lớp ba cũng biết xác chứng quả đất hình tròn.
Niềm tin về trái đất lơ lửng giữa khoảng không, không được chống đở bởi một vật gì đã không được khám phá ra, cho đến thế kỷ thứ 15 mới được đề cập đến. Tuy nhiên giới khoa học chưa chấp nhận, mãi cho đến thế kỷ thứ 17 mới nhận ra lẽ thật. Trong lúc đó Giop G 26:7 mô tả “… Ngài treo trái đất trong khoảng không không” (He hangs the earth on nothing).
Các ngôi sao vô số không thể đếm được: Từ ngàn năm xưa có những con người yêu mến thiên văn học, họ tìm cách đếm những ngôi sao:
- Hipparchus sống vào 150 T. C. đã đếm không tới 3000 ngôi sao.
- Ptolemy sống 150 S. C. đã đếm được 1058 ngôi sao.
- Kepler sống vào 1571-1630 đã đếm được 1005 ngôi sao.
- Galileo sống vào 1609 đã phát minh ra viễn vọng kính và khám phá ra rằng các ngôi sao không thể đếm được.
Ngày nay chúng ta biết rằng mặt trời là một trong số 100 tỉ ngôi sao trong dãy Ngân hà (Ngân hà: Dải sáng màu trắng nhờ vắt ngang bầu trời, do các ngôi sao li ti hợp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang, Tự điển VN), và các thiên hà khác (Thiên hà: tập hợp rất nhiều ngôi sao, hàng trăm tỉ, trong đó Hệ Mặt Trời chỉ là một bộ phận rất nhỏ) cũng có số lượng ngôi sao tương đương như vậy. Lời Đức Chúa Trời qua các tiên tri đã nói rất đúng: “Người ta không thể đếm được cơ binh trên trời, và lường cát dưới biển” (Gie Gr 33:22). Đức Chúa Trời hứa chúc phước cho Áp-ra-ham, một con người lại là một người già yếu, sanh ra muôn vàn con cháu, đông như sao trên trời, như cát bãi biển, không thể đếm được (HeDt 11:12).
B
KHÍ TƯỢNG HỌC
Vòng hơi nước: Cách đây gần 4000 năm, Kinh thánh đã nói về vòng hơi nước tức sự vận hành của nước bốc hơi, ngưng tụ, thành mây, thành mưa hoặc thành tuyết rơi xuống đất, để rồi lại bốc hơi. Dầu vậy các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ quá trình nầy, cho mãi đến thế kỷ 19, kiến thức khoa học gia tăng họ mới thấu hiểu được sự vận hành của vòng hơi nước. Trong lúc đó, Giop G 36:27-28 đã xác chứng: “Vì Ngài thâu hấp các giọt nước: Rồi từ sa-mù (mist) giọt nước ấy bèn hoá ra mưa. Đám mây đổ mưa ấy ra, nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người”. Những giọt mưa nầy rơi rớt xuống mọi nơi để rồi mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm cho đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa (TrGv 1:7).
Sự tuần hoàn của không khí: Luồng chuyển vận của gió và không khí không được các nhà khoa học khám phá. Cách đây 100 năm, các nhà khoa học mới sử dụng những quả bóng thời tiết ở độ cao để khám phá ra rằng hơi ấm bắt đầu ở tại xích đạo, tràn xuống hai cực, nó lạnh đi và rơi xuống bề mặt của trái đất, là nơi một lần nữa nó lại tràn về xích đạo để bắt đầu lại chu trình nầy. Sự kiện nầy đã được Gióp và vua Sa-lô-môn đề cập đến:
Gióp G 28:25 “Chúa định hướng cho các luồng gió và đặt biên giới cho các đại dương” (Theo bản diễn ý). Một bản khác dịch “Ngài định sức nặng cho gió”. Gióp nói tiếp “Chúa sai bão tố từ phương nam, và lạnh giá đến từ phương bắc” (37:9 Bản diễn ý).
Sa-lô-môn cũng đồng một quan điểm như Gióp “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó” (TrGv 1:5-6). Tiến sĩ Lê Hoàng Phu dịch “Mặt trời mọc, lặn, xoay vần không dứt. Gió thổi nam, thổi bắc, quanh đi vòng lại”.
Chớp: Đề cập đến vấn đề nầy Gióp đã nói nhiều năm về trước: “Ai đào kinh cho nước mưa chảy, phóng đường cho chớp nhoáng của sấm sét” (Giop G 38:25). Hoặc “Ai đào kinh cho nước lụt, và chỉ đường cho sấm chớp” (Diễn ý).
Vào năm 1930, các máy chụp hình với tốc độ cao đã chụp ánh sáng của chớp. Khi chiếu lại trên màn ảnh với tốc độ chậm, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng: Trước khi chớp phát ra với tiếng sấm kèm theo, đã có một đường phóng. Đường phóng nầy là việc thăm dò ban đầu của sức mạnh năng lượng điện đến mặt đất. Khi tia phóng đến gần mặt đất nó hút một chuỗi điện tích từ mặt đất về phía nó. Tia phóng và chuỗi điện tích gặp nhau, có một con đường chuẩn bị cho chớp xuất hiện, lập tức ánh chớp trở thành một tia sáng thấy rõ.
Điều nầy cho chúng ta thấy từ tia chớp, vòng hơi nước hay sự tuần hoàn của không khí đều được Thiên Chúa dự phòng, lo liệu, tính toán để mọi sự kiện xẩy ra trong trật tự vì Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời trật tự.
C
SINH VẬT HỌC
Tất cả các động vật tái sản sinh đều tuỳ theo loại của chúng: Từ nhiều thế kỷ nay người ta tin rằng một loài động vật có thể giao phối với động vật khác để cho ra đời một loài động mới. Điều nầy đã được chứng minh là không thể được, vì mỗi loài đều có số lượng nhiểm sắc thể khác biệt và cụ thể. Chúng là những tế bào tái sản sinh chính nó để cho ra đời con cháu. Hai loài động vật cùng một loài có thể cho ra đời loài thứ ba. Ví như con ngựa và con lừa có thể cho ra một con la, nhưng khi điều nầy xẩy ra thì thế hệ con cái không có khả năng sinh sản. Chúng không tạo được một loài mới. Một lần nữa Kinh thánh lại đúng như lời Chúa xác chứng: “… Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các loài sống tuỳ theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tuỳ theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tuỳ theo loại, súc vật tuỳ theo loại, và các côn trùng trên đất tuỳ theo loại …” (SaSt 1:21-25).
Tại sao không được kết hôn với những người bà con gần?: Loài người có hơn 300 gien khiếm khuyết gây ra những khuyết tật như: điếc, mù loà, mù màu, dư tứ chi, tứ chi ngắn, hay chảy máu, bạch tạng, tiểu đường v. v… Khi những người bà con gần kết hôn lẫn lộn, những gien khuyết tật nầy có khả năng truyền lại cho con cháu nhiều hơn. Một nan đề đặt ra con cháu của Cain và Sết, những người nầy đã kết hôn với chị em ruột của họ thì sao? Có thể vào thời kỳ mớ khai thiên lập địa dân số chưa đông, các gien khiếm khuyết nầy chưa xuất hiện trong loài người.
Một bộ tộc tại Phi châu đã phải chịu một sự biến dạng khiến các ngón chân của họ chỉ còn lại hai ngón lớn trong hình chữ “V” như bàn chân đà điểu. Khuyết tật nầy là kết quả của việc giao phối giữa những người bà con gần với nhau. Những người đã tái định cư và kết hôn với những người không có mối quan hệ bà con gần thì sinh ra con cháu bình thường.
Mọi xác thịt đều không giống nhau: Từ xưa cho mãi đến thế kỷ 20, các nhà khoa học đều tin rằng tất cả những loài xác thịt hầu như đều giống nhau. Mãi đến năm 1930, kính hiển vi điện tử được phát minh, các nhà khoa học mới nhận biết các tế bào đều hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. Ngày nay ngành khoa học hiện đại đã nhận ra bốn sự phân chia của các loài xác thịt: con người, thú vật, loài cá và chim chóc. Sự phân chia nầy chính xác như Phao-lô đã nhận định “Mọi xác thịt chẳng phải là đồng một xác thịt; nhưng xác thịt loài người khác, xác thịt loài thú khác, loài chim khác, loài cá khác” (ICo1Cr 15:39). Một lần nữa lời của Đức Chúa Trời chính xác, khiến các nhà khoa học chống đối đành bịt miệng.
D
TẤT CẢ CÁC CHỦNG TỘC KHÁC NHAU ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ GIA ĐÌNH CỦA NÔ-Ê
Thế giới ngày nay có nhiều chủng tộc khác nhau, điều rõ ràng nhất trong các đặc trưng này là màu da. Nhiều người xem đây có thể là lý do để nghi ngờ những bản ký thuật lịch sử của Kinh thánh vì họ tin rằng các chủng tộc đa dạng có thể được tiến hoá riêng rẽ trong quá trình lâu dài. Điều quan trọng nhất trong niềm tin này là; làm thế nào chúng ta có thể hoàhợp được giữa khoa học và niềm tin Cơ Đốc?
Tất cả cá nhóm chủng tộc đến từ đâu?
A. Những khám phá của các nhà khoa học
Tạp chí Newsweek, số ra ngày 11 tháng 1 năm 1998, có tựa đề “Ê-va người mẹ của mọi sự sống”, bài viết tường thuật một khám phá gây kinh ngạc bởi các nhà khoa học phân tử cho thấy toàn thể nhân loại đã ra đời từ một người phụ nữ, họ gọi là “Ê-va”. Việc nghiên cứu này đã truy được tổ tông của loài người. Tuy nhiên họ không tin rằng “Ê-va” của họ chính là Ê-va của Kinh thánh. Nhưng đây là một khám phá chứng tỏ toàn bộ các dân tộc trên thế giới đều xuất phát từ một người nữ.
*Những nhà khoa học theo thuyết tiến hoá tin rằng các chủng tộc được tiến hoá riêng rẽ qua giai đoạn khoảng 10000 năm. Ngày nay, các nhà tiến hoá không ngừng điều chỉnh các thuyết của họ để phù hợp với những sự kiện mà họ có được.
*Các nhà khoa học xác định dòng dõi nhân loại đã được chia thành 3 nhóm chính: Caucasord (hầu hết là người châu âu), Mongoloid (hầu hết là người châu á) và Negroid (hầu hết là người châu phi). Kinh thánh cũng có chép sau sự kiện nước lụt đã có 3 nhóm chính tản lạc khắp thế giới là dòng dõi của Sem, Cham và Gia-phết.
*Hầu như hết thảy những người theo thuyết tiến hoá đều đồng ý với những người tin vào sự sáng tạo của Kinh thánh rằng, toàn bộ các chủng tộc đều ra từ nhóm dân cư ban đầu.
B. QUAN ĐIỂM KINH THÁNH:
Sách Công-vụ-các-sứ-đồ 17:26. Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở. Hết thảy chúng ta đều thuộc về một dòng dõi loài người. Tất cả chúng ta đều là một loài người như nhau với sự đa dạng trong diện mạo thuộc thể.
Mỗi dân tộc đều có sự khác nhau về da, tóc, và những đặc điểm khác trên khuôn mặt, cũng chưa thể nói đó là yếu tố của mỗi chủng tộc mà chỉ là sự đa dạng giữa vòng một dòng dõi nhân loại như nhau. A-đam, Ê-va có tất cả những đặc điểm trong gien của họ, những đặc điểm mà chúng ta thấy trong chủng tộc ngày nay.
Có lẽ thời gian sau nước lụt một số đặc điểm đã mất đi bởi vì chúng không thuộc nhóm gien chung của nhóm gia đình nào. Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho chúng ta biết được, là liệu có những đặc điểm thuộc thể gì trước cơn đại hồng thuỷ.
Có lẽ chính sự kiện xảy ra nơi tháp babên tạo nên các ngôn ngữ khác biệt làm chặn đứng khả năng di truyền nhất định đối với mỗi nhóm.
C. NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT:
1. Dù dân số có thể mỗi ngày một gia tăng nhưng chúng ta khó lòng mà tìm kiếm 2 người nào giống nhau “như đúc” kể cả 2 anh hoặc chị em sinh đôi.
2. Màu da: Loài người thực sự chỉ có 1 màu da mà thôi. Hắc tố là một chất màu nâu đen. Bất cứ ai cũng có loại hắc tố này trong các tế bào cơ thể (ngoại trừ người bạch tạng). Hắc tố cũng có trong tròng đen để quyết định màu của mắt.
Nếu lượng hắc tố trong cơ thể chúng ta nhiều thì chúng ta sẽ có 1 làn da đen đủi, còn lượng hắc tố ít sẽ cho ra 1 làn da trắng như người châu âu. Lượng hắc tố trung bình cho ra những màu da khác. Chức năng của các lượng hắc tố giúp cho người da màu ở các quốc gia gần dường xích đại có thể chống lại sự ảnh hưởng xấu từ những tia tử ngoại của ánh mặt trời nên màu da của các gốc dân này luôn có màu sậm đen.
3. Punnet Square: là loại biểu đồ tập hợp các gien từ những cặp gia đình để nghiên cứu những khả năng chuyển biến gien của các thế hệ con cháu.
Đối với các cuộc hôn nhân pha trộn chủng tộc như lập gia đình vời ngoại kiều ( người nước ngoài không phải dân tộc mình) sẽ sinh sản những đứa trẻ có hệ thống gien thay đổi đa dạng.
Ví dụ 1: Một người có màu da rất đen kết hôn với 1 người rất trắng “AABB” +“aabb” sẽ sinh ra thế hệ con cháu có màu da trung bình “AaBb”
Ví dụ 2: Nếu 2 người da màu kết hôn với nhau chúng ta sẽ thấy được toàn bộ dãy màu như là một khả năng trong chỉ 1 thế hệ.
AABB: sẽ sinh sản cho những màu da đen
aabb: sẽ sinh sản ra những màu da trắng.
Tất cả những sự kết hợp khác là những sắc màu nâu trung bình nhưng rất đa dạng.
Từ đây, chúng ta chú ý kỷ càng sẽ thấy được, nếu như những màu da trắng nguyên thuỷ “aabb” kết hôn với nhau thì toàn bộ con cái của họ sẽ có nước da trắng hoàn toàn và không có khả năng ra đời các màu da khác.
Cũng vậy, nếu “AABB” cứ tiếp tục kết hôn với nhau thì tất cả con cái của họ cũng chỉ có màu da đen mà thôi.
Tính đa dạng của các chủng tộc, màu da, tóc, màu đồng tử của mắt cũng có thể đến từ gia đình NÔ-Ê. Cũng có rất nhiều sự đa dạng khác bị mất đi trong cơn nước lụt hoặc các chủng tộc của chúng ta sẽ trông giống như thế nào nếu điều gì đó xảy ra khiến cho người Việt nam phải kết hôn với những chủng tộc đa dạng khác.
Ví dụ: Người có tóc xoắn đen, và có đôi mắt đen kết hôn cùng người tóc vàng có đôi mắt xanh?
Tạ ơn Đức Chúa Trời toàn năng. Ngài ban cho loài người và đầy dẫy sự lạ lùng trong đó. Chúng ta hãy ngắm nhìn và chiêm ngưỡng một cách sâu nhiệm để thấy dược kỳ tích này. Và nếu hiểu rõ tường tận, thâm sâu chúng ta cũng có thể thốt lên như thi sĩ Đavít “Tôi cảm tạ Chúa vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng lòng tôi biết rõ lắm”. Thi thiên 139:14
LỜI KẾT: Toàn bộ Kinh thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn một cách chính xác. Mặc dù tiến bộ của ngành khoa học ngày nay có phát triển thế nào đi nữa vẫn không bao giờ phá đổ nỗi bức tường đức tin của người tin Chúa. Khoa học có thể cho chúng ta hiểu Kinh thánh một cách rõ ràng hơn, khiến cho người yêu mến lời Ngài tin cậy tuyệt đối vào lời hằng sống và bước đi vững chắc trong suốt linh trình theo Chúa.
E
CHIẾC TÀU CỦA NÔ Ê VÀ NƯỚC LỤT
Trong Thánh kinh Lu-ca 17:26 Chúa Cứu Thế Giê-xu phán: “việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong thời Con người”. Điều gì khiến Chúa Giê-xu đã chấp nhận sự kiện Đức Chúa Trời trút cơn Đại hồng thuỷ tiêu diệt toàn thể nhân loại vì cớ sự gian ác của loài người và Ngài chỉ tìm trong dân chúng được 8 người công bình để cứu. Chúng ta có thể đặt niềm tin vững chắc về điều này được không?
I. CƠN ĐẠI HỒNG THUỶ XUẤT HIỆN (Sáng 7:11)
Nếu không dựa vào thánh kinh, chúng ta sẽkhông chấp nhận làm sao trời có thể tạo nên cơn mưa trong suốt 40 ngày và 40 đêm với 1 lượng nước có thể làm chìm cả ngọn núi cao nhất thời bấy giờ khoảng 15 mét (tính từ đỉnh). Kinh thánh Sáng 7:20 giải thích rằng chính các nguồn nước từ các vực lớn nổ ra, từ các đập trên trời mở xuống. Chính hai nguồn nước này kết hợp với nhau làm nên cơn lụt trong suốt 40 ngày đêm tiêu diệt toàn bộ vạn vật trên đất.
II. CƠN ĐẠI HỒNG THUỶ XẢY RA TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
Nước lụt đã xảy ra trên đất 1656 năm sau khi A-đam được tạo dựng. Hầu hết người nam sống hơn 900 tuổi. Những người nam còn có thể sinh con từ độ tuổi 65 đến 500. Nếu mỗi gia đình sinh được 20 người con thì thế hệ cuối cùng trước cơn nạn hồng thuỷ, dân số toàn cầu đã có trên 2 tỷ người/ 200 triệu.
Nếu trận lụt xảy ra có tính địa phương thì đã không thể tiêu diệt cả nhân loại được (Sáng 7:19-23) và Đức Chúa Trời đã không bảo NÔ-Ê phải đóng tàu vì họ có thể di chuyển gia đình đến 1 khu vực khác an toàn hơn như Ngài đã làm về sau này với Lót khi đoán phạt thành Sôđôm. Sáng 7:24 ,Sáng 8:5-14 mô tả trận lụt kéo dài trong suốt 150 ngày, tất cả mọi sinh vật đều chết (Sáng 7:21-23).
XÉT VỀ KHOA HỌC
Ngày nay các bằng chứng hoá thạch đã chứng minh niềm tin này, vì chúng được tìm thấy trong những mảnh lộn xộn trong các mồ chôn thú tập thể. Các con thú bị dòng nước lũ cuốn đến những vùng đất thấp và bị vùi lấp bởi phù sa, cát cùng với những thứ khác. Với sức ép có cường độ cao của hàng ngàn mét nhanh chóng làm hoá thạch các xác chết trong điều kiện mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy ngày nay.
SỰ HÌNH THÀNH HOÁ THẠCH
Các yếu tố để hoá thạch hình thành bởi sự chết đột ngột và chôn lập tức của các sinh vật. Ap lực đột ngột của sự chết và chôn tránh sự tan rửa do ôxy hoá và các yếu tố khác tạo nên hoá thạch.
Bằng chứng: Các hoá thạch của những sinh vật biển và các đụn muối được hình thành bởi nước được tìm thấy trên đỉnh Ararát và những ngọn núi cao khắp thế giới. Điều này phù hợp với Kinh thánh: Đã từng có 1 trận lụt toàn cầu bao phủ mọi ngọn núi. Các nhà thám hiểm, nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy 1 số lượng lớn các hoá thạch của đời sống biển. Khoảng 75% vỏ trái đất là đá trầm tích được hình thành trong nước và bởi nước.
XÉT VỀ TRUYỀN KHẨU
Ngày nay người ta thống kê có hơn 200 ký thuật về câu chuyện trận đại hồng thuỷ đã tiêu diệt toàn thể nhân loại. Rải rác ở các dân tộc thuộc Batư, Ấn-độ, In-đô-nê-si-a, Tân Giêni, Tahti, Hawaii, Trung Hoa, Nhật, Syberia, Úc, Tân tây lan, Alaska, Ai-cập, Suđan, Nigiêria, Nam phi, Hi lạp, Ireland, Lithuania, Finland, Wales, Ái Nhĩ Lan cùng với những truyền thuyết, chi tiết nhất là của các dân tộc vùng núi Ararát, miền đông nước Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi con tàu đã tấp vào, những lời truyền thuyết này đã được truyền khẩu trước khi họ có được quyển Kinh thánh. Một số dân tộc ở Nam Phi như dân Hottentot tin rằng họ là con cháu của “Nah” và người Hawaii đã tường thuật trận lụt mà sau đó chỉ có “Nu-u” và gia đình ông được cứu sống.
Chúng ta có thể hiểu được sự lan truyền của những lời truyền khẩu này vì con trai của Nô-ê là Sem vẫn còn sống trong thời Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp. Những gốc dân khác được nghe kể về nạn lụt từ Cham, sem, Gia-phết trước khi họ tan lạc khắp thế giới. Những câu chuyện dù bị sai lệch ít nhiều, nhưng sự kiện có quá nhiều lời truyền khẩu về cơn nạn hồng thuỷ khiến cho lời ký thuật của sáng thế ký mang giá trị đích thực.
III. CHIẾC TÀU KHÓ TIN
Chiếc tàu khổng lồ: có chiều dài ít nhất là 150 m, rộng 25m, và cao 15 m, (Sáng 16:15 , Dựa trên đơn vị cubit: 1 cube = 45cm)
* Câu hỏi được đặt ra là làm sao Nô-ê và các con trai có thể thực hiện được một công trình đồ sộ như thế.
* Nô-ê bắt đầu thực hiện chương trình này khi ôngđã 500 tuổi, có thể ông đã tích luỹ nhiều kiến thức và kỷ năng trong cuộc sống.
* Dựa trên cơ sở khoa học, 1 con tàu có tỉ lệ cân đối nhất trong nước phải là 6 đối 1. Trong nhiều thế kỷ qua các con tàu có tỉ lệ bình thường đều có tỉ lệ 10 đối 1. Điều này chứng minh rằng con tàu Nô-ê thực hiện qua sự huấn thị của Đức Chúa Trời có tỉ lệ rất chính xác.
Con tàu có khoảng 420 ngàn mét khối không gian để chứa hàng hoá, tương đương với 522 toa xe lửa, có dư chỗ để giữ tất cả các loại thú vật một cách dễ chịu. Đối với các sinh vật sống trong nước thì không phải vào tàu. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các loài động vật và đưa đến sự tính toán như sau:
a. Động vật có vú 3500x2 (được đưa vào tàu/7:2)
b. Loài chim 8600x7 (được đưa vào tàu/ 7:3)
c. Các loài lưỡng cư và bò sát 5500x2 (được đưa vào tàu/ 7:3)
d. Tổng số các loài ngày nay 17600
Các loài được đưa vào tàu: khoảng: khoảng 78000?
* Đối với các loài côn trùng chiếm khoảng không gian rất nhỏ
Đức Chúa Trời bảo Nô-ê hãy đem mỗi cặp loại thú vào tàu. Thí dụ: chó sói, cáo, chó rừng, sói đồng cỏ… đều có thể được sinh sản và lai giống từ cặp chó đã vào tàu.
* Nhân loại từ đó được sản sinh từ cặp vợ chồng Nô-ê và gia đình 3 người con của ông.
NÔ-Ê TẬP HỌP CÁC THÚ VÀO TÀU NHƯ THẾ NÀO?
Sáng-thế-ký 7:8-15 cho biết các thú vật “đến cùng Nô-ê ” như vậy có nghĩa là Đức Chúa Trời đã gây một tác động trong các loài thú vật để chúng tự di chuyển đến con tàu và đã ấn định thời gian cho chúng để chúng đến đúng ngày.
- Trong nghĩa địa hoá thạch ở tại Mỹ, những hoá thạch thú vật như: Lạc đà, tê giác, lợn rừng khổng lồ… Những con thú này hiện nay chỉ sống ở Châu á và Châu Phi.
- Tại anh quốc các di tích của loài gấu nâu đốm, bò rừng, tuần lộc, khổng tượng, linh cẩu, trâu nước. Ngày nay không còn một loài nào trong các loài đó sống ở khu vực này.
NÔ-Ê VÀ GIA ĐÌNH ÔNG ĐÃ CHĂM SÓC CHO TẤT CẢ CÁC LOÀI THÚ NÀY BẰNG CÁCH NÀO?
Hầu hết động vật đều có khả năng ngủ đông trong suốt những thời kỳlạnh lẽo, tối tăm. Cùng với sự chuyển động của con tàuýo lẽ cũng đã giúp cho thú vật im lặng và ngủ đi.
Các động vật không thể đi lại nhiều trong hoàn cảnh này, chắc hẳn cũng không cần nhiều thức ăn. Gia đình Nô-ê có thể nuôi dưỡng những con nào không ngủ cũng không quá nhiều khó khăn.
IV. CHIẾC TÀU ĐÃ TẤP VÀO NÚI A-RA-RÁT
Sáng 8:4 “Đến tháng thứ bảy, ngày 17, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát”. Núi Ararát là rặng núi ở phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay thuộc địa phận biên giới Armenia.
Những chứng nhân mô tả về con tàu.
1. Năm 475 TC, một tư tế người Ba-bi-lôn (Berossus) nói rằng người ta có thể thấy một chiếc tàu ở trên gọn núi tại Thổ Nhĩ Kì Armenia.
2. Năm 30 TC, Nicolas Damascenus đã viết về một ngọn núi Armenia mà trên đó một con tàu đã mắc cạn sau cơn hồng thuỷ.
3. Năm 130 SC, Josephus, một sử gia người Do thái, đã viết rằng chiếc tàu Nô-ê nằm trên một ngọn núi ở tại Armenia và vẫn còn nhìn thấy được.
4. Năm 130 SC, Marco polo tường thuật rằng chiếc tàu Nô-ê đã tấp trên cao một ngọn núi ở tại Armenia.
5. Năm 1883, một nhóm các đại biểu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ đã phát hiện chiếc tàu trong khi khảo sát một trận tuyết lỡ. Những người này đã vào trong xác tàu và tường thuật rằng họ tìm thấy phần bên trong “vẫn còn tốt và được ngăn chia như những căn phòng”.
6. Năm 1905, một cậu bé người Armeni, Georgie Hagopian, và chú của mình đã leo lên nơi họ nhìn thấy chiếc tàu nhô ra từ một tảng băng. Cậu bé đã trèo lên con tàu và đã có thể mô tả con tàu một cách chi tiết. Một lời ký thuật qua băng về lời làm chứng của cậu đã được thực hiện không lâu trước khi cậu qua đời năm 1972 đã được đưa vào những thí nghiệm phân tích giọng nói cho thấy không có dấu hiệu là cậu đã nói dối.
7. Năm 1925, một phi công người Nga bay qua vùng A-ra-rát trong thế chiến thứ nhất cho rằng ông đã nhìn thấy con tàu. Sau khi nghe lời báo cáo này, Nga hoàng đã gởi một đội lính đến địa điểm này, là nơi họ đã xác định và khảo sát có con tàu lớn. Nhưng trước khi họ có thể báo cáo trở về cho chỉ huy thì cuộc cách mạng Nga nổ ra và những người lính này đã bị tản lạc. Một số người cuối cùng đã đến tại Hoa kỳ và có một số bạn bè và bà con khác nhau khẳng định câu chuyện của họ.
8. Thế chiến thứ hai, các phi công Nga đã chụp các bức hình từ trên không cho thấy chiếc tàu Nô-ê đã nhô ra từ băng tuyết.
9. Năm 1948, một nông dân người Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ông ta đã nhìn thấy con tàu trong khi trèo lên vùng băng tuyết và ông nói rằng ông đã bước đi trên sàn tàu.
10. Năm 1952, viên kỷ sư người Mỹ là George Green đã chụp các bức hình con tàu từ chiếc trực thăng của ông trong khi lượn trên vùng núi A-ra-rát phủ tuyết.
11. Năm 1969, hai nhà thám hiểm khác nhau đã mang về những mảnh gỗ được khắc nhũ bằng tay từ con tàu.
12. Năm 1973, các bức hình vệ tinh đã phát hiện địa điểm chính xác của một vật thể khổng lồ “không nhận diện được” là thứ xa lạ đối với núi A-ra-rát, là nơi nó được xác định.
13. Cuối cùng phải ghi nhận rằng hầu như tất cả các dân bản xứ thuộc vùng núi Ararát đều hoàn toàn nhất trí rằng con tàu đang ở đấy. Truyền thống dân gian của họ thường nói về con tàu và nhiều lần họ đã quả quyết những người chăn cừu lang thang phát hiện chúng vào mùa hè.
ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO VIỆC KHÁM PHÁ CON TÀU TRỞ NÊN KHÓ KHĂN?
Núi A-ra-rát cao 5214 mét. Phần chân núi rộng 1040 km vuông. Phần đỉnh 1230m của núi bị bao phủ bằng lớp băng tuyết và có những nơi sâu đến 246m. Đây là một ngọn núi rất khó leo. Có hàng ngàn khe nứt và hốc núi có thể đã che giấu toàn bộ con tàu. Ở đây thường xuyên có những trận động đất gây ra những vụ đất lỡ lớn, khí hậu đột ngột trở nên khắc nghiệt (những trận bão tuyết đóng băng là bình thường, kể cả vào mùa hè). Đây cũng là một khu vực nhạy cảm về chính trị. Vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi giáo. Vùng biên giới núi A-ra-rát nằm trên xứ Armenia, vốn thuộc Liên Bang Xô Viết.
Người ta tin rằng con tàu ở độ cao khoảng 4308m đến 4769 m, tuy nhiên những người bản xứ tuyên bố là biết địa điểm thì từ chối không leo cao hơn những độ cao 3692-4000m. Thường thì những đội thám hiểm không thể tìm được người hướng dẫn, bất chấp số tiền được đề ra là bao nhiêu. Những người địa phương rất mê tín và họ tin rằng “các tà linh” đang canh giữ chiếc tàu. Tuy nhiên tất cả họ đều đồng ý rằng “Nuhem Genisi” (con tàu Nô-ê) vẫn còn đang nằm trên núi.
Hiện nay người ta vẫn chưa biết chính xáchoàn toàn nơi con tàu toạ lạc trên vùng núi đồ sộ ấy. Người ta tin rằng con tàu đang bị chôn chặt trong tuyết.
Từ trước đến nay các nhóm không được trang bị, không được tài trợ đầy đủ và không đủ tiêu chuẩn đã tấn công toà đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở tại Hoa Kỳ tới tấp bằng những yêu cầu để xin phép được leo lên núi Ararát để tìm kiếm con tàu. Toà đại sứ Thổ Nhĩ Kỳhết sức chậm chạp đưa ra lời đồng ý cho phép các đoàn thám hiểm và điều này dường như không thể thành công. Một số người thậm chí đã trèo lên núi mà không có được sự cho phép chính thức, là điều đã làm ngăn trở cho những nhóm hợp pháp nhận được sự cho phép từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
F
CÓ PHẢI KHỦNG LONG VÀ CON NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI ĐIỂM KHÔNG?
Thuyết tiến hoá dạy rằng loài khủng long đã tiến hoá một cách tình cờ và đã tồn tại cách đây khoảng 2 trăm triệu năm, sau đó bị diệt chủng cách đây 65 triệu năm. Thuyết này chỉ dựa trên sự suy đoán trên vô số giả định, không cho thấy sự chính xác nào để tin rằng khủng long đã thật sự tiến hoá hàng triệu năm trước.
Hầu hết các Cơ Đốc nhân không gặp vấn đề khi tin rằng con người chỉ tồn tại trong khoảng 6 ngàn năm, nhưng họ khó khăn lắm để chấp nhận việc Đức Chúa Trời dựng nên khủng long cùng thời điểm với loài người và các loài vật khác.
I. TRONG KINH THÁNH KHỦNG LONG ĐƯỢC MÔ TẢ NHƯ THẾ NÀO?
A.Gióp 40:15-24 BEHEMOTH (BRACHIOSAURUS?)
(theo bản Kinh thánh Việt Nam Gióp 40:10-19)
Có một số bản Kinh thánh có ghi chú thêm rằng Behemoth là 1 loài voi hoặc loài trâu nước. Thực ra, nó rất khác với lời Kinh thánh mô tả - behemoth có đuôi “như vây bách” khác hẳn với đuôi voi. Vậy, lời miêu tả của Gíop về Behemoth rất phù hợp với lời miêu tả loài khủng long Brachiosaurus.
B. GIÓP 41. CON RỒNG THỞ RA LỬA.
(Bản Kinh thánh Việt Nam Gióp 40:20-28, Gióp 41:1-25;)
Có nhiều truyền thuyết về những loại rồng phun lửa, những truyền thuyết đó được nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới đều cùng tạo ra 1 câu chuyện về các tạo vật hầu như giống nhau mà chưa thật sự trông thấy chúng.
Gióp 40:20 làm cho chúng ta suy nghĩ rằng Lêviathan có phải là cá sấu không?
Gióp 41:1-6 cho rằng Lêviathan rất khó bắt hoặc giết. Trong khi ngày nay phần lớn các loài cá sấu trên thế giới được cảnh báo có nguy cơ bị tuyệt chủng
Gióp 40:21 chứng minh không phải là cá sấu. Vì Gióp mô tả phần dưới bụng của Lêviathan được bao phủ bởi các lớp vỏ giáp tạo nên những đường cày trên những vùng đầm lầy. Còn phần bụng của cá sấu thì rất mềm và dễ bị tổn thương. Gióp 41:16 chép rằng những anh hùng cũng run sợ và kinh hãi khi thấy nó “chỗi dậy”. Điều này cũng không đúng khi nó phải đối diện với tay chuyên săn cá sấu.
Vậy Lêviathan là con gì? Voi, tê giác hay là cá mập?
Trong nguyên ngữ Hibálai, từ ngữ Lêviathan có nghĩa là “một con thú lớn dưới nước”, ngôn ngữ Hibá có nhiều từ ngữ dành cho voi, tê giác và cá mập. Nếu Gióp muốn miêu tả con vật ấy thì ông có thể dùng những từ đó, không cần phải dùng từ ngữ Lêviathan.
Chúng ta có thể tin Lêviathan có thể thở ra lửa và khói?
Truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới có nói nhiều về những con rồng phun ra lửa (Trunghoa, Tôcáchlan, Hylạp, …). Chúng ta thì chưa một ai thực sự thấy những điều này cả, tuy nhiên Kinh thánh đã chép như vậy.
Gần đây, các nhà khoa học chứng minh có nhiều sinh vật ky lạ như: loài bọ cánh cứng có thể trộn 2 loại hoá chất trong cơ thể để phóng ra luồng hơi độc có nhiệt độ 100 độ C. Đom đóm cung cấp nguồn sáng có thể đọc được sách trong đêm tối, hoặc loài cá giống lươn có thể phóng ra nguồn điện tạo nên cú giật 650V.
Nếu Đức Chúa Trời có thể dựng nên những sinh vật nhỏ bé có khả năng như vậy thì Ngài cũng có thể dựng nên khủng long (rồng) có thể phun lửa.
II. BẰNG CHỨNG VỀ ĐỊA CHẤT HỌC CHO THẤY KHỦNG LONG VÀ CON NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI ĐIỂM.
A. Các dấu chân của khủng long và con người được phát hiện chung với nhau.
Tại Glenrose, Texas người ta phát hiện các dấu chân khủng long chung với dấu chân người. Các nhà địa chất học nổi tiếng đã chứng minh các dấu chân này là thật và cũng có thể được hình thành trong cùng ngày hoặc thậm chí cùng giờ với nhau. Thật thú vị là dấu chân người cũng rất lớn, một số dấu chân dài đến 45-63cm, cho thấy người cổ đại rất lớn, những người trưởng thành có thể cao từ 2,5m đến 3m.
Giả sử các dấu chân được tìm thấy có thời gian là 120 triệu năm tuổi. Vậy thì làm thế nào các dấu chân con người lại có ở trên đó. Có phải chăng con người và khủng long đã sống cùng thời điểm và những dấu chân được in cùng lúc khi cả hai đang chạy trốn các dòng nước đang dâng lên tại cơn Đại hồng thuỷ cách đây 4000-5000 năm?
III. NÔ-Ê CÓ ĐƯA KHỦNG LONG VÀO TÀU KHÔNG?
Kinh thánh Sáng-thế-ký 6:20, chép Đức Chúa Trời đã sai các loài động vật đến cùng NÔ-Ê để được bảo tồn sự sống. Như vậy không nhất thiết các con vật vào tàu là đã trưởng thành hoàn toàn. Các nhà khảo cổ cho biết chưa bao giờ phát hiện một trứng khủng long nào lớn hơn trứng của đà điểu. Như vậy chúng được nở ra không phải là lớn, chắc chắn sẽ không chiếm diện tích không gian. Hơn nữa kích cỡ tàu rất lớn và mọi thú vật đều có khả năng ngủ đông trong khoảng không gian tối, mát mẻ trong suốt thời gian chịu cơn hồng thuỷ.
IV. KHỦNG LONG CÓ THẬT SỰ HOÀN TOÀN BỊ TIỆT CHỦNG KHÔNG?
Khủng long có nghĩa là con thằn lằn khủng khiếp, hiện nay vẫn còn tồn tại loài bò sát khổng lồ này ở một vài nước trên thề gới như, loài rồng Komodo còn tồn tại ở Inđônêsia, loài Plesiosaur là 1 loài khủng long biển vẫn còn tồn tại. Khi 1 tàu đánh cá Nhật bản đã kéo được xác 1 con Plesiosaur vào năm 1977. Một tàu đánh cá Malayisia cũng bắt một con vật tương tự vào năm 1995 và trưng bày ở tại một bến tàu trong một thành phố biển tại Malaysia, có hàng ngàn người đến xem xác con vật tiền sử còn tồn tại này.
THAM KHẢO CHUNG
1. Ngày nay thậm chí những người theo thuyết tiến hoá cũng lập luận rằng sự tuyệt chủng của khủng long đến đột ngột bởi một thảm hoạ xảy ra trên toàn thế giới. Điều này được viện dẫn như một vụ saobăng xảy ra trên trái đất cách đây hàng triệu năm và đã làm thay đổi khí hậu, giết chết loài khủng long. Tuy nhiên chúng ta biết rằng đã từng có một thảm hoa nước lụt, chứ không phải sao băng và điều đó xảy ra giữa khoảng 4000 năm đến 5000 năm cách đây, chứ không phải cách đây hàng triệu năm.
2. Rõ ràng là từ các di tích hoá thạch và từ những khám phá khác chúng ta thấy toàn trái đất có một thời hưởng được khí hậu cận nhiệt đới. Chúng ta biết được điều này là do tìm được thấy các khổng tượng có lông mịn bị đóng băng ở tại Siberia và Alaska, các hoá thạch khủng long tại Canada và các quốc gia khác thuộc miền bắc, thậm chí các khu rừng nhiệt đới cũng bị hoá thạch bên dưới lớp băng thuộc vùng bắc cực và Nam cực.
3. Loại khí hậu này rất có thể đã tồn tại trên mặt đất trước khi có trận nước lụt NÔ-Ê (khoảng năm 2344 TC). Trái đất đã được bao phủ bởi bức màn hơi nước dày (Sáng Thế Kỷ 1:6-7) đã tạo nên “hiệu ứng nhà kính” có khí hậu ấm áp trên toàn thế giới. Loại khí hậu này thật là ý lưởng cho những loại bò sát sinh sôi nảy nở. Hẳn cũng đã có dồi dào thức ăn bởi vì các điều kiện khí hậu đó.
4. Đến lúc Đức Chúa Trời huỷ diệt Trái đất bằng nước lụt, và tất nhiên tất cả những khủng long không được vào tàu đều đã bị nước lụt huỷ diệt. Đây chính là xương cốt của những xác chết ấy đã được tìm thấy ở những địa tầng hoá thạch có xương lớn tai những địa điểm khai quật khắp thế giới.
5. Những con khủng long còn sống đã ra khỏi tàu và một số đã xoay sở để sinh sản trong một thời gian lâu hơn, nhưng hầu hết đã không làm được điều đó, vì sao vậy?
6. Lý do chính đó là thời kỳ băng hà đã bắt đầu, ở các khu vực miền bắc thế giới, Bởi vì bức màn hơi nước bên trên trái đất (đã từng khiến cho khí hậu ấm áp) đã rơi xuống biến thành mưa. Bấy giờ, hiệu ứng nhà kính không còn nữa, và phần lớn nước đã rút khỏi cơn nước lụt đông đá và hình thành những lớp băng tuyết lớn bao phủ các phần lớn ở phía Bắc. Với bức màn hơi nước biến mất, bầu không khí được làm ấm gây nên tình trạng bốc hơi. Với khuôn mẫu tuần hoàn của không khí, không khí ấm sẽ bốc lên ở tại xích đạo và di chuyển đến 2 cực. Tại đó chúng đã trở nên lạnh đi, đông đá và tuyết. Với độ ẩm lớn như vậy trong không khí và tuyết, cac lớp đất sẽ biến thành các dãy băng tuyết.
a. Thời kỳ băng hà.
* Những nhà khoa học theo thuyết tiến hoá tin rằng thời kỳ băng hà đã bắt đầu cách đây 2 triệu năm và đã kéo dài đến cách đây 11 ngàn năm.
* Những người tin vào thuyết sáng tạo thì cho rằng nó kéo dài từ 250 đến 1300 năm sau nước lụt.
* Lớp băng tuyết không bao phủ toàn thể trái đất. Nó chỉ có ở các khu vực miền bắc Châu Au, Châu á, và bắc Châu mĩ cũng như ở tại các khu vực miền nam gần nam cực. Nó bao phủ khoảng 1/3 trái đất.
* Đồng thời nhiều khu vực nằm dưới băng tuyếtcũng đã có những nền văn minh phát triển ở các khu vực khác có vĩ độ thấp hơn, như Babilon, Trung hoa và Aicập.
* Cuối cùng đã có sự gia tăng dần dần cacbon dioxit trong bầu khí quyển khiến cho các nhiệt độ gia tăng và lớp băng đá đóng lại dần dần đến vị trí hiện tại ngày nay của nó.
* Gióp đã không sống lâu sau nước lụt. Có lẽ vào cuối thời kỳ băng hà, giữa thời kỳ tháp Babên và thời kỳ của Apraham. Ông đã nói đến băng tuyết trong nhiều lần ở sách Gióp.
* Gióp 37:9-10 nói đến sương giá và nước đóng băng. Trong Gióp 38:22 nói đến kho chứa tuyết.Gióp 38:29-30 nói đến tuyết giá và đóng băng.
* Gióp đã từng có các bầy gia súc, vật nuôi và thú vật và ông nói đến các vườn nho, những cánh đồng cỏ, những cây toả bóng mát, lúa mì và lúa mạch. Ngày nay khu vưc ấy là 1 hoang mạc khô cằn. Băng đã không được nói đến trong các xứ sở Kinh thánh nhưng hẳn nó đã có ảnh hưởng trên khí hậu. Vì vậy khu vực ấy đã từng là 1 cánh đồng cỏ xanh trong suốt thời kỳ băng hà.
7. Khủng long là loài máu lạnh, không thể tồn tại trong các miền lạnh lẽo của trái đất.
8. Cũng vậy, vì cớ sự thay đổi của khí hậu lương thực dành cho loài khủng long cũng đã giảm đi rất nhiều, Điều này có thể trở nên một nan đề nghiêm trọng cho các sinh vật là loài ăn trung bình 900 kg thực vật mỗi ngày.
9. Con người, to lớn hơn trong quá khứ có lẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc giết chết các loài khủng long nhất định. Có lẽ con người đã giết chúng, vì xem chúng là loài vật nguy hiểm, hoặc chỉ săn chúng làm thức ăn.
10. Một số loài khủng long lớn hơn có lẽ đã chết ngạt trên tàu bởi vì thế giới trước nước lụt có được áp suất không khí 2 lần 1/4 lớn hơn nhờ bức màn hơi nước trên trái đất. Những con vật lớn hơn đòi hỏi số lượng ôxy lớn hơn các con vật nhỏ. Khi khủng long ngày càng to lớn, nhiều con trong số chúng có lẽ cũng vì ngạt thở mà chết.
11. Không những khủng long đã trở nên tuyệt chủng, mà 90% tất cả hình thức sự sống đã từng được sáng tạo (cây trồng, thú vật, côn trùng, chim chóc…) đã biến mất! Đây là một hậu quả tội lỗi loài người đã dẫn đến các tác hại phá hỏng cho sự rủa sả trên đất.
G
TRÁI ĐẤT ĐƯỢC BAO BỌC
Theo người Do thái có ba tầng trời đều được gọi là Thiên đàng. Bầu trời bao bọc bởi khí quyển nơi đó có sinh vật sống, người Do thái gọi đó là tầng trời thứ nhất. Khoảng không gian có các loại tinh tú ngoài tầng khí quyển, đó là tầng trời thứ hai. Tầng trời thứ ba được Phao-lô mô tả là Ba-ra-đi, ở đó ông nghe những lời không cho phép nói ra (II Cô-rinh-tô 12:2-4).
Học thuyết về trái đất được bao bọc cho biết rằng trước đây đã từng có một bức màn hơi nước dày 8 km được giăng trên bầu khí quyển ở độ cao từ 32 đến 40 km. Người ta tin rằng bức màn đã giải thích cho nhiều sự việc được biết là đã tồn tại trên trái đất trước khi có cơn Đại hồng thuỷ.
I. BẰNG CHỨNG KINH THÁNH VỀ BỨC MÀN HƠI NƯỚC
1. Có phải bầu trời ở giữa nước và nước không?
Dựa theo Sáng thế ký 1:6-8 Đức Chúa Trời đã tạo dựng bầu trời từ giữa nước. Thượng đế phán: “Phải có khoảng không phân cách nước với nước”. Vậy Thượng đế tạo ra khoảng không, phân cách nước dưới khoảng không và nước trên khoảng không. Thượng đế gọi khoảng không là trời (BDY).
2. Trước cơn Đại hồng thuỷ có bao giờ mưa trên mặt đất không?
Sáng thế ký 2:5-6 xác chứng “Vả, lúc đó, chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên mặt đất, và cũng chẳng có một người nào cày cấy đất nữa. Song có hơi nước dưới đất bay lên tưới khắp cùng mặt đất”.
Theo khoa học ngày nay cho biết mưa là do gió và nước bốc hơi gây ra. Gió là do sự thay đổi nhiệt độ tạo thành. Nhiệt độ thay đổi là do các tia mặt trời chiếu thẳng vào bề mặt trái đất tạo thành.
Các tia mặt trời được lọc bởi bức màn nước vì vậy có một nhiệt độ tương đối không thay đổi trên khắp thế giới, chỉ có những cơn gió nhẹ mà chẳng bao giờ có những trận bão. Trái đất đã nhận được hơi ấm ban sự sống, không phải từ mưa, mà do lớp sương đọng lại mỗi buổi tối trên các loài thực vật, do hơi ẩm trong việc làm lạnh không khí, như lời Kinh thánh phán.
3. Dưới bức màn hơi nước nầy, chúng ta có thấy cầu vồng, mặt trời, và mặt trăng không?
Cầu vồng gây ra bởi tác dụng của lăng kính khi các tia mặt trời bị gấp khúc xạ và phản xạ khi chúng đi qua các giọt nước nhỏ, bao gồm đủ 7 màu chính, xuất hiện trên bầu trời, đối diện với mặt trời hay mặt trăng. Như vậy sẽ không có cầu vồng trước khi nước lụt, bởi vì không có những tia mặt trời trực tiếp và không có những tia nước nhỏ để chiếu qua. Cái mống hay cầu vồng là dấu chỉ về giao ước bất diệt của Đức Chúa Trời với con dân Ngài và muôn loài trên đất, sẽ chẳng có nước lụt huỷ diệt mọi sinh vật nữa (Sáng-thế-ký 9:13-17). Nô-ê chẳng hề thấy một cái mống nào suốt 600 năm ông sống trên mặt đất.
Từ khi bức màn hơi nước không còn nữa, sau nước lụt, lần đầu tiên Kinh thánh đề cập đến mặt trời lặn. Ngày ấy Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ra-ham: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát (15:17-18). Bức màn hơi nước đã được vén khỏi mắt muôn loài vạn vật, con dân Ngài. Con dân Ngài và muôn vật có thể thấy được mặt trời, các ngôi sao, mùa gieo, mùa gặt, mùa hè, mùa đông, đêm và ngày. Từ đó, họ quên đi Đấng tạo hoá, bội nghịch cùng Ngài và bắt đầu thờ lạy các thiên thể trên trời cao sau khi có trận lụt.
Những di tích văn hoá, các nhà khảo cổ đào bới được đã chứng minh sự kiện nầy. Ngoài ra qua tinh thần xây cất một thành phố vĩ đại Ba-bên với tháp cao ngất trời xanh. Đức Chúa Trời không hài lòng với thái độ bội nghịch, kiêu ngạo, Ngài đã xáo trộn tiếng nói cả thế giới, và phân tán họ khắp mặt đất.
4. Con người được ăn thịt khi nào?
Ban đầu trái đất trống không, ngày thứ nhất Thượng đế tạo dựng nên sự sáng, ngày thứ hai bầu trời, ngày thứ ba cỏ và cây cối, ngày thứ tư hai vị sao lớn và các ngôi sao, ngày thứ năm các loài cá và chim trời, ngày thứ sáu làm nên loài người. Ngày thứ bảy, Thượng đế làm xong các công việc Ngài làm và nghỉ mọi công việc sáng tạo. Thế thì sau khi con người được làm nên con người được ăn những thức ăn gì để sống sinh hoạt và tồn tại? Thượng đế truyền rằng: “Ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi” (Sáng 1:29-30). Tức là Thượng đế ban cho loài người thực vật để làm lương thực.
Sau cơn Đại hồng thuỷ, Nô-ê dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê và con trai người “Hãy sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất”. … Phàm vật chi hành động và có sự sống thì dùng làm đồ ăn cho các ngươi. Ta cho mọi vật đó như Ta đã cho thứ cỏ xanh (Sáng 9:2-3) . Có lẽ khí hậu khắc nghiệt, và những trận mưa, bão đã khiến con người tiêu hao sức lực, con người cần thêm sức lực mà thịt là là nguồn cung cấp sức mạnh trong môi trường mới.
Cơ đốc giáo bị người đời bác bỏ về mặt triết học, chứ không bao giờ chối bỏ Cơ đốc giáo về mặt luân lý, đạo đức, khoa học và niềm tin. Tất cả những tuyên bố ngay cả những tuyên bố mang tính cách khoa học của Kinh thánh đều hoàn toàn chính xác cho khoa học tiên tiến ngày nay. Người đời nghĩ ra thuyết tiến hoá vì họ đã chối bỏ Đức Chúa Trời. Thuyết tiến hoá cho rằng tất cả động vật và thực vật đều dần dần phát triển qua hàng triệu năm từ những hình thức đơn giản qua quá trình chọn lọc và biến đổi tự nhiên. Nói đến khoa học là nói đến sự khảo sát thế giới hiện tại bằng cách sử dụng giác quan của con người. Khoa học phải quan sát và lập đi lập lại nhiều lần. Thuyết tiến hóa không phải là một ngành khoa học theo định nghĩa nầy mà là một ngành của triết học suy luận.
Vậy, ngay cả những nhà khoa học, bác học, chính trị gia, hoàng đế có đầu óc vĩ đại thay đổi toàn bộ cục diện nhân loại đã tin vào Kinh thánh, tin vào Đức Chúa Trời. Nhà bác học Bacon đã xác nhận: “Khoa học nông cạn đưa con người xa tôn giáo, khoa học uyên thâm đem con người đến gần tôn giáo”. Còn các bạn thì sao? Hãy đến với lời Chúa qua câu gốc: “Vả, hể các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán được ứng nghiệm cho các ngươi thế nào, thì Đức Giê-hô-va cũng sẽ làm ứng nghiệm những lời hăm doạ của Ngài trên các ngươi thể ấy …” (Giô-suê 23:15).